Nguy cơ nợ xấu mảng tín dụng tiêu dùng tăng nhanh

Sau khi dịch bệnh qua đi, tăng trưởng tín dụng sẽ dần phục hồi và NIM có thể được cải thiện nhờ thay đổi cơ cấu cho vay và huy động, nhưng nợ xấu chỉ có thể được giải quyết nhanh gọn nếu ngân hàng thận trọng trong cho vay, xếp hạng nợ và dự phòng.
THU THUỶ
28, Tháng 04, 2020 | 09:36

Sau khi dịch bệnh qua đi, tăng trưởng tín dụng sẽ dần phục hồi và NIM có thể được cải thiện nhờ thay đổi cơ cấu cho vay và huy động, nhưng nợ xấu chỉ có thể được giải quyết nhanh gọn nếu ngân hàng thận trọng trong cho vay, xếp hạng nợ và dự phòng.

Báo cáo mới đây của VNDirect nhận định, nợ xấu là vấn đề đáng lo ngại nhất với ngành ngân hàng trong thời gian tới. 

Theo bộ phận phân tích của VNDirect, nợ xấu là vấn đề cần theo dõi chặt chẽ vì khi nợ xấu tăng nhanh, điều này có thể ảnh hưởng rộng ra nền kinh tế và ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng trong nhiều năm. 

Sau khi dịch bệnh qua đi, tăng trưởng tín dụng sẽ dần phục hồi và NIM có thể được cải thiện nhờ thay đổi cơ cấu cho vay và huy động, nhưng nợ xấu chỉ có thể được giải quyết nhanh gọn nếu ngân hàng thận trọng trong cho vay, xếp hạng nợ và dự phòng. 

Trong các ngân hàng được theo dõi, VCB, ACB và MBB đã cho thấy chất lượng tài sản tốt và nguồn dự phòng cao. Những ngân hàng này luôn nằm trong top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất và tỷ lệ dự phòng/nợ xấu cao nhất, do đó họ có vị thế tốt để xử lý khi nợ xấu tăng.

no-xau

Nợ xấu sẽ là vấn đề đáng lo ngại trong thời gian tới do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19

Tốc độ hình thành nợ xấu phụ thuộc vào các yếu tố như cơ cấu cho vay giữa phân khúc doanh nghiệp và cá nhân. Các ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ có tập khách hàng đa dạng hơn, do đó có ít rủi ro tín dụng hơn các ngân hàng tập trung cho vay doanh nghiệp, nhờ rủi ro tập trung thấp hơn.

Ngoài ra, tốc độ hình thành nợ xấu còn phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của ngân hàng: nợ xấu của ngân hàng có dư nợ lớn đối với các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, cho vay tín chấp được dự báo sẽ tăng nhanh hơn các ngân hàng khác. Và yếu tố nữa là mức độ rủi ro tập trung: việc phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn tạo ra rủi ro thất thoát vốn.

Với những lý do trên, VNDirect cho rằng 3 ngân hàng VCB, ACB và MBB sẽ xử lý nợ xấu tốt hơn các ngân hàng khác mà công ty chứng khoán này đang theo dõi. Ngược lại, VPB và TCB được dự báo sẽ có tốc độ tăng nợ xấu nhanh hơn do những ngân hàng này có dư nợ lớn cho vay tín chấp và bất động sản. 

Gần đây, MBB cũng tích cực mở rộng mảng tín dụng tiêu dùng nhưng dư nợ trong mảng này vẫn còn thấp, dưới 4% tổng dư nợ trong năm 2019. Mặc dù VNDirect dự báo nợ xấu tăng, nhưng điều này có thể sẽ không thể hiện trong báo cáo tài chính Quý 1 và 2 năm 2020 do ngân hàng có thể giãn nợ mà không thay đổi nhóm nợ tới tối đa 12 tháng kể từ ngày đến hạn. Dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ bắt đầu tăng trong nửa cuối năm 2020 và tiếp tục tăng trong năm 2021.

Dịch bệnh Covid-19 cũng có nguy cơ khiến nợ xấu tăng nhanh trong mảng tín dụng tiêu dùng. Các công ty tài chính tiêu dùng cung cấp các khoản cho vay tín chấp và thẻ tín dụng cho phân khúc khách hàng đại chúng, trong khi phân khúc này có thu nhập thấp và bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh. 

Dịch bệnh đã khiến các công ty nhỏ, các hộ kinh doanh phải tạm thời đóng cửa, hoặc thu hẹp quy mô, dẫn tới việc cắt giảm lương và tăng số lượng người mất việc. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số người nộp đơn hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 2/2020 đã tăng 70% so với cùng kỳ, lên 47.000 người. Do thu nhập bị ảnhhưởng, dự báo nợ xấu sẽ tăng nhanh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. 

Tuy nhiên, việc nợ xấu tăng trong lĩnh vực này sẽ không mở rộng tới toàn bộ ngành ngân hàng do tỷ lệ thâm nhập của ngành trong lĩnh vực này còn thấp và hiện nay chỉ có 4 ngân hàng tích cực tham gia mảng tài chính tiêu dùng. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam đã có một số biện pháp để giúp đỡ người thu nhập thấp, bao gồm một gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ cho người lao động bị mất việc, cho vay không lãi suất bởi các ngân hàng cho doanh nghiệp với mục đích trả lương, giảm giá điện 10%. Nợ xấu sẽ tăng nhanh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng nhưng sẽ không hình thành rủi ro cho toàn ngành, tuy nhiên nó sẽ có ảnh hưởng tới các ngân hàng có dư nợ lớn trong lĩnh vực này.

Theo Nhịp sống kinh tế

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ