Ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo phục hồi mạnh

Nhàđầutư
Dưới tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp tiêu dùng nhỏ chịu ảnh hưởng rất lớn do thiếu tài chính và đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp lớn có thể tiếp tục tăng thị phần bằng cách mua lại những công ty SME bị ảnh hưởng nặng nề với mức giá hợp lý.
NHÂN TÂM
13, Tháng 01, 2021 | 17:18

Nhàđầutư
Dưới tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp tiêu dùng nhỏ chịu ảnh hưởng rất lớn do thiếu tài chính và đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp lớn có thể tiếp tục tăng thị phần bằng cách mua lại những công ty SME bị ảnh hưởng nặng nề với mức giá hợp lý.

13375tieudung_1504690048-20_21_12_249

 

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, doanh thu bán lẻ Châu Á giảm mạnh 27% so với cùng kỳ vào tháng 4/2020 do các chính phủ buộc phải thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, đà phục hồi ngành bán lẻ dần trở lại sau khi kiểm soát được dịch COVID-19, trong đó doanh thu bán lẻ giảm 8% trong tháng 9/2020. Cụ thể, một số quốc gia mở cửa lại kinh tế sau đợt giãn cách xã hội đã tăng trưởng lại ngành bán lẻ như: Việt Nam (tăng 5%), Trung Quốc (+2%), Hàn Quốc (+2%).

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2020 Việt Nam ước đạt hơn 1,38 triệu tỷ đồng, tăng 6,4% so với quý III và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 5,059 triệu tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá thì cả năm sẽ giảm 1,2% (năm 2019 tăng 9,5%).

BSC đánh giá, nhu cầu ngành tiêu dùng bán lẻ được kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong năm 2021 nhờ nhiều yếu tố. Trước hết, xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân sau đại dịch COVID-19 thay đổi khi hạn chế đi ra ngoài hơn, và tăng sử dụng mua hàng online. Đây là kênh tiềm năng cho các công ty bán lẻ phát triển thương mại điện tử.

z2277219753140_e1c418fa1f3405cb5deddef963f1e955

(Ảnh: BSC)

Dù vậy, BSC cũng nhận định một số rủi ro cho ngành tiêu dùng, như kênh truyền thống và hiện đại chưa hồi phục về mức trước dịch trong năm 2021 do tâm lý người dân vẫn e sợ việc tiêu dùng bên ngoài, từ đó ảnh hưởng tới ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và cửa hàng bán lẻ vật lý. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của bão liên tục trong tháng 10-11/2020 ảnh hưởng lớn tới thu nhập hộ gia đình miền Trung và kinh doanh bán lẻ ở một số khu vực ảnh hưởng trực tiếp bão như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngải,…. 

Đặc biệt, BSC chỉ ra, làn sóng dịch lần 2 ở Đà Nẵng vào cuối tháng 7/2020 không cho thấy nhiều tác động. Trong ngắn hạn, tăng trưởng ngành FMCG dần trở lại mức tăng trước COVID-19 và có nhiều khả năng tiếp tục chậm lại vào những tháng cuối 2020 do người tiêu dùng có thể giảm bớt mua sắm, đặc biệt là ở khu vực miền trung nơi đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Ngành hàng thực phẩm đóng gói dẫn đầu tăng trưởng với tốc độ 2 chữ số. Tăng trưởng ngành hàng thức uống tăng tốc ở thành thị, trong khi đó vẫn chưa phục hồi ở khu vực nông thôn sau giãn cách xã hội.

Ở các kênh bán lẻ, tăng trưởng dần “hạ nhiệt”, trừ thị phần kênh online tiếp tục mở rộng về giá trị cũng như dẫn đầu về tăng trưởng sau giãn cách xã hội. Theo báo cáo thống kê của WeAreSocial, Việt Nam tại thời điểm tháng 1/2020 có hơn 68 triệu người sử dụng dịch vụ Internet, tương đương hơn 2/3 dân số và hơn 146 triệu kết nối mạng dữ liệu di động. VNDirect nhận định kênh trực tuyến sẽ trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế bán lẻ.

Mặt khác, dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp nhỏ chịu tác động rất lớn do thiếu tài chính và đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục tăng thị phần bằng cách mua lại những công ty SME bị ảnh hưởng nặng nề, qua đó họ có thể mở rộng được thị phần, M&A với các doanh nghiệp nhỏ khác với giá hợp lý. Ngoài ra, trong trung và dài hạn 5-10 năm nữa, tầng lớp trung và thượng lưu sẽ gia tăng đáng kể từ đó các doanh nghiệp cần cao cấp hoá các dòng sản phẩm để đáp ứng tập khách hàng mục tiêu này.

z2277131385793_7163e44352a748e773fdd0bdb6b56b67

(Ảnh: BSC)

BSC nhận xét, “Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế trong trung và dài hạn”. Trong năm 2020, nhiều thương hiệu quốc tế lớn đã mở cửa hàng tại Việt Nam như Uniqlo mở hai cửa hàng tại các trung tâm Vincom tại Hà Nội và TP.HCM, Watsons mở cửa hàng đầu tiên tại Vincom Đồng Khởi; MUJI - chuỗi sản phẩm gia dụng Nhật Bản, mở cửa hàng đầu tiên và lớn nhất ASEAN, và Matsumoto Kiyoshi, thương hiệu bán lẻ dược mỹ phẩm Nhật Bản, khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.

VNDirect nhận định sự mở rộng mạng lưới bán lẻ của các thương hiệu quốc tế tại Việt Nam sẽ thúc đẩy lĩnh vực bất động sản thương mại trong tương lai, cả về diện tích cho thuê cũng như tăng trưởng về giá thuê đất thương mại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ