Ngân hàng cấp tập tăng vốn
Trong những ngày cận Tết này, một loạt ngân hàng thực hiện phát hành cổ phiếu trả cổ tức để tăng vốn điều lệ, qua đó nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các quy định an toàn vốn và mở rộng quy mô hoạt động.

Tăng vốn thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu
Đại hội cổ đông bất thường của LPBank (mã LPB) diễn ra giữa tháng 11/2024 đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 16,8% (phương án điều chỉnh) để vốn điều lệ lên 29.873 tỷ đồng.
HDBank (mã HDB) cũng mới nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu. Mức vốn tăng thêm tối đa hơn 5.825 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo phương án tăng vốn đã được đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Ngân hàng thông qua.
Sau khi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% vào tháng 7/2024, HDBank tiếp tục triển khai kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới).
Dự kiến, thời gian chia cổ tức vào quý IV/2024, thủ tục tăng vốn liên quan thực hiện trong quý I/2025. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ HDBank sẽ tăng lên hơn 34.900 tỷ đồng và tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Mới nhất, VietBank (mã VBB) công bố ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% là ngày 29/11/2024.
Theo đó, ngân hàng này sẽ phát hành thêm 142,8 triệu cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế tính đến ngày 31/12/2023, nâng vốn điều lệ thêm 1.428 tỷ đồng, lên mức 7.139 tỷ đồng.
Thời gian hoàn tất việc tăng vốn chậm nhất vào cuối năm 2024. Theo Hội đồng quản trị VietBank, phần vốn tăng thêm được dùng để đầu tư tài sản, bổ sung nguồn vốn để phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động, bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động và sinh lợi cho hoạt động kinh doanh.
Hội đồng quản trị BAC A BANK (mã BAB) cũng vừa thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh và triển khai phương án phát hành cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng.
Kế hoạch này gồm 2 phương án phát hành 62,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và 96 triệu cổ phiếu ra công chúng. Thời gian dự kiến triển khai trong năm 2024 và 2025, sau khi được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận.
Thực tế, có nhiều hình thức giúp ngân hàng tăng vốn điều lệ như phát hành cổ phiếu mới, trái phiếu chuyển đổi, hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược... Tuy nhiên, tùy tình hình tài chính, định hướng chiến lược, mong muốn của cổ đông cũng như tình hình kinh tế mỗi thời điểm mà ngân hàng quyết định phương thức tăng vốn.
Sau 10 năm, việc vốn điều lệ tăng nhanh dẫn đến hệ số CAR của nhóm ngân hàng tư nhân cao hơn đáng kể so với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.
Cụ thể, nếu như năm 2014, hệ số CAR của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối là 9,4% và nhóm ngân hàng tư nhân là 12,07%, thì đến tháng 6/2024, tỷ lệ này lần lượt là 9,99% và 11,86% (áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN).
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán chưa thực sự sôi động như hiện nay, việc phát hành cổ phiếu mới sẽ khó thu hút cổ đông, nhà đầu tư.
Thêm nữa, ngân hàng còn phải cân nhắc tác động của việc phát hành cổ phiếu mới lên tỷ lệ sở hữu hiện tại của các cổ đông và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý. Vì thế, việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức - phương pháp tăng vốn không cần huy động thêm từ bên ngoài, được nhiều ngân hàng lựa chọn.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, nhu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng xuất phát từ việc gia tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro, gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ... và đặc biệt là cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Dự báo, năm 2025 sẽ tiếp tục là năm đầy thách thức cho ngành ngân hàng khi rủi ro nợ xấu có xu hướng tăng nhanh.
Vì thế, vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng như một “bộ đệm”, đem lại nguồn lực cần thiết cho ngân hàng đối phó với biến động thị trường, cũng như hỗ trợ vốn cho khách hàng.
Sức ép tăng vốn chưa vơi
PSG-TS. Nguyễn Hữu Huân đến từ Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, tăng vốn điều lệ là cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động và là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
NHNN vừa công bố dự thảo Thông tư về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (Điều 138), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% hoặc cao hơn theo quy định của Thống đốc NHNN trong từng thời kỳ. Luật cũng nêu rõ, Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
Dự thảo được xây dựng theo hướng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng lên mức 10,5% (bắt đầu nâng dần từ năm 2030 và đạt mức 10,5% vào năm 2033), trong đó đảm bảo vốn cấp 1 tối thiểu 6%, vốn lõi cấp 1 là 4,5%. Tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 là 8%, vốn đệm bảo toàn vốn là 2,5%.
Dự thảo quy định trao quyền cho Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ trong trường hợp cần thiết và chưa đưa ra yêu cầu cụ thể đối với tỷ lệ đệm vốn phản chu kỳ.
Tỷ lệ này nhằm ngăn ngừa sự suy giảm của nền kinh tế, linh hoạt trong từng thời kỳ và do NHNN quyết định với mức dao động từ 0-2,5% (tăng lên trong thời điểm thị trường tăng trưởng nóng và giảm bớt khi hoạt động ổn định). Trường hợp ngân ngân hàng thương mại không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% sẽ không được chia cổ tức tiền mặt.
Ngoài đảm bảo quy định về tỷ lệ an toàn vốn, tăng vốn điều lệ là yếu tố tiên quyết giúp ngân hàng gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, khi việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn được siết chặt theo lộ trình tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy, tăng vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của các ngân hàng, vừa giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định của cơ quan quản lý, vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính và củng cố khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sau 10 năm, việc vốn điều lệ tăng nhanh dẫn đến hệ số CAR của nhóm ngân hàng tư nhân cao hơn đáng kể so với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối. Cụ thể, nếu như năm 2014, hệ số CAR của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối là 9,4% và nhóm ngân hàng tư nhân là 12,07%, thì đến tháng 6/2024, tỷ lệ này lần lượt là 9,99% và 11,86% (áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN).
Trong khi đó, với các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, việc chia cổ tức diễn ra chậm hơn khi phải chờ phê duyệt của cơ quan cấp trên. Trong nửa đầu năm 2024, Agribank là ngân hàng duy nhất trong nhóm này được phê duyệt việc tăng vốn.
Tại Vietcombank (mã VCB), hiện vốn điều lệ của ngân hàng này ở mức 55.891 tỷ đồng. Vừa qua, Chính phủ đã thống nhất mức vốn nhà nước đầu tư bổ sung tại đây là 20.695 tỷ đồng, thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 49,5%, qua đó tăng vốn lên 83.557 tỷ đồng. Đề xuất này đã được Quốc hội phê duyệt.
Với VietinBank (mã CTG), ngân hàng này mong muốn sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ của năm 2023 để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ.
Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Trần Minh Bình cho biết, Ngân hàng kỳ vọng sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng quyết định cuối cùng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngân hàng đã nhận được ý kiến của NHNN và Bộ Tài chính cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 là 11.678 tỷ đồng để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Còn tại BIDV, đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của ngân hàng này đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận 2022 và 2023, trong đó điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2022 từ 23% xuống 21% vốn điều lệ và dự kiến dùng 12.347 tỷ đồng từ lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Nếu hoàn thành cả kế hoạch chào bán 455 triệu cổ phiếu được đại hội đồng cổ đông năm 2023 thông qua trước đó, vốn điều lệ BIDV sẽ tăng lên mức 87.524 tỷ đồng.
(Theo Đầu tư chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ
Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.
Tài chính - 09/05/2025 11:08
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.
Tài chính - 08/05/2025 17:12
Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp
Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.
Tài chính - 08/05/2025 16:20
CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016
Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.
Tài chính - 08/05/2025 13:50
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Tài chính - 07/05/2025 08:51
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…
Tài chính - 07/05/2025 07:55
Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới
Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp
Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.
Tài chính - 06/05/2025 15:41
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
- Doanh nghiệp
-
Cuộc thi 'Lướt sóng Phái sinh' của DNSE thu hút hơn 16.000 nhà đầu tư sau một tháng khởi tranh
-
35.000 tỷ đồng vốn ưu đãi từ HDBank - Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số
-
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên: Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam