'Ưu tiên doanh nghiệp FDI có chuỗi sản xuất sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp Việt'

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định như vậy tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017 tổ chức sáng ngày 16/6.
HỒ MAI
16, Tháng 06, 2017 | 15:38

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định như vậy tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017 tổ chức sáng ngày 16/6.

Trước những ý kiến lo ngại về sự lệch pha trong tốc độ phát triển của khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút nhưng có chọn lọc, ưu tiên doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam phù hợp với định hướng tái cơ cấu, ưu tiên doanh nghiệp có có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có quản trị tốt, có chuỗi sản xuất sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.

"Mục tiêu là làm cho hai khu vực kinh tế cùng mạnh lên, phát triển đồng đều, để nền kinh tế mạnh lên", Phó Thủ tướng nói thêm.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị khi Chính phủ Việt Nam đã coi thành công của FDI là thành công của mình, thì cũng mong các doanh nghiệp FDI coi thành công của doanh nghiệp Việt Nam là thành công của các doanh nghiệp FDI.

VBF

 Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017

Bên cạnh đó, Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cam kết với các nhà đầu tư cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Thời gian tới sẽ sớm ban hành các nghị định hướng dẫn Luật DNNVV nhằm hỗ trợ có mục tiêu theo các nguyên tắc thị trường cho các DNNVV, tập trung các mục tiêu hoàn thiện, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Chính phủ cũng cam kết: "Phấn đấu đến năm 2018, sẽ đưa 80% các thủ tục hành chính lên Cổng thông tin điện tử một cửa ASEAN, tích cực chỉ đạo bộ ngành rà soát, sửa đổi 73 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của hải quan để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp".

Tại Diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng thời là đồng Chủ tịch VBF, cho biết gần 30 năm sau khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, một thực trạng phải thừa nhận là kết nối cộng sinh trong kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn mờ nhạt, hiệu ứng lan toả về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế.

 
30 năm sau khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, một thực trạng phải thừa nhận là kết nối cộng sinh trong kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn mờ nhạt, hiệu ứng lan toả về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI

Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực được chào đón, được Chính phủ kỳ vọng về những tiến bộ của các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Sự cộng sinh rất yếu, thể hiện qua những con số sau đây: Trong các dự án FDI có quá ít liên doanh (khoảng 80% FDI ở Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp FDI rất hạn chế.

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp gần nhất, điều tra PCI 2016, chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp tư nhân đang có khách hàng là các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam, con số này có dấu hiệu cải thiện theo thời gian, nhưng rất chậm chạp.

Từ phía các doanh nghiệp FDI, liên kết hàng dọc với các công ty trong nước rất yếu (theo thống kê thì chỉ 26,6% đầu vào của FDI được mua tại Việt Nam, trong đó một tỷ lệ đáng kể lại là mua từ chính các doanh nghiệp FDI khác). Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn, mà ít sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước.

Theo Chủ tịch VCCI, những hạn chế của doanh nghiệp trong nước liên quan tới marketing hay thông tin kết nối cung cầu yếu, chưa đáp ứng những tiêu chuẩn về quản lý sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là những nguyên nhân chính của hiện tượng trên. Các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam mặc dù đề cập đến nhiều nhưng chưa đạt được các yêu cầu đề ra.

"Những khác biệt này theo chúng tôi chủ yếu là do 3 yếu tố sau tạo nên: 1) chất lượng nguồn nhân lực, 2) trình độ công nghệ của doanh nghiệp tư nhân trong nước và 3) sự cách biệt về địa lý giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa" - ông Lộc nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ