Ngân hàng đang nỗ lực thúc đẩy lưu thông dòng vốn

CHÍ KIÊN
12:31 18/08/2021

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Theo TS Bùi Duy Tùng, giảng viên kinh tế Đại học RMIT, các NHTM Việt Nam đang nỗ lực hoàn thành vai trò của họ trong việc thúc đẩy lưu thông dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động.

Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi giữa PV Thời báo Ngân hàng với TS Bùi Duy Tùng xung quanh vấn đề này.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang nỗ lực vượt qua đại dịch, ông đánh giá thế nào về vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ duy trì hoạt động của các doanh nghiệp?

Cuộc khủng hoảng COVID-19 là một cuộc khủng hoảng kép, khác hẳn với các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã xảy ra trước đây. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đồng thuận rằng cuộc khủng hoảng lần này có thể tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 do nó tác động đến cả phía cung và cầu của nền kinh tế.

tung

Tiến sĩ Bùi Duy Tùng

Trong bối cảnh khủng hoảng mới, vai trò của ngân hàng cũng thay đổi so với cuộc khủng hoảng trước đó. Nguyên nhân chính của cuộc suy thoái năm 2008 là hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng lần này, hệ thống ngân hàng không còn là "tội đồ" nữa mà trở thành một phần của giải pháp giúp vực dậy nền kinh tế sau đại dịch.

Hệ thống ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giúp lưu thông vốn từ nơi thừa vốn (người có tiền nhàn rỗi) đến khu vực thiếu vốn (người đi vay). Trong cơ cấu nguồn vốn bên ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nợ vay ngân hàng chiếm một phần không nhỏ.

Trong khủng hoảng, vai trò cung cấp vốn cho các doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng cần phải được đề cao hơn nữa. Doanh thu của khu vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề khiến họ phải tìm kiếm các nguồn vốn bên ngoài, trong đó có vốn vay để tiếp tục hoạt động. Ngoài ra, đại dịch cũng khiến cho các khoản đầu tư khác trở nên rủi ro hơn, nhà đầu tư sẽ tìm đến các khoản đầu tư an toàn như tiết kiệm để bảo toàn vốn.

Các NHTM Việt Nam đang nỗ lực hoàn thành vai trò của họ trong việc thúc đẩy lưu thông vốn. Tuy nhiên, một số yếu tố khách quan của thị trưởng đã làm cho dòng chảy vốn khó khăn hơn: Đầu vào nguyên nhiên vật liệu khan hiếm do giãn cách không lưu thông được; sản xuất bị đình trễ, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, tồn kho tăng; công nợ nhiều, nhà máy, xưởng sản xuất cầm chừng, vừa làm vừa chống dịch; các công trường, công trình ngưng hoạt động, chi phí không giảm mà còn tăng cao...

Ngành Ngân hàng đã có những nỗ lực ra sao để hỗ trợ doanh nghiệp kể từ khi đại dịch bùng phát, đặc biệt là thông qua các chính sách ưu đãi về giãn, hoãn nợ?

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngày 13/3/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn. Ngày 02/4/2021, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Điều này cho thấy NHNN đã chủ động nắm bắt tình hình, ban hành chính sách chỉ đạo triển khai kịp thời, quyết liệt các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, tốc độ diễn tiến quá nhanh của dịch bệnh khiến cho các chính sách phải thay đổi liên tục để phù hợp hơn với tình hình mới. Đây là một thách thức rất lớn nhưng với tinh thần chủ động, NHNN có thể sẽ ban hành các thông tư mới để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ cụ thể hóa các nội dung tại thông tư để triển khai áp dụng cho các đối tượng khách hàng thực sự bị ảnh hưởng, nhằm hỗ trợ khách hàng của họ một cách tốt nhất. Việc chấp nhận giảm lợi nhuận cũng sẽ căn cứ vào thực lực của từng NHTM. Trong thời gian qua các NHTM đã rất chia sẻ với khách hàng và cộng đồng, thể hiện bằng các gói chương trình chính sách lãi suất ưu đãi, miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng, đóng góp bởi hiện vật trang thiết bị y tế và tài chính hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Cần nhấn mạnh thêm rằng, việc miễn, giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp trong đợt bùng phát lần thứ 4 phụ thuộc vào tiềm lực tài chính, khả năng đảm bảo an toàn vốn cũng như khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng. Xét cho cùng thì ngân hàng cũng là các doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch. Khi các ngân hàng giảm lãi sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Điều này phụ thuộc vào độ nhạy của lợi nhuận ngân hàng với lãi suất, và không giống nhau ở các ngân hàng.

Ví dụ, ngân hàng A giảm 1% lãi suất thì lợi nhuận có thể giảm 5%, nhưng đối với ngân hàng B thì lợi nhuận có thể giảm đến 10%. Điều này góp phần giải thích tại sao một số ngân hàng rất chủ động trong việc miễn giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, và một số ngân hàng khác thì thận trọng hơn.

Ông có suy nghĩ gì về việc ngân hàng cần phải hạ lãi suất cho vay, nới lỏng các tiêu chí tiếp cận tín dụng để khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp?

Để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong năm 2020 NHNN đã điều chỉnh giảm 3 lần đồng bộ các mức lãi suất với quy mô tương đối lớn, với tổng mức giảm từ 1,5 - 2%/năm lãi suất điều hành. Từ đầu năm 2021 đến nay, NHNN vẫn giữ nguyên các mức lãi suất điều hành này tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Theo đó các NHTM điều chỉnh lãi suất đầu vào/ đầu ra phù hợp với thị trường và tình hình hoạt động của các NHTM. Việc hạ lãi suất cho vay mà đặc biệt trong lúc này cũng là biện pháp điều hành linh hoạt phù hợp, nhằm mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Các NHTM đánh giá địa bàn khu vực, ngành nghề, đối tượng cụ thể để có định hướng tín dụng phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng NHTM, trên cơ sở đó ban hành các chính sách/sản phẩm tín dụng, cụ thể hóa các tiêu chí điều kiện tín dụng để tiếp cận tín dụng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người vay. Ví dụ: các chính sách cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn/ vừa và nhỏ/ khoa học công nghệ. Kèm theo đó là những gói chương trình ưu đãi lãi suất. Theo đó dòng vốn sẽ được khơi thông và nhu cầu vốn sẽ được đáp ứng, vẫn kiểm soát được rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động.

Hơn ai hết, các ngân hàng cần phải hiểu rằng tác động của đại dịch đến lợi nhuận và hoạt động của họ thường có độ trễ. Khi giãn cách xã hội, hầu như các doanh nghiệp, nhà xưởng đều phải đóng cửa, số mở cửa thì hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, do đặc thù là ngành dịch vụ và là hoạt động thiết yếu nên các ngân hàng vẫn tổ chức hoạt động được khi xã hội giãn cách. Nhưng nếu thời gian giãn cách kéo dài, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp kiệt quệ thì lúc này lợi nhuận của ngân hàng mới thực sự bị ảnh hưởng.

Khi các doanh nghiệp không còn đủ khả năng trả nợ, nợ xấu sẽ tăng và trực tiếp làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. Cho nên việc các ngân hàng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp lúc này không chỉ nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua cú sốc khủng hoảng mà còn giúp chính các ngân hàng bảo toàn được lợi nhuận trong tương lai của họ.

Việc nới lỏng các tiêu chí tiếp cận tín dụng cần phải được xem xét một cách thận trọng. Khơi thông dòng vốn, hạ lãi suất cho vay không nên đánh đồng với việc cho vay tràn lan và cho vay dưới chuẩn. Việc bơm vốn cần phải được thực hiện mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế sau đại dịch.

Tuy nhiên, dòng vốn này phải được chảy về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thiết yếu và ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Nhưng việc này cũng không có nghĩa là các NHTM nên nới lỏng các tiêu chí cho vay đối với các khách hàng, do dòng vốn có thể được hướng đến các lĩnh vực mang tính chất đầu cơ và không thực sự mang lại giá trị cho nền kinh tế. Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trước đây đã cho thấy hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn (Khủng hoảng kinh tế tài chính 2008) và hướng dòng vốn vào các lĩnh vực không cần thiết (bóng bóng bất động sản ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011).

Xin cảm ơn ông!

(Theo Thời báo ngân hàng)

  • Cùng chuyên mục
KIDO năm thứ 4 liên tiếp không hoàn thành kế hoạch kinh doanh

KIDO năm thứ 4 liên tiếp không hoàn thành kế hoạch kinh doanh

Theo như báo cáo sơ bộ của HĐQT thì năm 2024 có thể là năm thứ 4 liên tiếp KIDO không hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Tài chính - 06/01/2025 19:44

Việt Nam có 9,25 triệu tài khoản chứng khoán, 99,8% của nhà đầu tư cá nhân

Việt Nam có 9,25 triệu tài khoản chứng khoán, 99,8% của nhà đầu tư cá nhân

Số lượng tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam vượt 9,2 triệu, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.

Tài chính - 06/01/2025 17:16

145.000 tỷ đồng dư nợ cho vay nhà ở xã hội không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

145.000 tỷ đồng dư nợ cho vay nhà ở xã hội không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

NHNN vừa có công văn yêu cầu các NHTM thực hiện nghiêm túc các cam kết tham gia Chương trình cho vay nhà ở xã hội. Trong đó, NHNN cho biết dư nợ cho vay nhóm đối tượng này sẽ không phải tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của các NHTM.

Tài chính - 06/01/2025 09:08

Liên minh hãng tàu toàn cầu tái cấu trúc tác động thế nào đến các cảng Việt Nam?

Liên minh hãng tàu toàn cầu tái cấu trúc tác động thế nào đến các cảng Việt Nam?

Sự thay đổi liên minh là cơ hội cho Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển thành cảng nước sâu trung chuyển quốc tế trong khu vực.

Tài chính - 06/01/2025 09:07

Công ty chứng khoán khuyến nghị loạt cổ phiếu tiềm năng

Công ty chứng khoán khuyến nghị loạt cổ phiếu tiềm năng

Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng trong việc giải ngân mới vào thị trường, có thể xem xét gom các cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt.

Tài chính - 06/01/2025 08:53

Khi một loạt ông lớn phát hành thành công lượng trái phiếu khủng

Khi một loạt ông lớn phát hành thành công lượng trái phiếu khủng

Các đợt phát hành trái phiếu quy mô lớn của các doanh nghiệp hàng đầu đang tạo ra sức hút lớn đối với nhà đầu tư. Điều này cho thấy trái phiếu doanh nghiệp ngày càng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn.

Tài chính - 06/01/2025 08:51

'Nóng' tỷ giá tuần đầu năm, dự báo một năm khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ

'Nóng' tỷ giá tuần đầu năm, dự báo một năm khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ

Bước vào năm mới 2025, đồng USD xác lập đà tăng tuần mạnh nhất trong một tháng. Nhiều dự báo về một năm khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ.

Tài chính - 06/01/2025 07:00

Nhân tố mới tại dự án Vinhomes Ocean Park 3

Nhân tố mới tại dự án Vinhomes Ocean Park 3

Chủ mới của Lighthouse 1 là CVH Nachos 1 PTE.LTD, pháp nhân có nhiều liên hệ với Tập đoàn Capitaland.

Tài chính - 06/01/2025 06:45

Ông Trần Lâm từ nhiệm CEO City Auto sau 1 tháng

Ông Trần Lâm từ nhiệm CEO City Auto sau 1 tháng

City Auto ghi nhận kết quả kinh doanh kém lạc quan trong 9 tháng 2024. Cổ phiếu lao dốc mạnh từ vùng 32.000 đồng/cp xuống 22.000 đồng/cp.

Tài chính - 05/01/2025 08:03

Chứng khoán tiến tới kỷ nguyên vươn mình

Chứng khoán tiến tới kỷ nguyên vươn mình

Năm mới, thời cơ mới, động lực mới, vận hội mới. Năm 2025 thực sự mang lại cảm nhận là một năm đánh dấu cho sự khởi đầu của kỷ nguyên mới đối với Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.

Tài chính - 05/01/2025 07:36

Ngân hàng ACB bác tin lãnh đạo đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài

Ngân hàng ACB bác tin lãnh đạo đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài

Ngân hàng ACB cho biết đã thực hiện thu thập toàn bộ những nội dung đăng tải, lan truyền thông tin đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý theo đúng pháp luật.

Tài chính - 05/01/2025 07:34

Chốt ‘deal’ với đối tác ngoại, một cổ phiếu tăng trần 7 phiên liên tiếp

Chốt ‘deal’ với đối tác ngoại, một cổ phiếu tăng trần 7 phiên liên tiếp

TMT Motors thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ trong năm 2024 để chuẩn bị cho sự bứt phá năm 2025. Doanh nghiệp đặt mục tiêu bán 3.404 xe điện Wuling năm nay.

Tài chính - 04/01/2025 08:31

TKV báo lãi 6,23 nghìn tỷ đồng năm 2024

TKV báo lãi 6,23 nghìn tỷ đồng năm 2024

Ngành Than và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa khép lại một năm 2024 đầy thách thức, với những khó khăn đến từ nhiều khía cạnh như địa chất, thiên tai, và tình hình kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công nhân viên và thợ mỏ của TKV đã thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên định, vượt qua mọi thử thách để duy trì đà tăng trưởng và đóng góp quan trọng vào ngân sách địa phương.

Tài chính - 04/01/2025 08:29

Ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng giám đốc ABBank

Ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng giám đốc ABBank

ABBank vừa công bố chính thức bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu giữ chức Tổng giám đốc ABBank kể từ ngày 1/1/2025.

Tài chính - 04/01/2025 08:26

SHB được chấp thuận tăng vốn lên 40.658 tỷ đồng

SHB được chấp thuận tăng vốn lên 40.658 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận SHB tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Tài chính - 04/01/2025 08:24

Cổ phiếu nhiều công ty ‘bay cao’ nhờ hợp tác với tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Cổ phiếu nhiều công ty ‘bay cao’ nhờ hợp tác với tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Sau thông tin “bắt tay” cùng VinFast, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đồng loạt tăng mạnh.

Tài chính - 04/01/2025 08:23