Ngân hàng 'thấm đòn' COVID-19: Tăng trưởng yếu, nợ xấu cao, dự phòng ăn mòn lợi nhuận

Nhàđầutư
Nhiều ngân hàng đưa ra lưu ý rằng, tình hình kinh doanh quý 1 chưa phản ánh nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, sang tới quý 2/2020 mới là thời điểm thể hiện rõ nhất ảnh hưởng khi các khoản nợ đến hạn không thể thu hồi, lãi suất giảm và nợ xấu có nguy cơ tăng cao.
ĐÌNH VŨ
23, Tháng 04, 2020 | 11:39

Nhàđầutư
Nhiều ngân hàng đưa ra lưu ý rằng, tình hình kinh doanh quý 1 chưa phản ánh nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, sang tới quý 2/2020 mới là thời điểm thể hiện rõ nhất ảnh hưởng khi các khoản nợ đến hạn không thể thu hồi, lãi suất giảm và nợ xấu có nguy cơ tăng cao.

ngan-hang

15 ngân hàng đầu tiên công bố BCTC quý 1 với những con số đáng lo ngại cho thấy ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới hệ thống các tổ chức tín dụng trong nước.

Cho tới thời điểm hiện tại đã có 15 ngân hàng công bố BCTC quý 1/2020 với những diễn biến tài chính đáng lưu ý. Đặc biệt, đa số các ngân hàng đều có tăng trưởng tín dụng và huy động khá thấp, ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh. Điều này cho thấy dịch bệnh COVID-19 đã bắt đầu tác động tới lợi nhuận ngành ngân hàng. Nhiều nhà băng còn cho biết ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ rõ nét hơn vào quý 2/2020.

Đầu tiên là xét tới chỉ số tăng trưởng tín dụng trong quý 1. Theo thống kê chỉ số tăng trưởng tín dụng của 15 ngân hàng có thể thấy chỉ số này là rất thấp. Chỉ có 6 ngân hàng đạt mức tăng trưởng trên 3% là Sacombank (3,47%), VietABank (5,2%), TPBank (5%), VPBank (3%), VIB (4,4%) và NamA Bank (4,8%). 9 ngân hàng còn lại mức tăng trưởng tín dụng đều quanh mức đi ngang, không tăng trưởng so với đầu năm hoặc chỉ ở mức 1-2%.

Cụ thể, NCB không tăng trưởng, BacABank tăng 1%, KienLongBank tăng 1%, SeABank tăng 1,5%, cá biệt Saigonbank còn giảm 2,3%.

So với kế hoạch cả năm ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng khoảng 14% thì con số tăng trưởng tín dụng 3 tháng như trên là rất thấp. Theo thống kê chính thức của Ngân hàng Nhà nước thì trung bình tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm chỉ đạt 1,3%. Như vậy, nhiều khả năng, các ngân hàng chưa công bố KQKD quý 1 sẽ có chỉ số tăng trưởng tín dụng thấp hơn cả 15 ngân hàng vừa được thống kê.

Về tăng trưởng huy động 3 tháng đầu năm 2020 cũng có thấy những con số kém lạc quan, dù đây thường là khoảng thời gian tăng trưởng huy động rất tốt của hệ thống ngân hàng do trùng vào dịp Tết Nguyên đán. 

Trong 15 ngân hàng thì có 8 ngân hàng tăng trưởng huy động khách hàng trên 3%, trong đó có những ngân hàng tăng trưởng rất cao như NamA Bank tăng 8,9%, BacA Bank tăng 8%, VietA Bank tăng 6,5%, LienVietPostBank tăng 5,23%. Nhưng cũng có nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng huy động khách hàng 3 tháng đầu năm rất thấp như Vietcombank tăng 0,6%; VIB tăng 0,6%, ACB tăng 1%. Cá biệt có những trường hợp ngân hàng tăng trưởng giảm như TPBank giảm 3%, Saigonbank giảm 0,8% so với đầu năm.

Do tăng trưởng tín dụng thấp nên tổng tài sản của một vài ngân hàng cũng suy giảm mạnh: NCB giảm 12% so với đầu năm, SaigonBank giảm 11%, SeABank giảm 5,65%. Còn lại đa số tổng tài sản của các ngân hàng đều chỉ tăng nhẹ so với đầu năm.

Cùng chiều suy giảm của các chỉ tiêu kinh doanh chính, nhiều ngân hàng báo lợi nhuận giảm trong quý đầu tiên của năm 2020. Đầu tiên là Vietcombank giảm 11% so với cùng kỳ còn 5.333 tỷ đồng do phải tăng chi phí dự phòng rủi ro thêm 43%. 

Tiếp đến là KienlongBank giảm 23%, lợi nhuận trước thuế còn 57 tỷ đồng; SaigonBank báo lợi nhuận giảm 31% còn 48 tỷ đồng; BacABank giảm 27% còn 178 tỷ đồng; Sacombank lợi nhuận giảm 7% còn 988 tỷ đồng; NamA Bank cũng giảm 53% còn 142 tỷ đồng.

Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu tại đa số các ngân hàng đều có dấu hiệu tăng khá nhanh so với đầu năm. Dù chưa vượt ngưỡng quy định của NHNN (dưới 3%) nhưng đây vẫn là dấu hiệu đáng lo ngại, nếu không được kiểm soát kịp thời, rất có thể nợ xấu hệ thống ngân hàng sẽ bùng nổ vào cuối năm.

Một điểm đáng lưu ý nữa về nợ xấu năm 2020 là trong khi nợ xấu mới đang tăng nhanh thì số nợ xấu lưu cữu tại VAMC của các ngân hàng đều không có nhiều biến động trong 3 tháng vừa qua. Một số ngân hàng lợi nhuận giảm hoặc tăng yếu do giảm thu từ xử lý nợ xấu. Hoạt động kinh doanh ngừng trệ, bất động sản chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ tác động trực tiếp tới việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng với tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản.

Nhiều ngân hàng đưa ra lưu ý rằng, tình hình kinh doanh quý 1 chưa phản ánh nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, sang tới quý 2/2020 mới là thời điểm thể hiện rõ tác động này khi các khoản nợ đến hạn không thể thu hồi, lãi suất giảm và nợ xấu có nguy cơ tăng cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ