Ngân hàng Nhà nước quyết liệt tăng trưởng tín dụng trong đại dịch

Nhàđầutư
Trong văn bản gửi đi mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu lập đường dây nóng để xử lý, khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp liên quan tới việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tại ngân hàng.
ĐÌNH VŨ
17, Tháng 04, 2020 | 17:34

Nhàđầutư
Trong văn bản gửi đi mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu lập đường dây nóng để xử lý, khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp liên quan tới việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tại ngân hàng.

Thống đốc NHNN yêu cầu Giám đốc NHNN Chi nhánh các tỉnh, thành phố thiết lập ngay số điện thoại đường dây nóng tại NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố để tiếp nhận và xử lý kịp thời, triệt để các kiến nghị, đề xuất và khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, các Hiệp hội trên địa bàn liên quan đến Thông tư 01/2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID - 19.

Thống đốc yêu cầu thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn để doanh nghiệp, người dân biết.

Thống đốc cũng yêu cầu thành lập bộ phận thường trực tại NHNN chi nhánh để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân qua đường dây nóng. 

Yêu cầu giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn triển khai quyết liệt Thông tư 01 và hướng dẫn của Hội sở chính; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân dẫn đến các thắc mắc, khiếu kiện.

thong-doc

Thống đốc yêu cầu lập đường dây nóng để xử lý, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp liên quan tới việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, nguyên nguyên nhóm nợ tại ngân hàng.

Trong khoảng gần 1 tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng đang tạm dừng các khoản cho vay mới để tập trung triển khai thu nợ, cơ cấu lại cho khách hàng. Cũng vì thế nên dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ "kêu cứu" vì không thể vay vốn để mở rộng hoặc duy trì hoạt động của doanh nghiệp. 

Các ngân hàng đang ở thế lưỡng nan ngừng cho vay có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngân hàng lại đi ngược lại với yêu cầu của Chính phủ và Thống đốc. Nhưng một mặt, nếu mạo hiểm cho vay ở thời điểm hiện tại có thể dẫn tới sự bùng nổ của nợ xấu trong tương lai và hậu quả thì chỉ có ngân hàng chịu.

Theo chia sẻ của giám đốc chi nhánh một ngân hàng, trước tình hình cách ly xã hội từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến nay, rất nhiều doanh nghiệp, cửa hàng, chi nhánh đang tạm ngừng hoạt động, vì thế ngân hàng cũng không có căn cứ để đánh giá xem trong thời gian tới doanh nghiệp có hoạt động trở lại hay không và hoạt động trở lại sẽ như thế nào nên không dám "vung tiền" cho vay mới. Đa phần các ngân hàng đều đang nghe ngóng, chờ hết cách ly xã hội xem hoạt động doanh nghiệp trở lại thế nào mới dám phê duyệt tín dụng. Cùng với đó, các ngân hàng cũng đang tập trung thu nợ, cơ cấu lại nợ, đánh giá lại các khoản vay trước đã.

Tín dụng 3 tháng đầu năm tăng rất thấp, chỉ ở mức 1,3%, bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi tín dụng vẫn là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế thì việc tăng trưởng quá thấp là bất thường và cho thấy 2 mặt của một vấn đề là doanh nghiệp cần vốn nhưng không thể tiếp cận vốn và ngân hàng đang dư thừa tiền nhưng cũng không dám cho vay vì sợ rủi ro.

Văn bản mới đây của Thống đốc gửi đi cho thấy NHNN cũng đang "sốt ruột" với tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm. Giải quyết nhanh việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng là điều kiện tiên quyết ở thời điểm này để các ngân hàng có thể nhanh chóng cho vay trở lại và đẩy cao tín dụng trong quý 2 và những quý tiếp theo của năm 2020.

Ngày 10/4, tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ, Thống đốc NHNN cho biết, "năm 2020, NHNN dự kiến tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế khoảng 900 nghìn tỷ đồng đến 1,1 triệu tỷ đồng, tức là mức tăng dự báo khoảng 11-14%".  Điều này có nghĩa là trong 3 quý tiếp theo của năm 2020 tăng trưởng tín dụng phải đạt từ 9,7-12,7% thì ngành Ngân hàng mới đạt chỉ tiêu đề ra. Thống đốc cũng khẳng định: Trong bất cứ tình huống nào, NHNN cũng sẽ điều hành hoạt động ngân hàng để đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, kể cả trong giai đoạn phòng chống dịch.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ