Những dự án giao thông quan trọng sắp được khởi động

PHAN CHÍNH
06:02 03/05/2020

Năm 2020 sẽ có nhiều dự án trọng điểm khi ngành giao thông dự kiến khởi công, với 18 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 92.384 tỷ đồng. Việc sớm hoàn thành những dự án này không chỉ nâng cao năng lực giao thông mà còn tạo sức bật kinh tế cho các địa phương, nhiều khu vực khác trên cả nước.

1,

Nhiều dự án được kỳ vọng sẽ khởi động

Các dự án khởi công trong năm 2020 tập trung chủ yếu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các dự án đường sắt thuộc danh mục 15.000 tỷ đồng vốn dư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và Dự án nhà ga T3, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo đó, 18 dự án này gồm: Cao tốc Phan Thiết.

Dầu Giây có chiều dài 99km với tổng vốn đầu tư 14.360 tỷ đồng; Cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm.

Vĩnh Phúc có chiều dài 12km với tổng vốn đầu tư 13.687 tỷ đồng; cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (49,3km) tổng vốn đầu tư 13.338 tỷ đồng; cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc Lộ 45 (63km), tổng vốn đầu tư 12.918 tỷ đồng; cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu (43km, 8.381 tỷ đồng); cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (29 km, 5.058 tỷ đồng); cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (23,5km, 4.758 tỷ đồng); tăng cường kết nối khu vực Tây Nguyên (3.654 tỷ đồng).

Bên cạnh đó là các dự án cải tạo, nâng cấp cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (169km, 1.949 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (1.849 tỷ đồng); cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ thuộc dự án phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc bộ (1.837 tỷ đồng); gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hồ Nội - TP Hồ Chí Minh (1.799 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội.

TP Hồ Chí Minh (1.399 tỷ đồng); hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Lào Cai Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, khu đầu mối Hà Nội giai đoạn 2 (673 tỷ đồng); thành phần 1 thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24 (150 tỷ đồng); thành phần 2 thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 25 (150 tỷ đồng); đầu tư xây dựng cầu Bến nước, cầu Suối Cóc và phần đường dẫn hai đầu cầu thuộc đường Hồ Chí Minh qua Tuyên Quang (91 tỷ đồng).

Đáng chú ý, trong năm 2020, cả 2 đại dự án với tổng mức đầu tư khoảng 230.000 tỷ đồng là Cảng hàng không quốc tế Long Thành và dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông cũng được triển khai.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đối với dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, trước mắt đầu tư 11 dự án thành phần (3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP) với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng (trong đó vốn Nhà nước đầu tư tham gia là 55.000 tỷ đồng).

Tuy nhiên, mới đây Thường trực Chính phủ đã thống nhất chuyển 3 trong số 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) của đường cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công, kiến nghị Quốc hội quyết định để khởi công trong tháng 8/2020.

Theo Bộ GTVT, đến nay đã khởi công 3 dự án thuộc đường cao tốc Bắc - Nam theo hình thức đầu tư công có vốn đầu tư 14.279 tỷ đồng là đoạn Cam Lộ - La Sơn (Quảng Trị), Cao Bồ - Mai Sơn (Ninh Bình) và cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền nối Tiền Giang và Vĩnh Long. Hiện còn 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP có tổng mức đầu tư 88.234 tỷ đồng (vốn BOT 51.702 tỷ đồng, vốn Nhà nước 36.532 tỷ đồng) đều đang trong quá trình sơ tuyển nhà đầu tư để tháng 10/2020 chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo PPP theo đúng nghị quyết 52 của Quốc hội.

Tuy nhiên, các dự án này có rủi ro không thực hiện được nếu ngân hàng không thu xếp được vốn vay cho các nhà đầu tư tham gia dự án.

Thế nên, tại cuộc họp mới đây, nhiều ý kiến cũng nhận định việc huy động nguồn vốn từ xã hội để đầu tư cả 8 dự án PPP của đường cao tốc Bắc - Nam gặp rất nhiều thách thức.

Do đó, Thường trực Chính phủ nhất trí sẽ trình Quốc hội quyết định đưa 3 dự án thành phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam đang triển khai theo hình thức PPP vào danh mục đầu tư công để khởi công trong tháng 8/2020 gồm: đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) đến quốc lộ 45 (Thanh Hóa) dài 64km, tổng mức đầu tư dự kiến 12.918 tỉ đồng; đoạn từ quốc lộ 45 đến Nghi Sơn (Thanh Hóa) dài 43km, tổng mức đầu tư dự kiến 6.333 tỉ đồng; đoạn từ Phan Thiết (Bình Thuận) đến Dầu Giây (Đồng Nai) dài 99km, tổng mức đầu tư ự kiến 14.359 tỉ đồng.

Còn lại 5 dự án PPP thuộc đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 và đoạn cao tốc từ Cần Thơ đến Cà Mau sẽ thực hiện đầu tư PPP. Riêng đoạn cao tốc từ Mỹ Thuận đến Cần Thơ, Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa để dự án sớm được triển khai.

Thêm giải pháp bổ sung nguồn vốn

Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, ngày 26/11/2019, Quốc hội đã có Nghị quyết số 95/2019/QH14 thông qua một số nội dung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, với sự hỗ trợ của tư vấn thẩm tra quốc tế, Hội đồng thẩm định nhà nước đang khẩn trương hoàn thành công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để có thể trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư dự án trong quý I/2020; trong đó, nội dung rất quan trọng là Thủ tướng Chính phủ xác định chủ đầu tư dự án.

Sau khi dự án đầu tư và chủ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT sẽ phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo chủ đầu tư triển khai ngay công tác đấu thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật, triển khai thực hiện thiết kế kỹ thuật, trong đó ưu tiên thiết kế trước hạng mục giao thông kết nối và hạng mục san nền để phấn đấu cuối năm 2020 tổ chức đấu thầu nhà thầu san nền làm cơ sở có thể khởi công dự án vào quý I/2021.

Trong điều kiện các cơ chế chia sẻ rủi ro chưa được áp dụng, đầu tư theo hình thức BOT đối với các dự án hạ tầng giao thông vẫn có nhiều rủi ro nên các doanh nghiệp có năng lực, thế mạnh về tài chính chưa quan tâm. Theo đó, việc huy động tín dụng của các nhà đầu tư trong nước chủ yếu dựa vào tổ chức tín dụng trong nước, trong khi dư nợ nguồn vốn vay tín dụng dài hạn của các ngân hàng trong nước đang ở mức cao, hình thức chủ yếu là huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn; trong khi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn giảm dần còn 40% từ ngày 1/1/2018 và có xu hướng tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Chính vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả của việc huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, bên cạnh nỗ lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải đã kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cần tập trung hoàn thiện thể chế về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó sớm ban hành Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư nhằm tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ; bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư; đặc biệt là phát triển thị trường vốn dài hạn trong nước… Đây cũng là giải pháp căn cơ để thực hiện thành công chủ trương lớn của Đảng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế như hiện nay.

  • Cùng chuyên mục
Bình Định làm cơ quan chủ quản dự án thành phần cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định làm cơ quan chủ quản dự án thành phần cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định là cơ quan chủ quản để triển khai thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 22 km.

Đầu tư - 12/05/2025 16:00

Kiến nghị phê duyệt dự án đầu tư có vốn 1,533 tỷ USD tại Khoái Châu, Hưng Yên

Kiến nghị phê duyệt dự án đầu tư có vốn 1,533 tỷ USD tại Khoái Châu, Hưng Yên

Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân gôn Khoái Châu được triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có tổng vốn đầu tư khoảng 39.787 tỷ đồng, tương đương 1,533 tỷ USD

Đầu tư - 12/05/2025 15:59

'Petrolimex sẽ cố gắng triển khai ngay trạm dừng nghỉ khi được bàn giao mặt bằng'

'Petrolimex sẽ cố gắng triển khai ngay trạm dừng nghỉ khi được bàn giao mặt bằng'

Petrolimex sẽ triển khai sớm dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu khi được địa phương bàn giao mặt bằng theo như thời hạn cuối là tháng 5/2025.

Đầu tư - 12/05/2025 15:31

Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025

Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025

Ngành điện Việt Nam năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ điện bùng nổ, trong khi nguồn cung chưa theo kịp. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như GEG, PC1, REE, HDG đứng trước cơ hội bứt phá lợi nhuận.

Đầu tư thông minh - 12/05/2025 12:23

TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng

TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng

TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.

Công nghệ - 12/05/2025 10:53

Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?

Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?

Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) với diện tích sử dụng đất khoảng 5.000ha.

Đầu tư - 12/05/2025 10:44

Nghệ An 'thúc' mặt bằng trạm dừng nghỉ 340 tỷ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Nghệ An 'thúc' mặt bằng trạm dừng nghỉ 340 tỷ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu trong tháng 5 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Đầu tư - 12/05/2025 09:22

Sáp nhập Bình Định - Gia Lai, bất động sản Quy Nhơn 'tăng nhiệt'

Sáp nhập Bình Định - Gia Lai, bất động sản Quy Nhơn 'tăng nhiệt'

Thông tin về việc sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản tại TP. Quy Nhơn, khiến giá đất và lượng giao dịch tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.

Đầu tư - 12/05/2025 07:32

'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam

'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam

Zarubezhneft và PVN cũng đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh.

Đầu tư - 12/05/2025 06:45

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư Phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư Phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ

Dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. Dự án hướng đến việc nghiên cứu, phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Đầu tư - 12/05/2025 06:45

Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An

Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An

Sở Nông nghiệp và Môi trưởng tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ việc công ty TEXPLUS LIMITED đăng ký mua phần vốn góp vào CTCP ABC Nghệ An.

Đầu tư - 11/05/2025 16:26

Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025

Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025

TP. Huế sẽ tổ chức đấu giá 92 lô đất, khu đất với tổng diện tích gần 87.400 m2, dự kiến thu về khoảng 1.942 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2025 15:17

Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt

Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt

Nếu được Quốc hội thông qua, bộ cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về đầu tư hạ tầng đường sắt sẽ tạo ra bước tiến thần tốc trong việc triển khai các đại dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với tổng vốn lên tới hơn 5,5 triệu tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2025 15:16

Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất

Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất

Hiện nay tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi có 12 dự án chậm tiến độ; trong đó, có 7 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất.

Đầu tư - 11/05/2025 15:16

Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH

Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH

2 nhà máy của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An là 2 nhà máy đầu tiên được Control Union trao chứng nhận trung hòa carbon tại Việt Nam.

Đầu tư - 11/05/2025 08:42

Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Trong định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An, khu vực FDI đóng vai trò rất quan trọng, nhất là thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đóng góp thu ngân sách và giải quyết việc làm. Trong thời tới, tỉnh này sẽ tập trung ưu tiên thu hút FDI theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Đầu tư - 11/05/2025 08:42