Nhiều doanh nghiệp bất động sản TP.HCM 'ôm' đất dự án nhưng không triển khai
Nhiều doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM cần quỹ đất để phát triển dự án nhưng không có, trong khi, một số doanh nghiệp khác lại "ôm" đất không triển khai, gây nên sự lãng phí rất lớn.
Báo cáo của Sở TN&MT, Xây dựng TP.HCM cho thấy, giai đoạn 2016-2022, toàn thành phố có 1.532 dự án có sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của khu vực tư nhân và các dự án "đầu tư công".
Trong đó, có 451 dự án đã hoàn thành, chiếm 29,4%; 708 dự án đang triển khai, chiếm 45,9% và có đến 357 dự án quá 3 năm đăng ký kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa triển khai thực hiện - dự án "treo", chiếm 24,7%.

Dự án Samland Riverside của Công ty CP Địa ốc Samco mở bán từ những năm 2017 nhưng đến nay vẫn không có dấu hiệu thi công xây dựng. Ảnh: Vũ Phạm
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, các dự án "treo" làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân có đất bị thu hồi.
Đáng chú ý, một số dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại từ năm 2015 trở về trước dở dang, không thể triển khai thực hiện hoàn thành dự án chủ yếu là do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng, nguyên nhân chính là do chủ đầu tư yếu kém năng lực, nhất là năng lực tài chính.
Các dự án dở dang làm nhếch nhác bộ mặt đô thị, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng, nhà đầu tư và người dân có đất bị thu hồi, gây bức xúc trong xã hội. Do đó, vấn đề này cần sớm được giải quyết, nhất là tại các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại thực hiện mô hình chủ đầu tư chính và các chủ đầu tư dự án thành phần.
Thông thường, chủ đầu tư chính chịu trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện và các công trình hạ tầng xã hội của dự án. Các chủ đầu tư dự án thành phần có nghĩa vụ đóng góp tài chính và trực tiếp đầu tư xây dựng các công trình và được kinh doanh sản phẩm trong dự án thành phần của mình. Đồng thời, chủ đầu tư chính cũng là một trong các chủ đầu tư thành phần.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít dự án thực hiện thành công theo mô hình nêu trên. Bởi, phần lớn các chủ đầu tư thành phần yếu kém năng lực về tài chính dẫn đến không thực hiện được công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, kéo theo dự án trên dưới 20 năm vẫn chưa xong.
Điển hình nhất là dự án Khu dân cư Bình Trưng Đông - Cát Lái, quy mô 154ha do Công ty Xây dựng Kinh doanh nhà Phú Nhuận làm chủ đầu tư chính, với 14 chủ đầu tư thành phần đã dở dang 20 năm. Trong đó, có dự án thành phần của Công ty TNHH Đầu Tư - Xây Dựng Trường Thịnh với quy mô 2,9ha tiếp giáp với mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh.
Hay như cự án khu dân cư Bắc Rạch Chiếc phường Phước Long A, phường Phước Bình, TP. Thủ Đức, quy mô 82,52ha do Công ty Địa ốc 10 làm chủ đầu tư chính. Ở dự án này có 2 dự án thành phần mà các chủ đầu tư dự án thành phần đã tự giải phóng mặt bằng hoặc đã đầu tư xong hạ tầng nhưng vẫn bị vướng.
Trong khi đó, ghi nhận thực tế của Nhadautu.vn, một số doanh nghiệp ở TP.HCM mua đất để phát triển dự án nhưng sau nhiều năm lại không triển khai, "ôm" đất chờ thời khiến người mua nhà không có nhà ở.
Đơn cử như dự án West Intela và High Intela (quận 8) của LDG Group. Những năm 2017, 2018 dự nhà ở thương mại căn hộ chưng cư West Intela và High Intela được LDG Group được quảng cáo và mở bán rầm rộ. Chủ đầu tư đưa ra thông tin đây là dự án căn hộ thông minh, vị trí giao thông thuận lợi, giá cả phải chăng, phù hợp cho đối tượng người trẻ với kế hoạch mua nhà để ở.
Tin tưởng doanh nghiệp là chủ đầu tư lớn và uy tín nên nhiều người đã lựa chọn mua căn hộ ở 2 dự án này, với giấc mơ có nơi an cư ở TP.HCM. Thậm chí, nhiều người ký thoả thuận đặt cọc và đã thanh toán cho chủ đầu tư 20% giá trị căn hộ. Chủ đầu tư cũng đã thực hiện 2 lần mở bán nhưng, đến nay, cả 2 dự án này cũng chỉ dừng lại ở phần móng.
Tương tự là một dự án của Tập đoàn K.A nằm ở Khu đô thị Cát Lái rộng 152 ha, gần khu vực cảng Cát Lái, TP. Thủ Đức. Thời điểm năm 2019, khách hàng mua căn hộ tại dự án này, doanh nghiệp cam kết khởi công xây dựng vào bàn giao nhà vào quý IV/2022. Dẫu vậy, đến nay dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, được quây tôn xung quanh.
Nói về các dự án chậm triển khai, hồi đầu tháng 12/2022, báo cáo tại buổi làm việc của HĐND TP.HCM khóa X, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM đã nêu rõ, các dự án được đưa vào kế hoạch sử dụng đất và triển khai các bước, trong quá trình thực hiện bị chậm tiến độ, kéo dài nhưng không có lý do chính đáng, TP.HCM cương quyết xử lý. Sở đã tham mưu và cấp thẩm quyền quyết định huỷ bỏ 169 dự án, tiếp tục xem xét những dự án còn lại trong năm 2023.
Triệt tiêu ý chí đầu cơ, "ôm" đất lãng phí
Chia sẻ với Nhadautu.vn, ông N.Q, Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM cho biết, nhu cầu nhà ở tại TP.HCM là vô cùng lớn, nhưng thành phố vẫn chưa đáp ứng kịp. Nhiều năm qua, có tồn tại là một số doanh nghiệp "xin" đất phát triển dự án nhưng rồi không triển khai, thậm chí là bỏ hoang nhiều năm.
"Nhiều doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM phải dạt ra vùng ven để tìm kiếm quỹ đất phát triển dự án, bởi tại TP.HCM gần như không còn. Nếu có, thì việc đấu giá, mua lại khu đất đó sẽ rất đắt đỏ. Kéo theo chi phí đầu tư dự án sẽ rất lớn", ông N.Q nói và cho rằng, doanh nghiệp cần quỹ đất để phát triển dự án nhưng không có, trong khi, một số doanh nghiệp khác lại "ôm" đất không triển khai, gây nên sự lãng phí rất lớn.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhìn nhận, tại TP.HCM có những khu đất ở trung tâm sử dụng lãng phí, không đưa vào đầu tư xây dựng kinh doanh, cơ sở thương mại, dịch vụ. Từ đó, không tạo ra công ăn việc làm, không đóng góp cho kinh tế thành phố thì giá trị sử dụng của khu đất cũng bằng không.
Thậm chí, có những doanh nghiệp "xí phần" các dự án có quy mô diện tích lớn nhưng không đưa đất vào sử dụng, không triển khai thực hiện dự án do nhiều nguyên nhân, thậm chí có cả dấu hiệu đầu cơ đất đai đều dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai.
Thực tế đã cho thấy, ở TP.HCM, 1ha đất nông nghiệp chỉ tạo ra giá trị khoảng 500 triệu đồng/năm, nhưng 1ha đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ đô thị lại tạo ra giá trị lên đến khoảng 55 tỷ đồng/năm, tức gấp hơn 100 lần.
Do đó, để đưa đất vào khai thác hiệu quả, Chủ tịch HoREA cùng hiệp hội kiến nghị đánh thuế đối với các khu đất, dự án bỏ hoang thật cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ, găm giữ đất đai, "thúc" các doanh nghiệp phải xoay nguồn vốn để đầu tư hoặc chuyển nhượng cho đơn vị khác có năng lực.
Về dài hạn, ông Châu cho rằng, cần bỏ khái niệm tiền sử dụng đất và thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, từ 10-15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin - cho. Đồng thời hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước.
- Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago