Những doanh nhân Việt thành công xuất thân từ nhà giáo

Trước khi trở thành những doanh nhân thành công trên thương thường, ông Trương Gia Bình, ông Bùi Quang Ngọc, ông Trần Mộng Hùng, ông Nguyễn Tử Quảng,... đều là những nhà giáo tâm huyết. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hẳn họ cũng không khỏi bồi hồi nhớ về thời còn đứng trên bục giảng.
THU PHƯƠNG
20, Tháng 11, 2018 | 13:04

Trước khi trở thành những doanh nhân thành công trên thương thường, ông Trương Gia Bình, ông Bùi Quang Ngọc, ông Trần Mộng Hùng, ông Nguyễn Tử Quảng,... đều là những nhà giáo tâm huyết. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hẳn họ cũng không khỏi bồi hồi nhớ về thời còn đứng trên bục giảng.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình

Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, ông Trương Gia Bình còn được biết đến là một nhà khoa học được đào tạo tại Liên Xô. Trước khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng như bây giờ, ông Bình đã có một thời gian dài tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

Sinh năm 1956, ông Trương Gia Bình là sáng lập viên FPT, Chủ tịch và là Tổng giám đốc của FPT trong hơn 20 năm (1988-2009). Ông từng là Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) từ năm 2001, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam (với số lượng thành viên lên tới 2500 doanh nghiệp trên 43 tỉnh thành của Việt Nam) từ năm 1998, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm 1995, và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT.

chu tich FPT truong gia binh

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình

Ông Bình là học sinh trường cấp 3 trường Chu Văn An khóa 1970 đến 1973, tốt nghiệp chuyên ngành Toán học và Vật lý học tại Đại học Matx-cơ-va khóa 1974 đến 1979; Tiến sỹ Toán học và Vật lý học tại Đại học Matx-cơ-va năm 1982. Ông được công nhận chức danh phó giáo sư năm 1991.

Trong một lần tâm sự với báo giới, ông Bình chia sẻ: “Năm 1985, tôi về Việt Nam, một người bạn than thở: “Bình ơi đói quá không nuôi nổi vợ con, mình phải làm cái gì đi chứ?”. Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa trong đầu từ lâu, và tôi quyết định lập nhóm “Nhiệt và chất” ở Viện Cơ rồi bắt đầu làm kinh tế. Năm 1988, FPT chính thức ra đời với 13 thành viên”.

Dưới sự lãnh đạo của ông, từ 13 thành viên ban đầu, FPT đã trở thành một Tập đoàn IT và viễn thông Việt Nam, đạt 1 tỷ USD doanh thu trong năm 2008.

Ông Trương Gia Bình cũng là người có công lớn thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Khoa được thành lập từ năm 1995 là một địa chỉ đào tạo MBA quen thuộc và có uy tín tại Việt Nam.

Năm 2006, công ty của ông đã mở trường Đại học FPT, trường đại học tư nhân đầu tiên của Việt Nam do ông nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông cũng tham gia vào hoạt động giảng dạy. Một số môn học ông trực tiếp đứng lớp là môn Nghệ thuật lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp...

Nói về mong ước của mình đối với nền giáo dục trong tương lai, ông Bình cho hay: "Tôi cho rằng cần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa và lấy học viên làm trung tâm".

Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc

Nhắc đến những trường hợp thầy giáo “tay ngang” thành công trên thương trường, không thể không nhắc đến cựu giảng viên khoa Toán - Tin trường Đại học Bách Khoa - ông Bùi Quang Ngọc - Tổng giám đốc Tập đoàn FPT.

Bui-Quang-Ngoc-fpt

Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc.

Trước khi đến với FPT, doanh nhân Bùi Quang Ngọc đã từng có gần 10 năm ăn lương nhà giáo, sau khi tốt nghiệp Khoa Toán, ĐH Tổng hợp Kishinhov (Cộng hòa Moldova) năm 1979.

Cơ duyên với FPT của Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc bắt đầu từ một tối mùa hè năm 1988 khi Trương Gia Bình - người bạn học năm xưa thuyết phục ông tham gia nhóm sáng lập công ty FPT. 

Trải qua chặng đường 30 năm thăng trầm cùng FPT, nhiều bước phát triển quan trọng của tập đoàn đều in dấu chân của vị lãnh đạo này. Ông Ngọc chịu trách nhiệm quản trị rất nhiều dự án lớn của Tập đoàn như thống nhất công ty FPT trên toàn quốc (Bắc - Nam 2002); tiến hành cổ phần hóa FPT (2002); tái cấu trúc sở hữu 3 đơn vị thành viên FPT IS, FPT Software, FPT Trading (2011), và gần đây nhất là xây dựng Hệ thống quản trị bằng thẻ điểm cân bằng (BSC).

Tháng 8/2013, ông được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc và sau một năm chính thức ở vị trí chủ chốt này.

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng

Ông Trần Mộng Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từng có thời gian là giảng viên trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng (từ năm 1978 đến 1980).

Cơ duyên với ACB của ông Hùng bắt đầu từ những năm 1990, khi ông nhìn ra cơ hội lúc hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp là ngân hàng nhà nước và thương mại.

tran mong hung

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng

Vốn có kiến thức chuyên môn về ngân hàng, ông Trần Mộng Hùng cùng các bạn bè quyết định rời bục giảng, xây dựng ACB thành ngân hàng phục vụ các nhu cầu dân sinh.

Với 35 tuổi  nghề ngân hàng, ông Hùng đã có 15 năm giữ chiếc ghế Chủ tịch ACB. Năm 2008, ông Hùng rút lui khỏi HĐQT và chỉ giữ vị trí cố vấn quản trị. Tuy nhiên, đến năm 2012, sau khi vụ việc "bầu" Kiên bị bắt khiến ACB không khỏi lao đao, ông quay trở lại vị trí HĐQT từ năm 2012, để cùng ACB “vượt cạn”.

Đã 5 năm trôi qua, bảng kết quả kinh doanh và cơ cấu tài sản của ACB đã cho thấy những tín hiệu tích cực, có vẻ như đây chính là thời điểm để ông Hùng “nhường lại” phần đường phía trước cho con trai của mình – Chủ tịch Trần Hùng Huy chèo lái ACB.

Chủ tịch BKAV Nguyễn Tử Quảng

Ông Nguyễn Tử Quảng sinh tại xã Ninh Nhất huyện Hoa Lư, nay thuộc thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình. Dòng họ Nguyễn Tử ở Ninh Nhất, Ninh Bình là một dòng họ có truyền thống. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Tử Quảng học khối phổ thông chuyên toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau đó trở thành sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

nguyen tu quang

Chủ tịch BKAV Nguyễn Tử Quảng

Năm 1995, Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống virus khi đang là sinh viên năm thứ ba Khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và cung cấp miễn phí (đến năm 2005) cho cộng đồng mạng.

Năm 1997, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính, Khoa CNTT, tiếp tục nghiên cứu Bkav và các chương trình khác. 

Cái tên Bkav là tên của phần mềm diệt virus được phát triển bởi trung tâm nghiên cứu an ninh mạng Bách Khoa (Bkis), thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội và được bộ Khoa học công nghệ đầu tư trang thiết bị. 

Năm 2005, ông Quảng lập công ty riêng lấy tên Bkav để phát triển đội ngũ và theo đuổi đam mê an ninh mạng. Sau này Bkis cổ phần hóa với tỷ lệ 50-50 giữa đại học Bách khoa và Bkav. Tên thành lập của Bkav là Công ty TNHH An ninh mạng Bkav với 100% sở hữu thuộc về Nguyễn Tử Quảng.

Đến nay, Bkav có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực như Phần mềm, An ninh mạng, Chống mã độc, Nhà thông minh, Smartphone. Với việc tung sản phẩm smartphone Bphone đầu tiên vào năm 2015, cùng với phong cách ra mắt sản phẩm giống Apple, Bkav được ví như “Apple của Việt Nam”. 

Khi ra mắt Bphone năm 2015, Bkav cho biết đã chi khoảng 500 tỷ đồng cho nghiên cứu và phát triển smartphone.

Nhà sáng lập thương hiệu Bitas Đỗ Long

Từng làm giáo viên nhưng cuộc sống cơm áo gạo tiền đã đưa ông Đỗ Long, TGĐ Công ty Bitas, đến với nghề làm giày truyền thống của gia đình. Sau hơn 20 năm quay cuồng với kinh doanh, đã có lúc ông nghĩ đến việc quay trở về với nghề "gõ đầu trẻ”.

"Tôi may mắn được làm thầy, dù thời gian đi dạy chỉ ngắn ngủi có 5 năm, nhưng từ đó đến nay, hơn 30 năm, lớp học trò cũ vẫn hằng năm tổ chức gặp gỡ, thăm hỏi tôi vào dịp Ngày Nhà giáo 20/11", doanh nhân Đỗ Long, nhà sáng lập thương hiệu giày Bitas (công ty giày Bình Tân) từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn.

9873_DoLong

Nhà sáng lập thương hiệu Bitas Đỗ Long

Theo đó lý do ông chuyển sang làm nghề sản xuất giày dép cũng là do cơ duyên và thời cuộc đưa đẩy. Ngoài thương hiệu giày Bitas vợ chồng ông Long còn sáng lập nên thương hiệu thời trang Newtop (Công ty Nhật Tân).

Và còn rất nhiều những doanh nhân nổi tiếng khác của Việt Nam như , ông Trịnh Kim Quang – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB, ông Nguyễn Thanh Toại – nguyên Phó tổng giám đốc ACB, ông Võ Trường Thành - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành... cũng từng là những giáo viên đầy tâm huyết trước khi trở thành doanh nhân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ