Những vụ lừa đảo tiền ảo rúng động dư luận

Trong bối cảnh hầu hết các đồng tiền ảo đều không tuân theo bất kỳ một quy định hay luật pháp nào, thì việc quyết định đầu tư đều tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Chưa kể, hiện nay có nhiều công ty nặc danh đưa ra lợi nhuận béo bở khi đầu tư tiền ảo để dụ dỗ "con mồi" sập bẫy.
HÀ TRANG
09, Tháng 04, 2018 | 16:27

Trong bối cảnh hầu hết các đồng tiền ảo đều không tuân theo bất kỳ một quy định hay luật pháp nào, thì việc quyết định đầu tư đều tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Chưa kể, hiện nay có nhiều công ty nặc danh đưa ra lợi nhuận béo bở khi đầu tư tiền ảo để dụ dỗ "con mồi" sập bẫy.

380598254-1-canh-bao-giao-dich-tien-ao-1-jpg-1457598441161

 Tung ra những chiêu lợi nhuận béo bở, những kẻ lừa đảo dễ dàng dụ dỗ "con mồi" đầu tư 

Vụ lừa đảo bằng tiền ảo 15 nghìn tỷ đồng, 32 nghìn người sập bẫy

Sáng 8/4, hàng chục người dân đã kéo đến vây chặt trụ sở Công ty Cổ phần Modern Tech tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP. HCM tố cáo bị công ty chiếm đoạt lừa đảo hơn 15 ngàn tỷ đồng.

Theo tố cáo của người dân, Modern Tech, Ifan và Pincoin là dự án huy động vốn gồm 7 người Việt Nam sáng lập chính. Tuy nhiên, Ifan gắn mác dự án đến từ Singapore, Pincoin đến từ Ấn Độ. Ifan cam kết khi tham gia quỹ tiền ảo, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống khách hàng sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia.

Mặc dù hứa hẹn chi trả phần trăm nhưng sau khi thu được số tiền lớn Ifan tuyên bố quy đổi hình thức trả thưởng bằng cách quy đổi qua các đồng tiền số. Ifan quy định giá công bố 5 USD trên một đồng tiền số. Tuy nhiên giá thực tế của đồng tiền số này trên thị trường chỉ là 0,01 USD/một đồng.

Bằng thủ đoạn trên, Ifan dụ dỗ hơn 32 nghìn nạn nhân cùng tham gia và huy động được hơn 15 nghìn tỷ đồng tiền vốn. Điều đáng nói, tất cả các chủ đầu tư sau đó không hề được nhận bất cứ lợi nhuận thực tế nào. Hàng ngàn người vì đó lâm vào cảnh tán gia bại sản khi đầu tư hàng tỷ đồng vào Ifan. Có trường hợp suy sụp tinh thần sau khi mất tiền đã đột tử.

Vụ lừa đảo thế kỷ của tiền ảo đa cấp BitConnect

Vào ngày 4/1/2018, BitConnect bất ngờ nhận được lệnh ngừng khẩn cấp cùng với tuyên bố rằng BitConnect đang tham gia vào các thương vụ đầu tư gian lận và lừa đảo, được đưa ra bởi Uỷ Ban Chứng khoán Texas. Website của BitConnect sau đó liên tục báo bảo trì, nâng cấp hệ thống, trước khi đăng thông báo ngừng hoạt động cho vay tiền ảo vào ngày 17/1, kết hợp cùng đà giảm "không phanh" của thị trường tiền ảo, đã khiến nhà đầu tư hoang mang cực độ.

Bitconnect ra mắt vào tháng 11 năm 2016, từ giá khởi điểm là 0,12 USD, đến cuối năm 2017 có lúc Bitconnect đã chạm mốc kỷ lục gần 400 USD, tức tăng đến hơn 3.000 lần.

Tuy nhiên, khác với Bitcoin hay các loại tiền kỹ thuật số khác, hình thức của Bitconnect gần giống với hoạt động ủy thác của các quỹ tài chính trên thế giới, huy động vốn của các nhà đầu tư và trả lãi hàng tháng, một dạng của đa cấp tiền ảo. Trong khi các quỹ ủy thác huy động lãi suất thấp hơn nhiều thì lãi suất của Bitconnect cao ngất: 30-40%/tháng. 

Với cách triển khai dựa trên chương trình cho vay và tập trung vào việc kiếm được lợi nhuận lớn càng nhanh càng tốt, BitConnect đã thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới, trước khi "ôm tiền" của các nhà đầu tư bỏ trốn. Lần đóng sàn giao dịch nội bộ vào ngày 17/1 vừa qua cũng khiến cho các nhà đầu tư cũ không thể rút tiền về, và hoàn toàn trắng tay.

Sau khi thực hiện điều tra, Ủy ban chứng khoán Mỹ phát hiện rằng BitConnect đã phạm tội gian lận trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các chương trình cho vay và lấy lãi. "BitConnect cố tình không tiết lộ thông tin tài chính và các khoản tiền phải trả cho nhà đầu tư khi mua BitConnect Coin trong ví BitConnect QT đi kèm với lãi suất cao hơn 120% mỗi năm", Hội đồng cho biết.

Vụ trộm tiền ảo NEM trị giá 534 triệu USD tại Nhật Bản

Vụ hack sàn Coincheck vào ngày 26/1/2018 nhắm vào NEM - loại tiền ảo có giá trị cao thứ 10 trên thế giới. 

Theo thông cáo trên trang chủ của sàn Coincheck vào rạng sáng 28/1, sàn này sẽ đền bù cho toàn bộ 260.000 thành viên bị ảnh hưởng bởi vụ trộm đồng tiền ảo NEM. Cụ thể, sàn giao dịch tiền điện tử Coincheck cam kết dùng tiền quỹ riêng của công ty này để hoàn lại hơn 46 tỉ yen (423 triệu USD) cho những khách bị mất cắp tiền điện tử NEM.

Ngay sau khi bị rò rỉ tiền ảo, sàn Coincheck đã dừng mọi hoạt động rút tiền khỏi sàn để tránh thiệt hại thêm.

Mặc dù NEM chỉ là đồng tiền ảo đứng thứ 10 trên thế giới, nhưng vụ trộm 530 triệu USD tiền ảo (tính theo tỷ giá giao dịch hôm 26/1) được coi còn nghiêm trọng hơn vụ đánh cắp 480 triệu USD Bitcoin tại sàn giao dịch Mt.Gox năm 2014.

Tại Việt Nam, UBCKNN cũng khẳng định tiền ảo là những sản phẩm mới chưa được pháp luật điều chỉnh nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đơn vị này đặc biệt khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào các sản phẩm mới trên để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Theo đó, từ ngày 1/1/2018 mọi giao dịch, phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, bao gồm cả Bitcoin lẫn các tiền ảo tương tự khác nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng theo điều 27; thậm chí có thể bị khởi tố và phạt tù đến 3 năm tù giam.

(Tổng hợp)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ