Năm 2018 thuế về 0%, chi phí sản xuất ô tô Việt Nam cao 20% so với Thái, Indonesia

Nhàđầutư
Khoảng cách về chi phí sản xuất có thể lên tới khoảng 10-20%, làm giảm khả năng cạnh tranh của xe lắp ráp trong nước so với xe ô tô nguyên chiếc của ASEAN từ năm 2018 khi mà thuế suất ưu đãi trong khối ASEAN cho xe ô tô nguyên chiếc giảm xuống 0%
HỒ MAI
17, Tháng 06, 2017 | 14:53

Nhàđầutư
Khoảng cách về chi phí sản xuất có thể lên tới khoảng 10-20%, làm giảm khả năng cạnh tranh của xe lắp ráp trong nước so với xe ô tô nguyên chiếc của ASEAN từ năm 2018 khi mà thuế suất ưu đãi trong khối ASEAN cho xe ô tô nguyên chiếc giảm xuống 0%

Báo cáo tại Diễn đàn Doanh nghiệp (VBF) giữa kỳ 2017, Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô – Xe máy cho rằng, trong bối cảnh hội nhập toàn khu vực và trên thế giới hiện nay, cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đều cần kết nối với nhau bằng những cách nhất định để thiết lập các mô hình hợp tác kinh doanh và/hoặc phát triển các hoạt động kinh doanh hiện có để tận dụng các nguồn lực tiềm năng và có nhiều cơ hội hơn nhằm mở rộng thị trường. Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế này.

Năm 2016, toàn ngành ô tô đạt trên 300.000 xe (bao gồm xấp xỉ 230.000 xe lắp ráp trong nước và trên 74.000 xe nhập khẩu) (tăng trên 22%) và có thể sẽ tăng thêm 10% trong năm 2017. Tuy nhiên, cả nhà đầu tư và Chính phủ đều chưa hài lòng vì con số này mới chỉ đạt 45% công suất sản xuất của ngành.

o to

 Năm 2018 thuế về 0%, chi phí sản xuất ô tô Việt Nam sẽ cao hơn khoảng 10- 20% so với chi phí tại Thái, Indonesia

Hơn thế nữa, xe lắp ráp trong nước còn phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu, chủ yếu do không đủ quy mô kinh tế vì thị trường nhỏ trong khi ngành công nghiệp phụ trợ còn non yếu, chỉ có rất ít các linh kiện trong nước có sẵn cho các nhà sản xuất ô tô. Trong số các nhà cung cấp linh kiện hiện nay, trên 90% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và phần lớn các linh kiện xuất khẩu đều khác so với yêu cầu về các linh kiện cho thị trường trong nước.

Theo nhóm công tác, do những bất lợi về quy mô kinh tế và sản xuất nhỏ, và phần lớn các linh kiện và nguyên vật liệu để sản xuất xe ô tô và phụ tùng ô tô phải nhập khẩu, các nhà sản xuất trong nước phải chịu thêm chi phí đóng gói, hậu cần và thuế nhập khẩu. Đó là lý do tại sao các chi phí sản xuất xe ô tô và hầu hết các linh kiện ô tô trong nước thường cao hơn các chi phí đó tại Thái Lan hoặc Indonesia.

"Khoảng cách về chi phí sản xuất này có thể lên tới khoảng 10-20%, làm giảm khả năng cạnh tranh của xe lắp ráp trong nước so với xe ô tô nguyên chiếc của ASEAN từ năm 2018 khi mà thuế suất ưu đãi trong khối ASEAN cho xe ô tô nguyên chiếc giảm xuống 0%", nhóm công tác nhận định.

Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô – Xe máy tin rằng ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, cạnh tranh lành mạnh hơn và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng nêu ra các vấn đề đang gây bất lợi phát triển ô tô trong nước. Đầu tiên, là vấn đề không đủ quy mô kinh tế.

Theo quan điểm của cả các nhà sản xuất ô tô và các nhà cung cấp linh kiện, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự vẫn còn rất nhỏ. Vì thế, hiện nay không có sự gia nhập đầy đủ của các công ty cung cấp linh kiện ô tô toàn cầu vào thị trường.

Các nhà cung cấp toàn cầu không thể đầu tư mà không có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, liệu các nhà sản xuất ô tô có duy trì hay tăng sản lượng sản xuất tại Việt Nam hay không khi nào và tăng bao nhiêu. Cũng chưa có đủ cơ sở cho nhiều doanh nghiệp xem xét đến các hoạt động xuất khẩu.

Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho hay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành ô tô, mới đây có quyết định 68.

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sẵn sàng bàn bạc trong bối cảnh thuế nhập khẩu về 0%, để bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng công bằng", ông Khánh nói.

Đáng chú ý, hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với những bất lợi của sản xuất nhỏ và không đủ quy mô kinh tế trong nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Các nhà sản xuất trong nước phải chịu thêm chi phí đóng gói, logistics và thuế nhập khẩu.

"Điều này làm cho các chi phí sản xuất xe trong nước cao hơn xe lắp ráp tại Thái Lan hoặc Indonesia. Khoảng cách về chi phí sản xuất có thể lên tới khoảng 10-20% sau khi loại bỏ thuế quan trong khối ASEAN vào năm 2018", nhóm công tác cho hay.

Vì vậy, Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô – Xe máy, đề nghị, để giúp mở rộng sản xuất xe trong nước, cần có sự tham gia của cả các nhà lắp ráp ô tô và các nhà cung cấp linh kiện để hiểu rõ hơn về tình hình hiện nay của ngành.

"Và chúng tôi cũng đề xuất Nhóm Công tác sẽ tổ chức các cuộc họp hàng tháng để cùng thảo luận các dự thảo chính sách cho ngành ô tô và báo cáo tiến độ lên Ngài Thủ tướng thường xuyên hơn", Trưởng nhóm này cho biết.

Một đề xuất nữa đó là các nhà xây dựng chính sách nên tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp để xây dựng các giải pháp thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất nhằm giảm áp lực cạnh tranh cho các nhà sản xuất xe trong nước trong năm 2018. Đồng thời, phát triển các chương trình phù hợp để hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong ngành ô tô, cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp và áp dụng các chính sách ưu đãi nhất định cho việc thực hiện tốt sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đầu tư hiện có.

Điểm thứ 2, theo nhóm công tác, các vướng mắc thực tế khiến mối liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự hiệu quả. Không có các cơ sở dữ liệu hữu ích sẵn có liên quan đến hồ sơ các nhà cung ứng linh kiện ô tô trong nước. Nếu có được các cơ sở dữ liệu này, DN có thể dễ dàng tham chiếu và liên hệ với các nhà cung cấp. Cùng với đó, hầu hết các linh kiện ô tô đều đòi hỏi phải được sự cho phép về bản quyền, chuyển giao công nghệ hoặc hợp đồng li xăng từ nhà cung cấp linh kiện chính hãng cho các nhà cung cấp nội địa hóa ở Việt Nam, ngoại trừ các linh kiện mà các doanh nghiệp trong nước có thể tự thiết kế và phát triển.

Vì vậy, các nhà cung cấp linh kiện trong nước cần tập trung đáp ứng các yêu cầu về sản xuất như chất lượng, chi phí, giao hàng và họ nên hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài. Đó là cách tiếp cận để phát triển sản xuất kinh doanh linh kiện ô tô.

Đồng thời, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên đưa ra những hướng dẫn cho các nhà cung cấp về quy trình tuyển chọn nhà cung cấp của họ, cung cấp danh sách các linh kiện ô tô cần nội địa hóa với các chi tiết cụ thể hơn. Điều này có thể giúp các nhà cung cấp trong nước có thể có được chuyển giao công nghệ hoặc bí quyết kỹ thuật.

Trên thực tế, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) gần đây đã thành lập mới một Nhóm công tác của các nhà cung cấp bao gồm các nhà cung cấp cấp 1 chủ chốt. Nhóm công tác mong rằng Chính phủ sẽ sử dụng kênh này để khởi động các cuộc đối thoại. Nhóm công tác nhận thấy rằng việc kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất quan trọng cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia.

Đối với ngành công nghiệp ô tô, ưu tiên số một là phải đảm bảo có một thị trường tăng trưởng ổn định, trong khi từng bước tăng cường năng lực tham gia chuỗi cung ứng của các nhà cung cấp trong nước có sự hỗ trợ và liên kết của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ