Nhiều trách nhiệm 'đổ lên đầu' nên chủ đầu tư không muốn làm nhà ở giá rẻ
Theo TS Lê Xuân Nghĩa thị trường nhà ở giá rẻ vẫn có tiến triển nào về thủ tục, chính sách, tài chính so với trước đây với thực trạng rất nhiều trách nhiệm "đổ lên đầu" nên chủ đầu tư không mấy mặn mà.
Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), trong gần 2 năm qua, thị trường bất động sản (BĐS) đã xuất hiện những nút thắt lớn khiến doanh nghiệp và các nhà đầu tư bị suy giảm mạnh. Đặc biệt, từ nửa cuối năm ngoái, các doanh nghiệp BĐS rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi dự án đình trệ, dòng tiền tắc nghẽn và áp lực trả nợ đè nặng.
Những doanh nghiệp BĐS còn bám trụ trên thị trường đã có hành trình tái cấu trúc mạnh mẽ, nỗ lực rất lớn bằng sự kiên tâm, sáng tạo, đổi mới và thích ứng mới để đem lại những luồng sinh khí mới thúc đẩy thị trường BĐS hồi phục.
Tính đến thời điểm tháng 9/2023, những điểm sáng tích cực trên thị trường đã dần xuất hiện, tâm lý của các nhà đầu tư có dấu hiệu khôi phục tốt hơn giai đoạn trước. Tuy nhiên, có thể thấy, thị trường BĐS vẫn còn nhiều nút thắt cần được tháo gỡ.
![bat-dong-san](https://i.ex-cdn.com/nhadautu.vn/files/content/2023/09/28/bat-dong-san-1324.jpg)
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, chủ đầu tư bị ràng buộc nhiều trách nhiệm nên họ không muốn làm nhà ở giá rẻ. Ảnh: Vũ Phạm
Ngân sách nhiều nhưng dân thiếu nhà ở
Phát biểu tại Diễn đàn BĐS Mùa Thu lần 1 do Tạp chí BĐS Việt Nam (Realtimes) tổ chức hôm nay, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng thị trường BĐS đang có nhiều vấn đề cần phải tập trung xử lý.
Thứ nhất, đất không đến nỗi thiếu, tiền cũng không thiếu, ngân sách nhiều nhưng vì sao mà sao dân thiếu nhà ở, cứ liên tục trầm lắng. Nguyên nhân chính là do vướng mắc lớn nhất hiện nay là vấn đề quản lý khi có những dự án triển khai 6 năm rồi vẫn còn nằm trên giấy.
Thứ hai, khủng hoảng của thị trường BĐS là khủng hoảng phân khúc. Hiện nay, phân khúc thiếu nhất là nhà ở giá rẻ, cần phải bổ sung thêm nhiều nguồn cung để thị trường được phát triển dựa trên giá trị thực. "Chúng ta cũng đã tập trung xử lý cho một số doanh nghiệp nhưng thị trường nhà ở giá rẻ vẫn chưa đâu vào đâu, chưa có tiến triển nào về thủ tục, chính sách, tài chính", TS Nghĩa nói và cho rằng cần tập trung vào phân khúc này để thị trường BĐS đi lên.
Thứ ba, vấn đề tài chính, chúng ta phải có quỹ cho vay nhà ở hoặc quỹ tín thác nhà ở. Nếu hiện nay ngân hàng đang thừa tiền thì có thể phát hành trái phiếu Chính phủ để ngân hàng mua, sau đó thành lập quỹ để cho vay mua nhà ở giá rẻ, cho người mua nhà vay trực tiếp.
Tuy nhiên, việc thành lập quỹ tại Việt Nam hoạt động vô cùng yếu ớt, nhiều rủi ro. Nếu thành lập quỹ thì Chính phủ cần thành lập dưới dạng công ty tư nhân, không nên hành chính hóa nó rồi vướng mắc vào vấn đề quản trị, tham nhũng.
Bên cạnh đó là đừng để cho những nhà phát triển BĐS giá rẻ bị thiệt thòi tài chính so với nhà phát triển BĐS thương mại.
"Ví dụ quy định lợi nhuận chỉ 15%, nhà phát triển BĐS phải xác định ai là đối tượng chính sách để cho mua, nếu sai phải chịu trách nhiệm hình sự là không hợp lý. Chính vì nhiều trách nhiệm đổ lên đầu như vậy nên chủ đầu tư mới không muốn làm", TS Nghĩa cho hay.
Dự báo cho thị trường, vị chuyên gia này dẫn chứng gần đây nhất có doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất trên thị trường, một đợt phát hành 10.000 tỷ đồng, đợt 2 phát hành 2.000 tỷ đồng, nhưng chỉ bán được 800 tỷ đồng. Điều này cho thấy niềm tin thị trường khá thấp.
"Tôi hy vọng đợt phát hành sắp tới sẽ khởi sắc hơn thì đến quý III/2024 mới có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, việc phục hồi như thế nào cũng phụ thuộc rất lớn vào hành động của Chính phủ.", TS Nghĩa nhấn mạnh.
Giá nhà ở xã hội đã gấp đôi 10 năm trước
Trong khi đó, GS. Đặng Hùng Võ nhìn nhận, để "giải cứu" thị trường BĐS, cần có sự vào cuộc quyết liệt và đặc biệt là thông minh của toàn hệ thống chính trị. Bởi vì ách tắc lớn nhất của thị trường BĐS nằm ở quy hoạch và pháp luật.
Quy hoạch trong cơ chế bao cấp là pháp lệnh, nhưng trong cơ chế thị trường là định hướng còn pháp luật luôn quy định chi tiết. Một nguyên tắc của pháp luật là điều chỉnh mô hình của hành vi chứ không điều chỉnh từng loại hành vi chi tiết. Điều chúng ta cần là quy định bản chất.
Theo GS Võ, cách xây dựng pháp luật hiện nay vừa thừa vừa thiếu, cách xây dựng quy hoạch chưa rõ ràng. Trên thế giới quy định rất rõ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội là quy hoạch chiến lược, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch vùng. Đến quy hoạch đô thị và nông thôn mới là quy hoạch chi tiết.
Về thị trường BĐS, GS cho biết, cơ hội phát triển BĐS còn rất lớn. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, 20% dân số không đủ tiền mua nhà, 60% tiếp theo chỉ đủ tiền mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, ở Việt nam, giá mua nhà ở xã hội đã gấp đôi 10 năm trước.
Ở đây có nghịch lý đó là giá nhà cao, nhưng chúng ta lại chỉ dùng gói hỗ trợ tín dụng thấp hơn 1,5-2% so với tín dụng thương mại. Chúng ta chỉ có 20% người đủ tiền mua nhà ở trung cấp và cao cấp, trong đó 8% đủ tiền mua nhà ở cao cấp.
Cùng với đó, các số liệu về thị trường đưa ra hiện nay chủ yếu vẫn là số liệu từ các dự án chủ đầu tư chứ chưa có số liệu từ người dân hay các cơ quan quy hoạch.
Nêu quan điểm về thời điểm phục hồi thị trường BĐS, GS Võ không trả lời vì thị trường BĐS còn phụ thuộc vào việc cải tiến pháp luật.
"Nếu thị trường phục hồi nhưng vướng mắc của pháp luật chưa được giải quyết thì chu kỳ mới sẽ duy trì được bao lâu, chắc chắng sẽ không được lâu dài. Còn nếu thị trường lại đi xuống, tính ì của thị trường sẽ kéo dài, khi đó muốn kéo lên cũng sẽ rất khó", GS Võ nhận định.
- Cùng chuyên mục
'Việt Nam đang quá thận trọng trong chi tiêu và vay nợ'
IMF dự báo tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam chỉ ở mức 31%, bằng chưa đến 1/3 chỉ số của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á vào năm 2029.
Đầu tư - 09/01/2025 10:33
Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, vượt mục tiêu đặt ra cho năm 2024, giúp quy mô GDP có thể vượt Singapore sớm hơn so với các dự báo của quốc tế. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh và kỳ vọng sớm lọt nhóm nước thu nhập trung bình cao.
Đầu tư - 09/01/2025 09:03
Chuyên gia UOB: Nếu chỉ dựa vào thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng GDP 2 con số
Chuyên gia UOB cảnh báo việc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu có thể khiến Việt Nam gặp rủi ro lớn khi đối tác thương mại gặp trục trặc kinh tế như trong giai đoạn COVID-19.
Đầu tư - 09/01/2025 08:54
Đầu tư của Việt Nam tại Lào đạt kết quả tích cực
Một số dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam được thúc đẩy triển khai tại Lào như: Dự án Năng lượng gió Trường Sơn, Xekaman 3, Tập đoàn Việt Phương;..
Đầu tư - 09/01/2025 08:51
Chuyên gia mách nước tránh bẫy lừa đảo đầu tư siêu lợi nhuận
Nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những lời mời gọi đầu tư siêu lợi nhuận, đặt câu hỏi về mô hình kinh doanh của đối tượng để tạo ra mức lợi nhuận cao trong thời gian ngắn.
Đầu tư thông minh - 09/01/2025 08:17
Cẩn trọng 'FOMO' cổ phiếu theo sóng thoái vốn
Thoái vốn Nhà nước luôn là câu chuyện thu hút nhà đầu tư quan tâm. Nhiều cổ phiếu có thông tin thoái vốn đã tăng rất mạnh nhưng sau đó cũng giảm rất sâu.
Đầu tư thông minh - 09/01/2025 07:00
Ngành chứng khoán bứt phá đón cơ hội
Ngành chứng khoán Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ khi quy mô thị trường tăng trưởng nhanh chóng, đồng thời, việc chạy đua thị phần vẫn diễn ra sôi động.
Đầu tư thông minh - 09/01/2025 07:00
Long An hút FDI hơn 12.000 tỷ đồng
Cục Thống kê tỉnh Long An cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Long An là hơn 12.426 tỷ đồng, tăng 17,44%.
Đầu tư - 08/01/2025 22:32
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nêu các động lực đưa tăng trưởng kinh tế năm 2025 tiến lên 2 con số
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm, với quyết tâm cao, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% hoàn toàn khả thi.
Đầu tư - 08/01/2025 21:30
Làm gì để hiện thực hóa 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025?
Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản bởi, năm 2024, mục tiêu hoàn thành 130.000 căn đã không được Bộ Xây dựng và các địa phương hoàn thành.
Đầu tư - 08/01/2025 14:53
Tiềm lực chủ dự án bến cảng tổng hợp 934 tỷ tại Quảng Trị
CTCP Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị việc đầu tư dự án xây dựng bến cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và khu kho bãi, hậu cần cảng với tổng mức đầu tư hơn 934 tỷ đồng.
Đầu tư - 08/01/2025 13:24
Dự án hơn 182 tỷ 'xông đất' Bình Định trong năm 2025
Những ngày đầu năm 2025, Bình Định đã thu hút dự án mở rộng nhà máy chế biến gỗ nội - ngoại thất cao cấp Đức Toàn Bình Định của Công ty TNHH Đức Toàn Bình Định, tổng vốn đầu tư hơn 182 tỷ đồng.
Đầu tư - 08/01/2025 11:21
EuroCham: 'Doanh nghiệp châu Âu ngày càng tự tin vào triển vọng kinh tế Việt Nam'
Chỉ số Niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua, theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam.
Đầu tư - 08/01/2025 10:22
Nhiều quỹ đầu tư đạt hiệu suất vượt xa VN-Index
1 năm trở lại đây, nhiều quỹ đầu tư mở có hiệu suất đầu tư cao đến hàng chục phần trăm, với danh mục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành trong nhóm ngân hàng, công nghệ và bán lẻ.
Đầu tư thông minh - 08/01/2025 09:59
Hà Nội tiếp tục trong nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này.
Đầu tư - 08/01/2025 08:33
Thấy gì từ loạt phi vụ lừa đảo tài chính nghìn tỷ bị phanh phui?
Mr.Pips, Triệu Nụ Cười, GFDI, lừa đảo đầu tư tài chính… có lẽ là những từ khoá "hot" nhất mạng xã hội năm 2024. Chưa năm nào nhiều vụ việc lừa đảo đầu tư được phanh phui với những con số đủ sức gây sốc cho bất kỳ ai.
Đầu tư thông minh - 08/01/2025 07:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago