Những tranh cãi ở phiên toà ông Đinh La Thăng bị cáo buộc gây thiệt hại 800 tỷ

BẢO HÀ
07:51 28/03/2018

Nội dung tranh tụng vì sao PVN mất 800 tỷ, Oceanbank làm ăn lãi hay lỗ, ai phải bồi thường cho PVN... được kỳ vọng có lời giải trong bản án tuyên ngày 29/3.

Chiều mai (thứ năm, 29/3), sau hơn một tuần xét xử, nghị án, TAND Hà Nội sẽ tuyên án với ông Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐQT PVN) cùng 6 thuộc cấp trong vụ án đầu tư trái luật 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).

Theo cáo trạng công bố tại toà, ông Đinh La Thăng ký Thỏa thuận tham gia góp vốn 800 tỷ đồng với cựu chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm nhưng không thông qua HĐQT. Ông Thăng cùng ông Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc), Ninh Văn Quỳnh (cựu kế toán trưởng) cùng các ông Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đình Đức (cựu thành viên Hội đồng thành viên) biết năng lực yếu kém của Oceanbank song vẫn góp vốn khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng, không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính về đảm bảo các điều kiện về góp vốn.

Mặt khác, Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 quy định: “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…”. Nhưng ông Thăng cùng thuộc cấp vẫn duy trì 20% vốn ở Oceanbank, không thực hiện việc thoái vốn vào năm 2011.

dinh-la-thang-1-

Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN

Nhà chức trách cáo buộc, việc làm trên của các bị cáo làm 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ khiến Ngân hàng Nhà nước phải mua lại với giá 0 đồng.

Sau một tuần mở phiên sơ thẩm, ông Đinh La Thăng bị đề nghị tuyên phạt 18-19 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999). Cùng tội danh, mức án của sáu bị cáo còn lại phân hóa từ 24-30 tháng cải tạo không giam giữ đến 8 năm tù.

Riêng ông Ninh Văn Quỳnh bị đề nghị thêm 17-18 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (điều 280 Bộ luật Hình sự 1999). Ông này bị cho rằng đã chiếm đoạt 20 tỷ đồng do ông Nguyễn Xuân Sơn thay mặt Oceanbank ‘chăm sóc’ vì tiền gửi khổng lồ của PVN vào ngân hàng này.

Dù phiên toà đã kết thúc phần tranh luận, bước vào nghị án song nhiều vấn đề gây tranh cãi vẫn chưa có lời giải dù công tố viên đã liên tục đối đáp như: việc góp vốn của PVN vào Oceanbank đúng hay sai? Trách nhiệm của các bộ ngành như Ngân hàng Nhà nước, Tài chính, Công thương, Kế hoạch đầu tư... thế nào? Cả bảy bị cáo cùng gần 20 luật sư trong sáu ngày thẩm vấn, tranh luận đều ‘xoáy sâu’ nội dung này để gỡ tội.

Ông Thăng cãi gì trước toà?

Chiều 19/3, sau khi khai mạc phiên toà, ông Đinh La Thăng khai không có quy định bắt buộc Chủ tịch HĐQT phải báo cáo HĐQT khi ký nghị quyết góp vốn vì thế không thể nói ông "vượt quyền" như cáo buộc. Việc ký thỏa thuận với OceanBank cũng là để giải quyết các hệ lụy từ việc không thành lập được Hồng Việt (ngân hàng của ngành dầu khí). "Góp vốn của PVN cũng như gả chồng cho cô gái xinh đẹp. Nếu cô gái xinh đẹp chưa có chồng thì đương nhiên khác với cô gái xinh đẹp mà có chồng", ông Thăng từng ví von trong phiên tòa.

Ông Thăng nhiều lần khẳng định việc góp vốn đã được sự đồng ý của Thủ tướng. Về công văn nhắc nhở của Bộ Tài chính, ông Thăng nói trong văn bản không thể hiện quan điểm của cơ quan này có đồng ý hay không mà chỉ nói chờ ý kiến của Thủ tướng.

Liên quan việc góp vốn lần thứ ba, ông Thăng cho biết đã ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Xuân Thắng điều hành khi đi công tác gần 10 ngày. Trong thời gian này, ông Thắng ký nghị quyết chấp thuận PVN góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng vào OceanBank, duy trì tỉ lệ 20%.

phien-toa-dinh-la-thang

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN.

Tỷ lệ 20% này theo ông Thăng muốn “rút” cũng phải được sự đồng ý của Thủ tướng. Thực tế, PVN đã tìm được đối tác để chuyển nhượng phần vốn này nhưng Thủ tướng không đồng ý nên không thể thoái vốn.

Sáu bị cáo còn lại đều cho rằng do không nắm luật nên mới đồng ý cho góp vốn.

Nhóm 5 luật sư bào chữa cho ông Thăng tại tòa cũng đưa ra nhiều lập luận cho rằng việc góp vốn trên là đúng quy định, đúng chủ trương, được sự đồng ý của cấp trên. Điều đó thể hiện, ngay từ đầu các thành viên HĐQT đều biết do đổ bể dự án lập ngân hàng Hồng Việt nên PVN mới đầu tư vào Oceanbank. Luật sư còn cho rằng VKS chưa áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội với ông Thăng. Họ đề nghị tuyên ông Thăng không phạm tội.

Tuy nhiên, VKS bác toàn bộ quan điểm bào chữa của ông Thăng cũng như các luật sư. Cơ quan công tố kết luận bị cáo cố ý không thực hiện và chỉ đạo cấp dưới thực hiện trái các quy định của Nhà nước. Bị cáo đã thực hiện các hành vi vi phạm sau đó mới có báo cáo Thủ tướng và các cơ quan có liên quan nhằm hợp thức hóa.

VKS còn cho rằng lời khai của bị cáo Thăng thể hiện sự bao biện, né tránh trách nhiệm, coi thường pháp luật.

Vì sao PVN mất 800 tỷ?

Cáo trạng cũng như phần luận tội của VKS tại phiên tòa cùng quy kết chính việc chỉ đạo và thực hiện góp vốn của PVN vào Oceanbank của 7 bị cáo mà PVN bị thiệt hại 800 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bị cáo và các luật sư lại trình bày quan điểm khác. Cho tới khi kết thúc phần tranh luận, các luật sư vẫn đề nghị VKS đối đáp về vấn đề này. Ông Đinh La Thăng cùng các thuộc cấp cũng như luật sư đều khẳng định PVN mất 800 tỷ là do Oceanbank bị mua giá 0 đồng.

Những người liên quan cũng đồng tình quan điểm này. Theo trình bày của nhân chứng Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch Oceanbank), việc Oceanbank tiếp nhận vốn góp của PVN đều được cấp có thẩm quyền cho phép và ngân hàng có báo cáo. Năm 2011 để nâng vốn điều lệ của Oceanbank lên 4.000 tỷ, ông Thắm đã xin cấp giấy phép từ Sở kế hoạch đầu tư, báo cáo cơ quan giám sát ngân hàng. Khi đó PVN góp thêm 100 tỷ là nằm trong kế hoạch đạt 20% vốn điều lệ của Oceanbank.

Theo ông Thắm, thời điểm này Luật tổ chức tín dụng có hiệu lực chỉ cho phép một cổ đông không chiếm quá 15%. Song PVN muốn thoái vốn để không vi phạm quy định pháp luật thì cũng nhiều khó khăn. Ông Thắm sau đó nhận chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao rằng hãy giúp PVN bán vốn. Song việc chưa thành thì ông Thắm bị bắt, Oceanbank bị mua 0 đồng.

Ông Phùng Đình Thực (cựu tổng giám đốc PVN) cũng tới tòa trình bày về lộ trình thoái vốn của PVN ở giai đoạn đó. “Nếu thực hiện được kế hoạch thì PVN không thể mất 800 tỷ”, cựu tổng giám đốc khẳng định.

Dù vậy, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội, xác định lẽ ra phải chỉ đạo PVN thoái vốn nhưng ông Thăng cố tình không thực hiện mà còn cử người làm đại diện phần vốn góp 20% vào Oceanbank.

Ai phải bồi thường khi PVN mất 800 tỷ?

Ở phiên tòa này, ông Thăng thừa nhận "có trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn PVN", song chỉ trong giai đoạn giữ chức Chủ tịch HĐQT ở PVN.

Ông này khẳng định trong thời gian đó cũng như giai đoạn sau này, năm 2011-2013, OceanBank đều có lãi và chia cổ tức. Vì thế, “việc thu hồi 800 tỷ đồng thuộc trách nhiệm của PVN". Ông Thăng còn ví von việc quy kết ông phải chịu trách nhiệm với 800 tỷ đã mất của PVN giống như chuyện "một ông lấy người vợ mà chồng trước đã chết. Ông này cứ đi ra mộ ông chồng kia mà khóc vật vã. Hỏi vì sao khóc thì bảo vì ông này chết nên tôi mới phải lấy vợ của ông".

Các luật sư của ông Thăng cũng như nhiều bị cáo khác đều cho rằng không cố ý làm trái vì vậy không gây ra thiệt hại.

Trước các quan điêm trên, VKS khi tranh tụng vẫn cho rằng ông Thăng là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường 800 tỷ cho PVN. Các bị cáo khác có trách nhiệm liên đới.

OceanBank làm ăn lãi hay lỗ?

Nhiều bị cáo cùng luật sư tại phiên tòa đều đặt ra câu hỏi: Sau khi được PVN góp vốn nếu Oceanbank không có lãi thì vì sao PVN được chia cổ tức đến 244 tỷ đồng?

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho rằng Oceanbank kinh doanh tốt, có lãi cao. Điều đó thể hiện có năm PVN được chia hai lần cổ tức.

Nói về điều này, ông Hà Văn Thắm cho rằng nguyên nhân đánh giá Oceanbank yếu kém là do nhà chức trách áp dụng tiêu chuẩn "cách tính lỗ mới" của một số nước trên thế giới mà Việt Nam thì 10 năm nữa vẫn chưa áp dụng.

Các luật sư sau đó cũng căn cứ lời khai này và cho rằng Oceanbank không thua lỗ như cáo buộc. Tuy nhiên, VKS vẫn khẳng định Oceanbank làm ăn bết bát dẫn đến âm vốn. Nội dung bào chữa của các bị cáo, nhân chứng, luật sư không có căn cứ.

Ông Nguyễn Xuân Sơn đưa 180 hay 20 tỷ cho cựu kế toán trưởng PVN?

Theo cáo trạng, năm 2009-2013, ông Quỳnh thừa nhận cầm tổng cộng 20 tỷ đồng tiền "cảm ơn" từ ông Sơn song không có ai làm chứng. Tại toà, ông Quỳnh một lần nữa khẳng định có nhận và gia đình đã khắc phục xong. Ông Quỳnh còn cho rằng đó chỉ là tiền biếu riêng cá nhân mình.

Tuy nhiên, khi đối chất với tư cách người liên quan, ông Sơn khai đưa cho ông Quỳnh tới 180 tỷ. Đó tiền của Oceanbank dùng chăm sóc PVN do gửi tiền vào Oceanbank. Ông Sơn không đưa ra được chứng cứ mà chỉ nói rõ thêm về căn hộ chung cư cao cấp mua tặng ông Quỳnh. Ông Hà Văn Thắm làm chứng,khai có việc ông Sơn mua nhà nhưng căn hộ đứng tên ai thì không biết.

Ở phần luận tội VKS vẫn kết luận ông Quỳnh nhận 20 tỷ nhưng đề nghị HĐXX khi tuyên án kiến nghị cơ quan điều tra xác minh lời khai của ông Sơn. Các luật sư bảo vệ ông Sơn sau đó đi sâu vào vấn đề này và đồng tình với đề nghị của VKS.

Tuy nhiên khoản tiền ông Sơn, Quỳnh đưa nhận với nhau lại tiếp tục gây ra tranh luận. Trong khi VKS cho rằng ông Quỳnh phải trả tiền này cho PVN thì đại diện PVN trước tòa lại từ chối. Còn đại diện Oceanbank tại tòa lại xin được trả 20 tỷ cho ngân hàng này.

(Theo VnExpress)

  • Cùng chuyên mục
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố

Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố Nguyễn Thúc Thùy Tiên để điều tra hành vi "Sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng" trong đường dây dây kẹo Kera.

Pháp luật - 19/05/2025 20:08

Hai cựu giám đốc PC Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng

Hai cựu giám đốc PC Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng

Hai cựu GĐ PC Bình Thuận là ông Trần Ngọc Linh và Nguyễn Thành Ngôn bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc bằng 10 tỷ đồng

Pháp luật - 19/05/2025 06:51

Bắc Ninh xử lý các địa phương giao đất ở không đúng thẩm quyền

Bắc Ninh xử lý các địa phương giao đất ở không đúng thẩm quyền

Tiến độ xử lý các trường hợp giao đất ở không đúng thẩm quyền, sử dụng đất lấn, chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa đạt theo kế hoạch.

Pháp luật - 18/05/2025 19:19

Cạnh tranh không lành mạnh, chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng

Cạnh tranh không lành mạnh, chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng

Công ty TNHH Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về một số sản phẩm, vi phạm Luật Cạnh tranh.

Pháp luật - 18/05/2025 10:14

Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An

Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, hàng loạt lãnh đạo, cán bộ địa phương, Ban QLDA vướng vòng lao lý vì ăn chia tiền "cơ chế" với Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, giúp doanh nghiệp này trúng nhiều gói thầu.

Pháp luật - 18/05/2025 06:45

Công ty dược 'bôi trơn' 71 tỷ đồng cho những ai để thuốc vào bệnh viện?

Công ty dược 'bôi trơn' 71 tỷ đồng cho những ai để thuốc vào bệnh viện?

Theo kết luận điều tra, bị can Phạm Văn Cách – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dược Sơn Lâm đã chi hơn 71 tỷ đồng để hối lộ các cá nhân là giám đốc, phó giám đốc bệnh viện, trung tâm y tế, người có thẩm quyền, nhằm tránh bị gây khó khăn trong việc cung ứng thuốc.

Pháp luật - 17/05/2025 09:48

Khởi tố Chủ tịch HĐQT và nhiều thuộc cấp Công ty Hoàng Long

Khởi tố Chủ tịch HĐQT và nhiều thuộc cấp Công ty Hoàng Long

6 đối tượng thuộc CTCP Đầu tư xây dựng và Cung ứng nhân lực Hoàng Long (Công ty Hoàng Long) đã cố ý áp đặt, buộc người đi xuất khẩu lao động phải nộp phí dịch vụ vượt mức quy định để chiếm đoạt.

Pháp luật - 16/05/2025 07:37

Các điểm kinh doanh ở Huế bị lập phiếu quan trắc môi trường khống

Các điểm kinh doanh ở Huế bị lập phiếu quan trắc môi trường khống

Các đối tượng đã lập các phiếu quan trắc môi trường khống đưa vào các báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của hơn 30 địa điểm kinh doanh trên địa bàn TP.Huế.

Pháp luật - 15/05/2025 12:02

Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu

Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu

Tại gói thầu cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An đã lên kịch bản dùng "quân xanh, quân đỏ" tham gia đấu thầu, giúp tập đoàn thắng thầu, qua đó hưởng lợi bất chính; gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 9,8 tỷ đồng.

Pháp luật - 15/05/2025 10:07

Có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng nếu vi phạm đầu tư tiền ảo

Có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng nếu vi phạm đầu tư tiền ảo

Bộ Tài chính đề xuất mức phạt cho hành vi thao túng thị trường tiền ảo từ 1,5-2 tỷ đồng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa có thể bị phạt 300 triệu đến 2 tỷ đồng nếu vi phạm.

Pháp luật - 15/05/2025 06:45

Thủ tướng: Mở đợt tấn công cao điểm truy quét hàng giả, hàng nhái

Thủ tướng: Mở đợt tấn công cao điểm truy quét hàng giả, hàng nhái

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng, trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, thời gian từ ngày 15/5-15/6.

Pháp luật - 14/05/2025 18:17

'Ông trùm' đất hiếm Đoàn Văn Huấn bị đề nghị mức án 12-15 năm tù

'Ông trùm' đất hiếm Đoàn Văn Huấn bị đề nghị mức án 12-15 năm tù

Bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thái Dương, bị đề nghị mức án 12-15 năm tù với 3 tội danh "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Gây nhiễm môi trường".

Pháp luật - 14/05/2025 15:48

Doanh nghiệp địa chỉ Hà Nội bị phạt nặng vì khai thác ngoài ranh giới

Doanh nghiệp địa chỉ Hà Nội bị phạt nặng vì khai thác ngoài ranh giới

Bình Định vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Đông Bắc (địa chỉ tại Hà Nội); đồng thời, doanh nghiệp này còn phải nộp lại hơn hơn 741 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt ngoài ranh giới cấp phép.

Pháp luật - 14/05/2025 15:47

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An

Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, bị can Dương Văn Thái, cựu Bí thư Bắc Giang đã thành khẩn khai báo về toàn bộ hành vi sai phạm, có đơn tố cáo hành vi sai phạm của cá nhân liên quan, giúp cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.

Pháp luật - 14/05/2025 07:13

Loạt lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế bị khởi tố

Loạt lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế bị khởi tố

Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế và 4 thuộc cấp bị khởi tố vì tội "nhận hối lộ".

Pháp luật - 13/05/2025 18:03

Doanh nghiệp nhà nước được cắt giảm 50% thủ tục lên trình Thủ tướng

Doanh nghiệp nhà nước được cắt giảm 50% thủ tục lên trình Thủ tướng

Các quy định trong dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp, cắt giảm nhiều thủ tục phải trình cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Pháp luật - 13/05/2025 16:04