Năm 2019 nhiều biến động của Phong Phú Corp

Nhàđầutư
Không chỉ là kinh doanh suy giảm, Phong Phú Corp còn trải qua năm 2019 với nhiều sự kiện gợi tới những băn khoăn như thương vụ hợp tác với Sagri hay hai thương vụ thoái vốn khỏi Dệt Đông Nam và Dệt - May Nha Trang.
BẢO LINH
07, Tháng 04, 2020 | 12:58

Nhàđầutư
Không chỉ là kinh doanh suy giảm, Phong Phú Corp còn trải qua năm 2019 với nhiều sự kiện gợi tới những băn khoăn như thương vụ hợp tác với Sagri hay hai thương vụ thoái vốn khỏi Dệt Đông Nam và Dệt - May Nha Trang.

nhadautu - lo dat cua det dong nam

"Đất vàng" 5,7 ha của CTCP Dệt Đông Nam - doanh nghiệp được Phong Phú Corp thoái "nhỏ giọt" 25% cổ phần. Ảnh: BẢO LINH

Tổng CTCP Phong Phú (Phong Phú Corp) vừa công bố BCTC kiểm toán năm 2019.

Theo đó, doanh thu thuần cả năm đạt 3.335,6 tỷ đồng, giảm gần 4,7% so với năm ngoái. Nhưng nhờ phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết đạt 367,7 tỷ (tăng 10,75%), lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng 6,72% lên 203,8 tỷ đồng.

Dù vậy, do trong kỳ không còn ghi nhận các khoản lợi nhuận bất thường lớn như năm ngoái, lãi sau thuế Phong Phú Corp năm 2019 giảm gần 6,4% còn gần 203,7 tỷ đồng.

Tại BCTC, đơn vị kiểm toán A&C nhấn mạnh việc UBND TP.HCM ngày 22/6/2019 đã ban hành Quyết định số 2649/QĐ-UBND về việc thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 6077/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND TP.HCM về chấp thuận cho chuyển nhượng dự án phát triển khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV và Phong Phú Corp.

Được biết, trong năm 2018 và 2019, doanh nghiệp đã nhận lãi gộp lần lượt là 543,2 triệu đồng và gần 4,4 tỷ đồng tiền từ việc bàn giao một số căn cho khách hàng.

Băn khoăn hai thương vụ thoái vốn

Dưới áp lực thoái vốn ngoài ngành từ tập đoàn mẹ Vinatex, Phong Phú Corp những năm gần đây đã và đang rậm rịch rút khỏi lĩnh vực bất động sản. Trên tinh thần đó, động thái rút lui tại CTCP Dệt Đông Nam (Dệt Đông Nam), doanh nghiệp sở hữu Dự án 5,7 ha khu nhà ở - Trung tâm thương mại và siêu thị Đông Nam (tọa lạc tại đất vàng 727 Âu Cơ, Quận Tân Phú, TP.HCM) không phải điều quá bất ngờ.  

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Phong Phú Corp trong năm 2019 đã chào bán thành công 1,5 triệu cổ phần Dệt Đông Nam, tương đương 25% cổ phần trong tổng số 60,99% vốn điều lệ của Dệt Đông Nam.  

Sau phiên đấu giá, tỷ lệ sở hữu của Phong Phú Corp trong Dệt Đông Nam chỉ còn 35,99%, vừa đủ để rơi xuống dưới ngưỡng phủ quyết 36% và gần như không còn nhiều tiếng nói tại doanh nghiệp này.

BCTC 2019 cũng cho thấy, Phong Phú Corp thu về vỏn vẹn gần 26,2 tỷ đồng từ việc thoái vốn, hạch toán trong khoản “Lãi do thoái vốn”.  

Cuối năm 2019, Phong Phú Corp tiếp tục bán 4 triệu cổ phần CTCP Dệt - May Nha Trang (UpCom: NTT), qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 51,97% xuống còn 30,35%. Theo dữ liệu giao dịch được công bố, số tiền Phong Phú Corp thu về là 50,8 tỷ đồng với giá chuyển nhượng khoảng 12.700 đồng/cổ phần. 

Đáng bàn là, theo quy định tại Điều 39 - Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần phải thực hiện theo phương thức khớp lệnh đối với công ty đã niêm yết, còn với công ty chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán phải thực hiện đấu giá công khai. Nếu đấu giá không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh. Trong trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì mới thực hiện theo phương thức thỏa thuận.

Do đó, giao dịch thoái vốn của Phong Phú Corp dấy lên băn khoăn với giới đầu tư trong việc đảm bảo tính minh bạch, lợi ích của cổ đông, trong đó có phần vốn nhà nước. 

Đáng chú ý là ở trường hợp NTT, sau khi Phong Phú Corp thoái 4 triệu cổ phiếu, doanh nghiệp đã xuất hiện cổ đông lớn tổ chức mới là CTCP Vinatex Quốc tế (nắm 4,32 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 23,35%).

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, CTCP Vinatex Quốc tế (Vinatex Quốc tế) là cái tên không quá xa lạ. Doanh nghiệp này được thành lập ngày 17/7/2013, đóng trụ sở tại số 460 đường Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là may trang phục.  

Vinatex Quốc tế từng do Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) nắm 65% vốn. Dù vậy, tính đến ngày 16/7/2018, cơ cấu cổ đông doanh nghiệp gồm: CTCP Quốc tế Phong Phú (75,5%), Công ty TNHH MTV Dệt 8-3 (22,75%) – một doanh nghiệp cũng có trụ sở tại số 460 đường Minh Khai (Hà Nội) và bà Nguyễn Thị Thu Trang (1,75%).   

Hiện tại, cơ cấu cổ đông Vinatex Quốc tế không được tiết lộ, dù vậy tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, ông Đặng Vũ Hùng đang nắm gần 24% vốn Vinatex Quốc tế và 24,53% vốn CTCP Quốc tế Phong Phú - cổ đông lớn khác tại NTT khi nắm 24,53% vốn Dệt May Nha Trang. 

Ngoài ra, ông cũng đang nắm chức vụ Chủ tịch HĐQT tại bộ đôi doanh nghiệp này. Như vậy, thông qua Vinatex Quốc tế và CTCP Quốc tế Phong Phú, ông Đặng Vũ Hùng đang sở hữu 47,88% vốn NTT. 

Trong một diễn biến mới nhất ông Đặng Vũ Hùng vào ngày 18/2/2020 đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt - May Nha Trang (nhiệm kỳ 2019 - 2022) thay thế ông Phạm Xuân Trình. 

Nên biết, doanh nhân sinh năm 1971 còn là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đại diện cho một phần vốn của Bộ Công thương tại đây. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ