Người tiêu dùng chuyển hướng ‘sính nội’?

Một nghiên cứu mới đây của Nielsen cho thấy, 17% người Việt cho biết chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, tỷ lệ trung bình toàn cầu lần lượt là 11% và 54%.
VIỆT DŨNG
05, Tháng 07, 2020 | 07:45

Một nghiên cứu mới đây của Nielsen cho thấy, 17% người Việt cho biết chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, tỷ lệ trung bình toàn cầu lần lượt là 11% và 54%.

Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương cùng với đó là ngành bán lẻ hậu Covid-19. Người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc, và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt.

Trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình, Nielsen chỉ ra 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm hậu Covid-19 trên toàn thế giới bao gồm Chất lượng và Hiệu quả; Sản phẩm có nguồn gốc địa phương và công nghệ.

Các động lực này thúc đẩy sự phát triển đáng kể của các xu hướng như người tiêu dùng chuộng hàng nội địa, sẵn sàng chi trả cao hơn cho những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe. Trong khi đó công nghệ tác động đến cách người tiêu dùng tìm kiếm, mua sắm, kết nối với các thương hiệu và mua sắm trực tuyến nhiều hơn.

026f8_sinh_noi

Người tiêu dùng đang chuyển hướng sử dụng sản phẩm nội địa sau dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Việt Dũng

Cơ hội lớn cho nhà sản xuất nội địa

Theo Nielsen, người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc, và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Kết quả khảo sát cho thấy, có 17% người Việt chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa. Tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn mức trung bình trên toàn cầu lần lượt là 11% và 54%.

Theo Nielsen, 17% người Việt cho biết chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa.

Trong khi đó, tỷ lệ trung bình toàn cầu lần lượt là 11% và 54%.

Gần 69% người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức trung bình toàn cầu là 49%

Theo Nielsen, đây là một trong những nhu cầu mới nổi lên ở các quốc gia trong mô hình phục hồi mà công ty nghiên cứu. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương cùng với đó là ngành bán lẻ hậu Covid-19.

Điều này sẽ mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương. Tuy nhiên, nhà cung cấp địa phương cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt phù hợp nhu cầu chung của người tiêu dùng, và đảm bảo sự có mặt sản phẩm trên quầy kệ.

Ngoài ra, quí 1-2020, gần một nửa người Việt xếp hạng sức khỏe là mối quan tâm số một, dẫn đầu các nước trên thế giới. Vì vậy, người tiêu dùng đang tìm đến sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn, chất lượng. Gần 69% người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức trung bình toàn cầu là 49%.

Nielsen cho rằng dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen và hành vi của người tiêu dùng, cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà.

Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này.

"Chúng tôi biết rằng sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc", Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam Louise Hawley nhận định.

7d652_sinh_noi_1

Cục diện ngành bán lẻ sẽ thay đổi trong thời gian tới khi thói quen mua sắm bị chuyển dịch sang online. Ảnh minh họa: V.Dũng

Cục diện bán lẻ xoay chiều hậu Covid-19

Công ty nghiên cứu thị trường này cho biết trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, tức tháng 3-4, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã chứng kiến sự sụt giảm 12%, phần lớn đến từ kênh truyền thống. Sự sụt giảm này phần lớn đến từ kênh truyền thống, trong đó kênh mua và tiêu dùng sau (Off Traditional Trade) chứng kiến sự sụt giảm 9%, trong khi đó kênh tiêu dùng tại chỗ (On Channel) còn sụt giảm mạnh hơn nữa với 36%.

Điều này cũng rất dễ hiểu vì thói quen người tiêu dùng thay đổi, khi chuyển sang tiêu dùng tại nhà thay vì ăn uống bên ngoài như trước đây.

Riêng kênh hiện đại chứng kiến xu hướng ngược lại, với sự tăng trưởng kéo dài liên tục từ đầu năm đến nay, tăng 23% trong giai đoạn này.

Chuyên gia của Nielsen cho rằng khác với những lĩnh vực khác, người Việt có thể trì hoãn về du lịch hay các dịch vụ giải trí, nhưng ngành hàng FMCG vẫn nhiều cơ hội, bởi sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hầu như không thể thay đổi.

Đơn cử, doanh số bán lẻ thường bị hạn chế trong các cuộc khủng hoảng, dịch bệnh như SARS ở Trung Quốc, thảm họa Fukushima ở Nhật Bản và MERS ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngành hàng FMCG và thị trường bán lẻ có xu hướng  tăng trưởng trở lại như trước khi dịch, thậm chí có thể tăng trưởng tốt hơn.

Theo Nielsen, sự phục hồi và tăng trưởng của ngành bán lẻ Việt Nam có thể càng khả quan hơn, bởi chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt trong quí 1-2020 vẫn duy trì ở mức cao, đứng tốp 4 trên thế giới. Niềm tin này giúp gia tăng kỳ vọng vào sức mua hàng hoá, thúc đẩy ngành bán lẻ tăng trưởng.

Ông Lê Hoàng Long, Quản lý bộ phận Tư vấn chuỗi bán lẻ, Nielsen Việt Nam cho biết: “Xu hướng mua hàng trực tuyến chắc chắn sẽ tăng hậu Covid-19. Tuy nhiên, kênh trực tuyến sẽ tồn tại song song chứ khó có thể thay thế hoàn toàn các điểm bán trực tiếp. Dự báo sẽ có nhiều "cú bắt tay" hơn nữa giữa những nhà bán lẻ trực tuyến và trực tiếp để tạo ra hệ sinh thái đa kênh, như trường hợp các siêu thị và nhà cung cấp kết hợp với nền tảng phân phối trực tuyến như hiện nay.”

(Theo TBKTSG)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ