Người giàu nhất Việt Nam cũng mới chỉ đứng thứ 20 ASEAN

Nhàđầutư
Mặc dù là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 5,5 tỷ USD, nhưng xét trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), khối tài sản của ông Phạm Nhật Vương vẫn thấp hơn nhiều tỷ phú các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines,.... Tuy nhiên, ông Vượng lại là người trẻ nhất.
HỒ MAI
01, Tháng 02, 2018 | 15:30

Nhàđầutư
Mặc dù là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 5,5 tỷ USD, nhưng xét trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), khối tài sản của ông Phạm Nhật Vương vẫn thấp hơn nhiều tỷ phú các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines,.... Tuy nhiên, ông Vượng lại là người trẻ nhất.

Người giàu nhất Việt Nam chỉ đứng top 20 ASEAN

Như Nhadautu.vn đã thông tin, với khối tài sản tăng nhanh chóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup hiện đang xếp vị trí 365 người giàu thế giới với khối tài sản thống kê ngày 1/2/2018 là 5,5 tỷ USD.

Với thứ hạng 365, ông Vượng đã tăng 125 bậc so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng (ngày 24/11/2017) khi khối tài sản của ông chạm ngưỡng 4,2 tỷ USD và ở vị trí 490.

Khối tài sản hiện nay của ông Vượng thậm chí còn nhiều gần gấp đôi tài sản của Tổng thống Donald Trump và giàu hơn nhiều ông chủ các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng như Tottenham, Leicester City,...

Hiện nay, bảng xếp hạng xếp hạng tỷ phú thế giới của Forbes có hai tên tuổi của Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc hãng hàng không Vietjet Air. Bà Thảo hiện đang nắm giữ khối tài sản trị giá 3,3 tỷ USD và xếp thứ 726 thế giới, theo thống kế ngày 1/2/2018 của Forbes.

Forbes_Vietnam

Hai tỷ phú Việt Nam trong bảng xếp hạng của Forbes. Nguồn: Forbes 

Mặc dù là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 5,5 tỷ USD, nhưng xét trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), khối tài sản của ông Vương vẫn thấp hơn nhiều tỷ phú các quốc gia láng giềng khác như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines,...

Bảng xếp hạng của Forbes cho thấy, Thái Lan có tới 5 tỷ phú đang sở hữu khối tài sản nhiều hơn tỷ phú Phạm Nhật Vượng với khối tài sản đều trên 10 tỷ USD mỗi người. Đáng chú ý, trong danh sách này, 4 tỷ phú giàu nhất Thái Lan đều đang có nhiều các đầu tư tại Việt Nam và đều là các tỷ phú gốc Hoa.

Anh em nhà Chearavanont - những người sở hữu tập đoàn thức ăn ăn nuôi Charoen Pokphand Group (C.P Group), hiện là người giàu nhất Thái Lan với khối tài sản lên tới 32 tỷ USD, xếp thứ 27 nhà giàu thế giới.

Riêng tỷ phú Dhanin Chearavanont  - Chủ tịch C.P Group đang sở hữu 16,9 tỷ USD và là người giàu thứ 87 thế giới.

Forbes_ASEAN_Thai Lan

 Top những tỷ phú giàu nhất Thái Lan. Nguồn: Forbes

Với khối tài sản 20 tỷ USD, gia đình Chirathivat - nhà sáng lập tập đoàn Central Group và là chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam, đứng thứ 57 người giàu thế giới.

Tỷ phú người Thái gốc Hoa Charoen Sirivadhanabhakdi - Chủ tịch tập đoàn TTC Group, người vừa thâu tóm thành công gần 54% cổ phần hãng bia lớn nhất Việt Nam - Sabeco, đang nắm giữ 20 tỷ USD và đứng thứ 60 người giàu thế giới.

Người giàu nhất Singapore hiện nay là ông trùm bất động sản Robert & Philip Ng đang sở hữu khối tài sản 11 tỷ USD và xếp thứ 149 người giàu thế giới. Singapore có 4 tỷ phú sở hữu khối tài sản nhiều hơn tỷ phú giàu nhất Việt Nam.

Forbes_ASEAN_Singapore

  Top những tỷ phú giàu nhất Singapore. Nguồn: Forbes

Tỷ phú giàu nhất Philippines - ông Henry Sy,  ông chủ của tập đoàn điều hành chuỗi bán lẻ SM Prime, hiện sở hữu tài sản lên tới 21 tỷ USD. Quốc gia này cũng có 2 tỷ phú giàu hơn ông Vượng.

Forbes_ASEAN_Phillipine

Hai tỷ phú giàu nhất Philippines. Nguồn: Forbes 

Trong khi đó Malaysia có 4 tỷ phú nắm giữ tài sản nhiều hơn 5,5 tỷ USD. Tỷ phú giàu nhất nước này là Robert Kuok, đại gia 94 tuổi kinh doanh trong lĩnh vực dầu cọ, vận tải, bất động sản, đứng thứ 103 người giàu thế giới với 15 tỷ USD.

Forbes_ASEAN_Malaysia

Các tỷ phú giàu nhất Malaysia. Nguồn: Forbes

Indonesia cũng có 3 tỷ phú có khối tài sản lớn hơn của ông Vượng. Ông R. Budi Hartono là tỷ phú giàu nhất nước này với 17,7 tỷ USD, xếp thứ 78 người giàu thế giới. Quốc gia này có hai tỷ phú lọt top 100 người giàu nhất thế giới.

Forbes_ASEAN_Indonesia

Các tỷ phú giàu nhất Indonesia. Nguồn: Forbes 

Như vậy chỉ xét trong khối ASEAN đã có 18 tỷ phú sở hữu khối tài sản nhiều hơn tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, theo thống kế của Tạp chí Forbes.

Dù vậy, cũng lưu ý rằng, ông Vượng cũng là một trong những tỷ phú trẻ tuổi nhất so với các tỷ phú giàu nhất của các quốc gia Đông Nam Á khác. Tỷ phú giàu nhất ở các quốc gia Đông Nam Á khác hầu hết ở trong độ tuổi trên 70, thậm chí có người trên 90 tuổi.

Vì sao Việt Nam vẫn chưa nhiều tỷ phú?

Theo báo cáo về người siêu giàu toàn cầu (World Ultra Wealth Report 2017), Việt Nam có khoảng hơn 200 người siêu giàu sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Con số này kém xa so với một số nước trong khu vực như Singapore (2.170 người), Indonesia (1.950 người) hay Thái Lan (1.250 người).

pham nhat vuong

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. 

So với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, con số 2 tỷ phú đô la được Forbes công nhận của Việt Nam cũng là rất khiêm tốn. Các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á đều có nhiều hơn 10 tỷ phú đô la.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, GDP các nước trên gấp Việt Nam khoảng 1,5-2 lần, GDP trên đầu người ngoại trừ Singapore (gấp khoảng 25 lần) đều chỉ gấp Việt Nam 1,5 đến 5 lần, thế nhưng số lượng tỷ phú USD lại vượt trội so với Việt Nam. 

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ vượt được Brunei, Lào, Campuchia và Myanmar về số lượng tỷ phú đô la, khi các nước còn lại chưa có đại gia nào được Forbes ghi nhận. 

Nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu mở cửa với kinh tế thị trường từ hơn 30 năm qua. Do đó, khoảng thời gian để các doanh nhân tích lũy được tài sản chưa phải dài so với các quốc gia có nhiều tỷ phú trong khu vực. 

Hơn nữa, ở Việt Nam, dường như tâm lý kỳ thị người giàu vẫn còn, khiến cho người giàu có phần bị cản trở trong quá trình phát triển.

Từ xa xưa, người Việt đã biết rằng “phi thương bất phú” nhưng vẫn xếp những người buôn bán vào hạng bét trong phân tầng xã hội “sĩ nông công thương”. Người giàu ngày xưa được gọi là "phú ông" và thường được gán cho những tính xấu như bần tiện, tham lam, gian xảo…

Dư luận khá nặng nề khi cho rằng những người giàu ở Việt Nam chủ yếu do “quan hệ cánh hẩu”, móc ngoặc giữa những người có chức có quyền với chủ doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng, thời gian qua, những người giàu Việt Nam làm giàu chủ yếu từ đất đai, bất động sản, từ khai thác tài nguyên khoáng sản, sau đó mới đến tài chính, ngân hàng, dịch vụ, còn khoa học công nghệ rất ít, đứng cuối bảng.

"Hơn nửa thế kỷ qua, sự bài xích người giàu đã dẫn xã hội chúng ta vào ngõ cụt... Ngày nay, thời gian đã chín muồi để chúng ta thay đổi cách cư xử đó của mình và nên ủng hộ những người làm giàu có tâm và có tài" - Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc được Vietnamnet dẫn lời mới đây.

Điển hình như tập đoàn Vingroup, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định tập đoàn này là "một phần của sức mạnh kinh tế Việt Nam", với những đóng góp "đáng ghi nhận". Đó là các khu đô thị chất lượng cao và với những tiện ích đồng bộ, là việc sử dụng được người tài, nguồn lực quý giá nhất của đất nước, góp phần làm tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm và trả công cao cho hàng vạn lao động.

Cũng theo ông Dũng, Vingroup đã chủ động tạo ra các chuẩn mực, đẳng cấp mới trong những lĩnh vực tập đoàn này hoạt động, mang lại lợi ích cho khách hàng hưởng lợi và góp phần tạo động lực cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Vingroup là doanh nghiệp tư nhân nộp thuế lớn nhất Việt Nam và trích từ khoản lợi nhuận của mình hàng nghìn tỉ đồng để làm công tác xã hội và từ thiện cho người nghèo.

Cho rằng cần có cách tiếp cận đúng với người giàu, GSTSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khẳng định, thái độ đúng đắn là trân trọng đối với những người làm giàu hợp pháp, lên án và góp sức cùng các cơ quan pháp luật phát hiện và xử lý theo pháp luật những người làm giàu phí pháp.

Sự xuất hiện của các tỷ phú Việt Nam trong danh sách của tạp chí kinh tế hãng đầu thế giới dù ít ỏi những cũng phần nào cho thấy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây. Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam còn nhiều tỷ phú ẩn mình, chưa công khai tài sản thực sự.

Hy vọng, với Nghị quyết Hội nghị TƯ 5 về phát triển kinh tế tư nhân, tới đây khu vực tư nhân tại Việt Nam sẽ thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế và danh sách tỷ phú của Fobes sẽ cập nhật thêm nhiều người giàu Việt Nam

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ