Mỹ sai ở đâu khi gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ?
Trao đổi với Zing, chuyên gia David Dapice nhận định bộ tiêu chí được Mỹ sử dụng để cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ không còn phù hợp với thời kỳ dịch Covid-19.
Ngày 16/12, Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam và Thụy Sĩ là hai quốc gia thao túng tiền tệ cùng với 10 quốc gia thuộc diện theo dõi. Phía Mỹ cáo buộc Việt Nam đáp ứng cả 3 tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và mua ròng ngoại tệ.
Trao đổi với Zing, ông David Dapice, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Trung tâm Ash về Quản trị Dân chủ và Đổi mới, thuộc Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy, Đại học Harvard nhận định Việt Nam không đáng bị gắn mác thao túng tiền tệ.
Theo ông, các tiêu chí trong bộ quy tắc của Mỹ không được điều chỉnh phù hợp với thời kỳ dịch Covid-19. Tuy nhiên, vị chuyên gia khẳng định chính quyền mới của Mỹ sẽ bị đặt vào thế khó với động thái của chính quyền ông Trump.
Bộ quy tắc để dán nhãn không phù hợp
"Tôi không nghĩ rằng Việt Nam nên bị gắn mác thao túng tiền tệ vì về cơ bản, tỷ giá hối đoái VND/USD thực (được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát ở hai nước) ổn định kể từ năm 2016. Nếu tính từ năm 2010, sức mạnh đồng tiền Việt Nam so với đồng USD thậm chí còn tăng, đi ngược với cáo buộc phá giá đồng tiền", ông Dapice nói với Zing.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng không ở mức "vượt trội", thậm chí thấp hơn hầu hết nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN và Ấn Độ. Trong khi đó, đồng tiền được định giá thấp sẽ dẫn đến dự trữ ngoại hối tăng. Vì vậy, các lập luận cho rằng Việt Nam thao túng tiền tệ khá yếu.
"Đáng nói, các tiêu chí trong bộ quy tắc của Mỹ không được điều chỉnh cho thời kỳ dịch Covid-19. Tại đó, thâm hụt tài chính của Mỹ là 3.000 tỷ USD và nhiều nhà máy Mỹ phải đóng cửa. Chưa kể đến việc Mỹ áp thuế nặng lên hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc, từ đó chuyển làn sóng FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) từ Trung Quốc sang Việt Nam", ông Dapice nhấn mạnh.
Trong khi đó, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 và duy trì hoạt động của gần như mọi nhà máy.
"Tóm lại, Việt Nam không đáng bị đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu vì mác thao túng tiền tệ. Hầu hết vấn đề và sự mất cân bằng thương mại đều do đòn thuế của Mỹ đối với Trung Quốc, thâm hụt tài chính và thương mại của Mỹ gia tăng và đồng USD mạnh đến năm 2019", vị chuyên gia kết luận.
"Vào thời điểm này, tôi nghĩ quyết định của chính quyền ông Trump mang tính chính trị nhiều hơn. Tổng thống Donald Trump đang cố gắng thu hút sự ủng hộ từ các nhóm ủng hộ bảo hộ thương mại", ông nói thêm.
Trong cuộc phỏng vấn với Zing, ông Dapice cũng dẫn bài viết của giáo sư Jason Furman - nhà kinh tế nổi tiếng nước Mỹ - cho rằng mác thao túng tiền tệ của Mỹ với Việt Nam là một sai lầm. "Việc cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ là một sai lầm cơ bản và cho thấy những vấn đề lớn của khái niệm thao túng tiền tệ", giáo sư Furman khẳng định trong bài viết đăng trên trang web của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.
Nhà kinh tế Furman là giáo sư Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard và là thành viên Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Hồi năm 2013, ông được Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Mỹ.
Giáo sư Furman cho rằng theo một khía cạnh nào đó, tất cả chính sách tiền tệ đều là "thao túng tiền tệ". Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất, đồng USD sẽ suy yếu và điều đó có lợi cho xuất khẩu Mỹ.
Một quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái cố định có thể đạt mục tiêu tương tự bằng cách giảm tỷ giá. Trong cả hai trường hợp, các chính sách đều thay đổi lãi suất và tỷ giá. "Và không có nhiều cơ sở để phân biệt rõ ràng hai cách tiếp cận", giáo sư Furman nhấn mạnh.
"Chính quyền mới sẽ đảo ngược hành động"
Lối ngoại giao trừng phạt thương mại của chính quyền Mỹ hiện tại gây ít nhiều bất lợi cho Việt Nam. Theo ông Dapice, mức thuế 25% đối với hàng hóa Việt Nam có thể làm tăng giá hàng hóa đối với người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, đó sẽ là đòn giáng mạnh đối với các nhà sản xuất Việt Nam và những công ty đầu tư vào Việt Nam như Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trên thực tế, giá trị gia tăng trong lĩnh vực điện tử của Việt Nam khá thấp. Phần lớn giá trị hàng điện tử xuất khẩu kể trên đến từ các quốc gia kể trên.
"Trong những tuần cuối ở Nhà Trắng, không loại trừ khả năng Tổng thống Trump sẽ hành động", ông Dapice cảnh báo. Tuy nhiên, hành động của ông Trump không kéo dài lâu. Tổng thống mới có thể đảo ngược những động thái này.
"Tôi không cho rằng chính quyền mới của Mỹ sẽ hiếu chiến hay theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ không công bằng. Tuy nhiên, nếu chính quyền ông Trump áp thuế vào đầu tháng 1, chính quyền mới có thể bị đặt vào thế khó", ông nói thêm.
Điều trớ trêu là chính đòn thuế đã khiến xuất khẩu của Mỹ giảm và thâm hụt thương mại gia tăng. Vì vậy, những người có lý trí sẽ ủng hộ việc mở cửa thị trường (như Việt Nam đang làm) thay vì đóng cửa giống ông Trump.
Trong khi đó, theo giáo sư Furman, việc cáo buộc sai là một vấn đề đáng chú ý. Điều này sẽ khiến Mỹ giảm tập trung vào các khía cạnh quan trọng hơn của mối quan hệ kinh tế với Việt Nam. "Cái giá cuối cùng mà Mỹ phải trả là thay vì tập trung giải quyết các vấn đề trong nước, Mỹ lại chuyển mối lo ngại sang những tác nhân bên ngoài", ông Furman cảnh báo.
Về giải pháp ứng phó, ông Dapice nhận định: "Việt Nam có thể hứa mua hàng hóa Mỹ. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam nên phối hợp và chủ động trao đổi với phía Mỹ. Qua đó, các bộ phận khác nhau trong chính quyền Mỹ sẽ cân nhắc về một chính sách cân bằng hơn".
Theo vị chuyên gia tại Trung tâm Ash, chính quyền tiếp theo của Mỹ nên tái gia nhập TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nay là CPTPP), hoặc đàm phán một Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam để đạt các thỏa thuận tương tự trong TPP. "Tôi tin rằng điều này có thể thực hiện được nếu Việt Nam quan tâm", ông Dapice khẳng định.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề
Ngày 19/11, HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 06:23
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 18/11/2024 17:03
Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.
Sự kiện - 18/11/2024 16:36
Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu
"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.
Sự kiện - 18/11/2024 12:57
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 9 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago