Năm nay, áp lực giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT là rất lớn

Nhàđầutư
Năm 2021, Bộ GTVT được giao khoảng 43.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Năm nay, con số này đã tăng lên hơn 50.000 tỷ đồng đi cùng với đó là trách nhiệm và áp lực rất lớn.
ĐÌNH NGUYÊN
15, Tháng 02, 2022 | 07:43

Nhàđầutư
Năm 2021, Bộ GTVT được giao khoảng 43.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Năm nay, con số này đã tăng lên hơn 50.000 tỷ đồng đi cùng với đó là trách nhiệm và áp lực rất lớn.

Năm 2021, Bộ GTVT được giao khoảng 43.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, các công trình, dự án triển khai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều tháng liên tiếp các công trình trọng điểm nằm ở vùng dịch phong tỏa, nên gặp không ít khó khăn, song, nhiều chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã vượt khó vừa hoàn thành kết quả giải ngân cao, vừa đảm bảo các dự án chất lượng, vượt tiến độ.

Một số ban quản lý dự án (QLDA) đã giải ngân cơ bản hết khối lượng thực hiện trong năm 2021, một số ban hoàn thiện thủ tục để thanh toán khối lượng hoàn thành một số dự án trước ngày 31/1/2022, gồm: Ban QLDA Hàng hải (100%), Ban QLDA Thăng Long, Tổng cục Đường bộ VN (99,4%), Ban QLDA 6 (99,1%), Ban QLDA 85 (99,6%), Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (dự kiến 98,8%), Ban QLDA Đường sắt 98,5%,…

Bên cạnh đó có 23/32 chủ đầu tư địa phương đã cơ bản giải ngân hết kế hoạch năm 2021, gồm: Sở GTVT Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Ban QLDA CTGT và NNPTNT Đắk Lắk, Hải Phòng, Điện Biên, Yên Bái, Hải Dương, Gia Lai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Lâm Đồng, Trà Vinh, Hòa Bình, Lai Châu.

ap-luc-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2022-Bo-GTVT

Năm 2022, Bộ GTVT phấn đấu giải ngân hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư công. Ảnh: Trọng Hiếu

Trong khi các đơn vị có kết quả giải ngân tốt, một số ban QLDA chưa đạt được kết quả giải ngân theo yêu cầu như: Ban QLDA 7 (dự kiến giải ngân 92,3%), Ban QLDA Đường thủy (dự kiến đạt 91,1%), Ban QLDA 2 (dự kiến giải ngân 71,6%).

9 địa phương không giải ngân hết kế hoạch gồm các sở GTVT: Cà Mau, Ninh Bình, Phú Yên, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Bến Tre, Kon Tum, Lạng Sơn và Sơn La.

Đối với công tác giải ngân tại các dự án, tính đến tháng 1/2022, có 13 dự án không hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021.

Đơn cử như cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đạt 80,2% kế hoạch); dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (đạt 52,4% kế hoạch); dự án cầu yếu và kết nối trên quốc lộ (đạt 17,8% kế hoạch); dự án QL24 - TP2 (đạt 74,2% kế hoạch)…

Trong cuộc họp về kết quả giải ngân trong tháng 1 năm nay, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, một số chủ đầu tư có tình trạng “ngâm tiền”, đăng ký bố trí vốn theo kế hoạch nhưng giải ngân không hết, cũng không đề xuất hướng xử lý để sát nút mới tiếp tục xin điều chỉnh các hạng mục khiến các dự án kéo dài.

Với các trường hợp này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh sẽ kiên quyết không duyệt các hạng mục công trình phát sinh và đề nghị các đơn vị chuyên môn tham mưu lãnh đạo Bộ ký gửi văn bản đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành nghiêm khắc xem xét, nhắc nhở hoặc cảnh cáo các đơn vị làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, tác động không tốt đến kết quả chung của ngành.

Năm 2022, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn lớn nhất từ trước đến nay, lên đến hơn 50.000 tỷ đồng, với nhiều dự án lớn được triển khai.

Áp lực giải ngân vốn đầu tư công đối với Bộ GTVT là rất lớn. Do đó, Bộ GTVT yêu cầu các ban quản lý dự án, chủ đầu tư phải dồn lực ngay từ những tháng đầu năm, chú trọng tiến độ, chất lượng, hồ sơ thanh quyết toán để có được con số giải ngân khả quan, nhất là đối với các dự án trọng điểm quốc gia như: Cao tốc Bắc Nam, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vân Phong - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Đại Ngãi 2…

Mặt khác, Bộ GTVT vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Đáng chú ý trong chương trình này, Bộ GTVT đã đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu ở lĩnh vực vận tải, kế hoạch đầu tư phát triển và ATGT.

Cụ thể, về kế hoạch đầu tư phát triển, Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2022 với số vốn dự kiến giải ngân là hơn 50.327 tỷ đồng.

Về vận tải, chỉ tiêu được đưa ra là khối lượng luân chuyển hành khách phấn đấu tăng trưởng khoảng 6,52% (khoảng 100,9 tỉ lượt khách.km), luân chuyển hàng hóa tăng khoảng 7,52% (khoảng 358,5 tỉ tấn.km), hàng hóa thông qua cảng biển phấn đấu tăng khoảng 3% so với năm 2021 (khoảng 725 triệu tấn).

Đối với ATGT, Bộ GTVT phấn đấu giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2021. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ GTVT sẽ tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020; dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; sớm đưa vào hoạt động một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ