Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày thống nhất đất nước 30/4/1975: Biểu tượng của thống nhất
Cao điểm của cơn đại dịch COVID-19 diễn ra vào đúng tháng tư, là thời điểm chúng ta chào đón kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước. Bình thường ra, thì bây giờ, ngoài phố xá đã đang reo vui cờ hoa rực rỡ, đèn sáng giăng lên lộng lẫy và ca hát rộn rã nơi nơi...
Đất nước Việt Nam dài dọc từ Bắc xuống Nam, trong lịch sử của mình, là bao nhiêu cuộc chiến tranh vệ quốc và cũng có biết bao nhiêu lần chia cắt, phân ly. Lịch sử nước Việt Nam hiện đại đã ghi dấu 75 năm, với 9 năm đầu trường kỳ kháng chiến chống Pháp, rồi tiếp đó lại là 21 năm dằng dặc, bền bỉ, chìm trong máu lửa của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, trong tình trạng đất nước bị chia cắt hai miền Nam Bắc. Con sông Bến Hải với cầu Hiền Lương, dài có mấy nhịp thôi, chỉ rảo vài trăm bước là đôi chân đã đưa ta từ bờ Bắc bước sang bờ Nam. Vậy mà ta đã phải mất thời gian bằng cả một thế hệ người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành, mới đi qua được. Vì thế, Chiến thắng lịch sử Mùa xuân năm 1975 bao hàm rất nhiều ý nghĩa trọng đại, nhưng trọng đại nhất, chính là ý nghĩa nước non thống nhất, giang sơn đã về liền một dải.
Trong những năm tháng chống Mỹ, bất cứ người Việt Nam nào, từ cụ già tới em nhỏ, đều có một ước vọng: Bao giờ chiến thắng giặc Mỹ, bao giờ đất nước hòa bình, ta sẽ xây dựng cuộc sống của chúng ta trở nên giàu mạnh, con người hạnh phúc ấm no, như mong ước ngàn đời nay.

Bác Hồ viết thơ trong Di chúc:
“Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”.
Chúng ta đã chiến thắng Mỹ (1973) và thống nhất đất nước sau đó hai năm (1975). Nhưng thực hiện vế thứ hai của ước vọng này là điều không hề dễ dàng như đã hình dung từ trong chiến tranh. 45 năm đã qua, kể từ ngày thống nhất đất nước, là những năm tháng nhiều nhọc nhằn, cam go, thách thức. Sau thống nhất, là gần 15 năm súng nổ ở hai đầu đất nước. Bao nhiêu người lính lại tiếp tục ngã xuống ở biên giới phía Bắc, biên giới phía Nam, ở chiến trường Campuchia. Là cuộc sống trăm bề thiếu thốn trong thời bao cấp. Đại hội VI năm 1986 của Đảng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển đất nước. Với đường lối Đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mở cửa hội nhập quốc tế nền kinh đất nước đã thoát khỏi bờ vực khủng hoảng, phát triển năng động, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới.
Nhìn lại 45 năm sau ngày thống nhất đất nước, những gì đạt được hiện nay, rõ ràng là những dấu ấn vượt bậc: Đất nước đã có một cơ đồ khác hẳn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Cuộc sống người dân đã đa phần thoát khỏi đói nghèo. Một đội ngũ doanh nhân mới đã được hình thành, làm rường cột cho công cuộc phát triển. Đất nước đã có vai trò, vị thế và tiếng nói với muôn phương thế giới, đã can dự và tham gia vào những sự kiện toàn cầu…
Nhưng so với kỳ vọng, so với thời gian dành cho phát triển, chúng ta vẫn chưa thể hài lòng. Nếu chỉ thống nhất được đất nước, mà dân chưa giàu, nước chưa mạnh, xã hội chưa dân chủ, công bằng, văn minh thì nhiệm vụ phía trước còn hết sức nặng nề.
Nhiều bài học của thời kỳ đã qua cho chúng ta những trải nghiệm về những hạn chế cốt tử. Chính sách kinh tế thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ, chính sách cải tạo tư sản, tư doanh đã ngăn cản sự thống nhất ước vọng dân giàu nước mạnh, làm chậm lại sự hình thành tầng lớp doanh nhân mới. Các biểu hiện suy thoái của cán bộ lãnh đạo, tệ nạn tiêu cực, tham ô, tư lợi và hủ bại đã làm giảm đi việc thống nhất các nguồn lực để phát triển. Đặc biệt, tệ nạn tham nhũng, lợi ích nhóm hoành hành làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin của nhân dân. Những điếu ấy đã tác đông ghê gớm đến cảm hứng và sự sáng tạo trong việc đóng góp năng lực cá thể vào sự nghiệp phát triển chung. Điều đáng mừng là cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng và suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ trong những năm gần đây đã mang lại những kết quả tích cực.
Trong nguy nan, người Việt lại biết cách đoàn kết và thống nhất. Đại dịch do virus Covid-19 đang hoành hành nguy hiểm trên toàn cầu hiện nay, trong đó Việt Nam, với dân số đông, trình độ phát triển chưa cao, điều kiện y tế chưa tốt, còn ở vị trí ngay sát trung tâm bùng phát của đại dịch. Vậy mà chúng ta lại thuộc vào những quốc gia hạn chế được đến mức thấp nhất tác động nguy hiểm của đại dịch. Việt Nam được xếp hạng trong số quốc gia đứng đầu về chỉ số người dân tin tưởng vào chính quyền trong cuộc chiến đấu đương đầu bất ngờ với đại dịch toàn cầu.
Trong đại dịch lịch sử, Việt Nam trở thành một biểu tượng mới của thống nhất và đoàn kết. Chính phủ quan tâm đến số phận và sự an nguy của từng người dân, xả thân, tận tụy và ứng biến kịp thời vì người dân. Người dân thống nhất một lòng, đặt niềm tin vào Chính phủ. Cả đất nước đã thể hiện cùng chung một tinh thần đoàn kết, một phong trào chia sẻ, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Cả đất nước thống nhất tuân thủ những chính sách và chỉ đạo của các cơ quan chức năng trong phòng chống dịch bệnh.
Giữa lúc khó khăn còn bộn bề này, những chính sách hỗ trợ đời sống nhân dân trong khủng hoảng dịch bệnh, những chính sách thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại và chờ đợi thời điểm phát triển, đã được ban hành kịp thời. Các doanh nhân, doanh nghiệp, nghệ sỹ, người nổi tiếng và người dân cùng chung tay đóng góp, tạo nên nguồn lực lớn lao để tham gia phòng chống dịch bệnh. Và quan trọng hơn, người ta đã nhìn qua đại dịch để hướng tới những cơ hội mới trong thời gian tới. Trong lúc còn đang căng mình đối phó, không chủ quan, rất bình tĩnh, người ta đã chuẩn bị đón đợi những nguồn ánh sáng mới.
Không cờ hoa rực rỡ, không dèn giăng và ca hát nơi nơi vào dịp kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước năm nay, mà bằng tư thế tự tin, bình tĩnh đi qua đại dịch như một biểu tượng mới về thống nhất và đoàn kết. Đây là thời điểm chúng ta có thêm một dịp suy ngẫm thật thấu đáo và sâu sắc về thống nhất đất nước, thống nhất con người, thống nhất sức mạnh, nguồn lực, thống nhất sức sáng tạo và cảm hứng vì một Việt Nam phát triển và thịnh vượng trong thời kỳ tới!
- Cùng chuyên mục
13 người tham lam nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại
Trong suốt chiều dài lịch sử, lòng tham đã thúc đẩy các cá nhân tích lũy của cải và quyền lực, thường là bằng cách lợi dụng người khác.
Phong cách - 17/04/2025 08:11
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu xa xỉ, thị trường đồ cũ sẽ bùng nổ?
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cao cấp — từ Patek Philippes đến Porsches — với mức thuế bổ sung hàng chục phần trăm, thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng dự kiến sẽ bùng nổ ở Mỹ.
Phong cách - 16/04/2025 06:50
Huế kích cầu du lịch thế nào trong năm 2025?
Huế sẽ dành các ưu đãi về giá cả, dịch vụ, liên kết các điểm đến, sản phẩm dịch vụ tạo ra các gói kích cầu dành cho khách du lịch.
Phong cách - 16/04/2025 05:25
New York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giới
New York vẫn là thành phố đứng đầu khi nói đến những thành phố giàu có nhất thế giới bất chấp những cảnh báo gần đây về sự sụt giảm mạnh về chất lượng cuộc sống ở đây.
Phong cách - 15/04/2025 07:57
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai? (phần cuối)
Steuart Walton cũng có nhiều điểm chung với một số thành viên khác trong gia đình, những người được khuyến khích theo đuổi những đam mê khác nhau của họ bên ngoài công việc kinh doanh của gia đình.
Phong cách - 14/04/2025 11:08
Ngày tàn của lối sống 'phông bạt', giả tạo
Dân mạng ngày càng tỏ ra chán ngán trước những nội dung khoe sự giàu có, xa hoa một cách giả tạo của các ngôi sao mạng.
Phong cách - 13/04/2025 18:30
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai?
Steuart Walton, 43 tuổi, cháu của Sam Walton được định sẵn là người sẽ giám sát tài sản của gia đình. Ông đã tham gia hội đồng quản trị mà không có nhiều sự phô trương kể từ năm 2016.
Phong cách - 13/04/2025 07:24
Cổ phiếu Nvidia có thể đạt 1.000 USD vào năm 2026 không?
Cổ phiếu Nvidia (NVDA) đã phục hồi hơn 15% trong 5 phiên giao dịch vừa qua sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định tạm dừng áp thuế quan qua lại trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia, trừ Trung Quốc.
Phong cách - 12/04/2025 07:11
Lời khuyên của tỷ phú Charlie Munger cho thị trường biến động
Những biến động lớn về giá cổ phiếu là một phần không thể thiếu của việc trở thành nhà đầu tư. Hãy nhớ lại những gì Charlie Munger, người từng là cánh tay phải của Warren Buffett, đã nói.
Phong cách - 11/04/2025 07:31
Các tỷ phú Mỹ đang quay lưng lại với ông Trump
Các tỷ phú, lãnh đạo doanh nghiệp giàu có ở Mỹ đang quay lưng lại với Tổng thống Hoa Kỳ vì thuế quan Trump đối với các đối tác thương mại lớn trên thế giới, theo CNN.
Phong cách - 10/04/2025 11:28
Nghệ An sắp có tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê'
Tỉnh Nghệ An sẽ khánh thành tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phong cách - 10/04/2025 06:50
New Zealand muốn thu hút người Mỹ giàu có đến sinh sống
New Zealand đã tạo ra một con đường mới, dễ dàng hơn để định cư cho những người giàu có và con đường này đang thu hút sự chú ý của những người Mỹ đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho việc sống ở Hoa Kỳ.
Phong cách - 09/04/2025 05:07
Đoàn tàu Thống nhất kết nối triệu trái tim
Đôi tàu mang tên 'Đoàn tàu Thống nhất' sẽ xuất phát tối ngày 29/4 tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn, hai đoàn tàu sẽ gặp nhau lúc 12h trưa ngày 30/4 tại ga Đà Nẵng.
Phong cách - 09/04/2025 04:13
Thấy gì khi Dior xóa tên Thùy Tiên?
Hành động xoá tên Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên từ phía Dior cho thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc liên quan đến pháp lý mà nàng hậu vướng phải.
Phong cách - 08/04/2025 08:27
Những người giàu nhất châu Á mất 46 tỷ USD vì thuế quan Trump
Những người giàu nhất châu Á đã mất hàng chục tỷ USD giá trị tài sản khi thị trường suy giảm sau thông báo về thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Phong cách - 08/04/2025 08:04
10 người da đen giàu nhất thế giới hiện nay là ai?
Oprah Winfrey, Jay-Z, Rihanna và LeBron James không chỉ là một số người nổi tiếng nhất thế giới mà còn là những người da đen giàu nhất.
Phong cách - 07/04/2025 07:48
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'