Nhóm GTNFoods thoái lui, chủ mới "ông trùm" đất vàng Forimex là ai?

XUÂN TIÊN
06:43 12/11/2019

Để hiện thực hoá tiềm năng của khối đất đai khổng lồ đang sở hữu, Forimex có chăng cần một nhà đầu tư khác, đủ tiềm lực, quan hệ và có ảnh hưởng lớn ở khu vực TP.HCM.

forimex-nhadautu-vn

Trụ sở Forimex có vị trí khá đẹp trên đường Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: Huy Ngọc

Dấu ấn GTN

Sau khi lên sàn chứng khoán cuối năm 2014, CTCP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất (mã chứng khoán: GTN, tiền thân của GTNFoods) liên tục gây chao đảo thị trường với loạt thương vụ M&A các doanh nghiệp nhà nước đình đám, phải kể đến mua cổ phần chi phối trong Tổng công ty Chăn nuôi (Vilico) hay Tổng công ty Chè (Vinatea).

Ở phía Nam, sau CTCP Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofood), GTN tiếp tục lấn sâu ở TP.HCM với khoản đầu tư lớn vào CTCP Lâm nghiệp Sài Gòn (Forimex).

Ngày 21/12/2015, HĐQT GTN có Nghị quyết thông qua phương án đầu tư giai đoạn I vào Forimex. Theo đó, GTN sẽ mua 4,1 triệu cổ phần, tương đương 35,04% vốn Forimex khi doanh nghiệp nhà nước này tiến hành cổ phần hoá.

Trước đó, ngày 10/11/2015, UBND TP.HCM có Quyết định số 5910/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch UBND khi ấy là ông Tất Thành Cang ký, phê duyệt phương án cổ phần hoá Forimex. Cụ thể, Nhà nước thông qua Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) giữ lại 26%, bán ưu đãi cho người lao động 3,9%, đấu giá công khai 35,06% và bán cho nhà đầu tư chiến lược 35,04%.

Về lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, UBND TP.HCM ngày 14/10/2015 có Công văn số 6231/UBND-CNN cũng do Phó Chủ tịch Tất Thành Cang ký, đưa ra những tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của Forimex. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn khi cổ phần hoá Forimex là GTN.

Giá bán cổ phần cho GTN là 10.103 đồng/CP Forimex, tương đương giá trúng bình quân trong phiên IPO ngày 17/12/2015. Trong phiên IPO đó, 3 tổ chức và 6 cá nhân đã mua trọn 35,06% cổ phần Forimex.

Danh sách nhà đầu tư không được công bố. Biết rằng tới cuối năm 2016, ngoại trừ GTN và Sagri, ba cổ đông lớn khác của Forimex là CTCP Chứng khoán IB (8,4%), CTCP Quản lý Quỹ IB (8,4%) và bà Bùi Thị Thanh (4,9%).

Nhóm IB thời gian này thuộc sở hữu của doanh nhân 8x Nguyễn Văn Tuấn. Đương kim Chủ tịch Gelex và Viglacera, Phó Chủ tịch GTN Nghiêm Văn Thắng cùng doanh nhân Nguyễn Trọng Nghĩa được cho là từng có mối quan hệ khá khăng khít, thể hiện qua không ít thương vụ làm ăn, mà Forimex là một trong số đó.

Bởi vậy, không loại trừ khả năng GTN đã thông qua nhóm IB để mua gom cổ phiếu Forimex sau phiên IPO, hay ở một kịch bản khả dĩ hơn: thậm chí chính họ đã trực tiếp tham gia trong phiên đấu giá cuối năm 2015.

Tới cuối năm 2017, bóng dáng chi phối của nhóm GTN tại Forimex càng thêm rõ rệt, với sự xuất hiện của hai nhà đầu tư cá nhân là bà Trịnh Thị Hương (18,1%) và bà Nguyễn Thị Mai Lan (16,8%), cùng với GTN và Sagri nắm tổng cộng 96,3% cổ phần. Cổ đông nhỏ lẻ lúc này chỉ nắm 3,7% cổ phần Forimex.

Cụ thể hơn, bà Nguyễn Thị Mai Lan là mẹ ông Trần Việt Thắng - cựu Trưởng BKS GTN - từng là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái doanh nghiệp của ông Nghiêm Văn Thắng. Đôi chút rắc rối hơn, bà Trịnh Thị Hương là vợ ông Lê Chí Nam - Tổng giám đốc CTCP Sản xuất Ứng dụng Công nghệ cao Thái Sơn - nơi cặp đôi Nghiêm Văn Thắng và Nguyễn Trọng Nghĩa là cổ đông sáng lập.

Nhóm GTN coi như chiếm tròn trịa 70% cổ phần Forimex. Sự kiểm soát thể hiện rõ qua việc 4/6 thành viên HĐQT Forimex là người của GTN, gồm ông Nghiêm Văn Thắng, ông Tạ Văn Quyền, ông Trần Việt Thắng, ông Nguyễn Duy Phong; hai thành viên còn lại là đại diện của Sagri gồm bà Nguyễn Thị Tuyết Mai và ông Quang Tường Thuỵ.

nghiem-van-thang-gtnfoods

Doanh nhân Nghiêm Văn Thắng - người được cho là có ảnh hưởng chi phối tại GTNFoods

Lợi thế đất vàng và sự thoái lui nhanh chóng của nhóm GTN

Như đã đề cập ở phần đầu, Nghị quyết HĐQT cuối năm 2015 của GTN đề cập đầu tư vào Forimex giai đoạn 1 (35%). Bởi vậy nhiều khả năng thương vụ M&A Forimex còn giai đoạn sau, nhất là khi nhóm nhà đầu tư phía Bắc trên thực tế đã chi phối tới 70% cổ phần thành viên Sagri.

Sở hữu Forimex, GTN tiến một bước dài ở thị trường phía Nam với lĩnh vực trồng rừng, nuôi cá sấu, kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên Forimex còn khối tài sản tiềm năng rất lớn khác, đó là đất.

Sau cổ phần hoá, Forimex được quyền quản lý và khai thác kinh doanh 14 khu đất với tổng diện tích hơn 6.500 ha, gồm Tiểu khu 45,48,50 Nông trường Đăk Ơ, Bình Phước rộng 5.475ha (thuê đất đến 2046), Tiểu khu 73, Ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, Tây Ninh rộng 1.021ha (thuê đất đến 2032); các khu đất còn lại cũng có lợi thế địa lý như 36.618 m2 tại Cửa Cạn, Phú Quốc; 245.692 m2 trại nuôi cá sấu tại xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh; 9.960 m2 trại cá sấu tại 130/2 Kha Vạn Cân, Thủ Đức; 9.294 m2 kho xưởng tại 48 Nam Cao, Quận 9; 4.771 m2 tại số 950 QL1A, Quận Bình Tân, 14.913 m2 xưởng chế biến gỗ tại số 16 QL1A, Quận 12; 442 m2 trụ sở tại số 8 Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh...

Lợi thế đất đai là không nhỏ, song để hiện thực hoá nó, hay nói cụ thể hơn, là có thể chuyển đổi các lô đất sản xuất nêu trên thành đất thương mại, lại là nhiệm vụ không hề đơn giản, nhất là đối với các nhà đầu tư phía Bắc. Trong bối cảnh như vậy, Forimex có chăng sẽ phù hợp hơn nếu về tay một nhà đầu tư đủ tiềm lực, quan hệ và có ảnh hưởng lớn ở khu vực TP.HCM.

Chỉ chưa đầy hai năm sau khi đầu tư, HĐQT GTN đầu tháng 11/2017 có nghị quyết về việc tái cấu trúc Tập đoàn, trong đó có nội dung thoái vốn khỏi Forimex. Dù vậy, phải một năm rưỡi sau, tới tháng 6/2019, việc thoái vốn mới được triển khai, khi 4,1 triệu cổ phần Forimex được bán qua sàn trong hai phiên và thu về 45,6 tỷ đồng.

Theo các thông tin công bố theo quy định, bà Trịnh Thị Hương hiện vẫn duy trì 18,1%, trong khi bà Nguyễn Thị Mai Lan giảm về còn 4,1%. Thương vụ sang tay cổ phần chi phối Forimex, bởi vậy nhiều khả năng vẫn chưa hoàn tất.

Mức lãi 10% không phải biên lợi nhuận tốt, nếu đặt cạnh chu kỳ đầu tư 3,5 năm. Tất nhiên đây chỉ là mức giá được công khai trên giấy tờ; và bản chất thương vụ chuyển nhượng, mục tiêu cuối cùng có thể không hẳn đã là lợi nhuận.

Trên thực tế, diễn biến đổi chủ về nguyên tắc đã được các nhóm thoả thuận từ trước đó, khi ĐHĐCĐ thường niên cuối tháng 4/2019 đã bầu ra HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 gồm 5 người: Phạm Viết Dương, Lương Thanh Huyền, Trần Minh Thuyết, Trần Đức Hoàng và Nguyễn Công Tuấn.

5 vị này phải là người đại diện cho Sagri cũng như chủ mới của Forimex. Được biết, tân Chủ tịch HĐQT Phạm Viết Dương sinh năm 1964 tại Kiến Xương - Thái Bình; hay đáng chú ý hơn, Thành viên HĐQT Trần Đức Hoàng sinh năm 1984, là Tổng giám đốc CTCP Năng lượng Đông Hải - công ty con 88% vốn của Công ty TNHH MTV Thương mại & Đầu tư Đông Hải - doanh nghiệp còn khá non trẻ, được ông Bùi Mạnh Hùng thành lập tháng 11/2018. Về phần mình, doanh nhân Bùi Mạnh Hùng sinh năm 1988, trường trú tại Tập thể Viện kiểm sát, Quận Ba Đình, Hà Nội là một cái tên ít nhiều thu hút được sự chú ý của giới đầu tư thời gian qua.

Thị trường gần đây xuất hiện một số thông tin rao bán tài sản Forimex. Nếu chủ mới doanh nghiệp này thực sự muốn bán bớt tài sản, mà cụ thể hơn là một phần đất đai đang sở hữu, thì mục tiêu này sẽ vướng rào cản pháp lý khá lớn là cho tới nay, Forimex vẫn chưa được phê duyệt báo cáo quyết toán cổ phần hoá.

  • Cùng chuyên mục
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.

Tài chính - 09/06/2025 14:59

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.

Tài chính - 09/06/2025 06:45

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.

Tài chính - 08/06/2025 09:00

Cuộc chơi mới của HAGL

Cuộc chơi mới của HAGL

Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.

Tài chính - 07/06/2025 06:45

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.

Tài chính - 06/06/2025 21:45

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 06/06/2025 12:24

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.

Tài chính - 06/06/2025 11:17

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.

Tài chính - 06/06/2025 10:40

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.

Tài chính - 05/06/2025 14:52

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI

Tài chính - 05/06/2025 13:55

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.

Tài chính - 05/06/2025 13:45

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.

Tài chính - 05/06/2025 07:00

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.

Tài chính - 04/06/2025 12:28

 VN-Index có thể đạt 1.500 điểm

VN-Index có thể đạt 1.500 điểm

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng mức định giá của TTCK Việt Nam đang khá hấp dẫn và VN-Index có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong cuối năm nay.

Tài chính - 03/06/2025 16:52

GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra

GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra

TTC AgriS có kế hoạch thoái vốn khỏi Điện Gia Lai để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu GEG với giá gốc 13.300 đồng/cp.

Tài chính - 03/06/2025 13:11

Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?

Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS đánh giá, dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài nhưng ở trong nước, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đang được triển khai quyết liệt, dòng tiền vào thị trường chứng khoán dồi dào cho thấy VN-Index sẽ có sức bật lên trong trung và dài hạn.

Tài chính - 03/06/2025 11:08