Mức tiêu dùng kỳ vọng bùng nổ vào quý IV sẽ giúp ngành bán lẻ hồi phục

Nhàđầutư
Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam, quý IV/2021 được kỳ vọng là thời điểm mà mức tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ, từ đó sẽ giúp cho các ngành bán lẻ, đặc biệt là ngành F&B có các dấu hiệu tích cực hơn.
LÝ TUẤN
12, Tháng 10, 2021 | 12:05

Nhàđầutư
Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam, quý IV/2021 được kỳ vọng là thời điểm mà mức tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ, từ đó sẽ giúp cho các ngành bán lẻ, đặc biệt là ngành F&B có các dấu hiệu tích cực hơn.

Thị trường gặp nhiều khó khăn

Kể từ đợt dịch đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4 đến nay, thị trường bán lẻ, đặc biệt là tại TP.HCM, đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, thậm chí là trả mặt bằng vì không đủ khả năng trả chi phí thuê.

Theo số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại thành phố đạt 4 tỷ USD, giảm 64% theo quý và 71% theo năm trong quý III/2021. Đặc biệt, một số cửa hàng tại khu vực trung tâm đóng cửa trong quý III đã khiến công suất tại khu vực này giảm 2 điểm phần trăm và giá chào thuê giảm 2% QoQ theo quý. Chỉ có một số ít khách thuê vẫn hoạt động trong suốt quá trình giãn cách nghiêm ngặt tại TP.HCM, là các cửa hàng bán lẻ hiện đại, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,…

Nhận định về thị trường bán lẻ trong những ngày gần đây, sau khi TP.HCM cho nới lỏng và hoạt động trở lại, bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam cho rằng, trong thời gian một tuần kể từ ngày các trung tâm thương mại bắt đầu mở cửa trở lại, khi thực hiện những khảo sát đối với các khách thuê, tập trung chủ yếu vào nhóm F&B, điểm nổi bật có thể nhận thấy rằng họ đang hoạt động thiên về hình thức giao hàng tận nơi hơn là khách đến tận cửa hàng để ăn uống.

89288639_2283390581956864_441849029773492224_n

Nhiều doanh nghiệp F&B đã phải đóng cửa, thậm chí là trả mặt bằng vì không đủ khả năng trả chi phí thuê trước tác động của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Lý Tuấn

“Về doanh thu, trong thời gian vừa qua, các khách thuê F&B cho biết doanh thu của họ chỉ ở mức khoảng 20-30% so với thời điểm tháng 4-5/2021 khi mà việc giãn cách chưa quá nghiêm ngặt”, bà Trang chia sẻ.

Đối với nhóm khách thuê mới, theo Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam, trong ngắn hạn, các thương hiệu nước ngoài thâm nhập vào thị trường bằng hình thức phân phối trực tiếp có thể sẽ trì hoãn do những hạn chế trong vấn đề đóng cửa biên giới. Dù vậy, các thương hiệu này vẫn sẽ thâm nhập thị trường thông qua các đối tác phân phối trong nước. Bất chấp dịch bệnh

Về phía chủ cho thuê, bà Võ Thị Khánh Trang cho biết, hầu hết chủ cho thuê vẫn duy trì giá chào thuê. Giá thuê trung bình tương đối ổn định theo quý và theo năm đạt 49 USD/m2/tháng.

 “Dù không giảm giá trên giá chào thuê, họ đã có các chính sách tốt hơn cho các khách thuê mới, như kéo dài thời gian sửa chữa của khách hàng trong thời gian đầu, hoặc giảm từ 30-50% trong 3-6 tháng đầu tiên cho các hợp đồng kí mới từ 3-5 năm. Ngoài ra, với khách thuê hiện hữu, chủ nhà cũng có những hỗ trợ rất tích cực thông qua nhiều dự án giảm giá đến 70% giá thuê mỗi tháng cho đến khi hoạt động trở lại hoặc trực tiếp miễn phí các tháng vừa qua khi mà các khách thuê không thể mở cửa, song song đó là giảm 50% giá dịch vụ”, bà Trang nhận định.

Mặt khác, theo Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam, ngành nghề ăn uống F&B là một trong những phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất do tác động của các chính sách giãn cách xã hội, bởi thị trường đang tiếp tục chứng kiến động thái trả mặt bằng sớm, hoặc chấm dứt gia hạn hợp đồng của rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả những thương hiệu nổi tiếng, luôn thu hút được nhiều khách hàng trong thời điểm trước đây như Starbucks, The Coffee House…

Đặc biệt, chi phí mặt bằng là một trong những chi phí rất đáng kể trong tổng chi phí của một doanh nghiệp F&B, kế tiếp đó là về nhân lực. Thêm vào đó, trong thời gian qua, để đảm bảo được an toàn trong mùa dịch, các cơ quan chức năng yêu cầu các nhân viên muốn đi làm lại bình thường thì ít nhất là phải được tiêm ngừa vaccine đầy đủ giờ đây cũng là một trong những trở ngại đối với doanh nghiệp.

“Việc trả mặt bằng sớm của một hoặc nhiều địa điểm trong chuỗi cửa hàng được đánh giá là một chiến lược hiệu quả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi họ đang cố gắng để giữ được những cửa hàng hiệu quả để có thể cầm chừng trong thời gian ít nhất là ba tháng tới tức là quý IV/2021, sau đó sẽ có động thái để mở rộng các chuỗi trong 2022. Thời gian này cũng là lúc chính các doanh nghiệp cần phải ngồi lại và xem xét các chiến lược marketing, chuyển đổi giữa offline sang online, chuyển đổi về cách thức phục vụ khách hàng, chú trọng vào việc chăm sóc khách hàng, nâng câo những trải nghiệm của khách hàng đối với việc chuyển đổi số nhiều hơn”, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam chia sẻ.

Sức bật cho thị trường bán lẻ

Nói về sự kỳ vọng phục hồi thị trường bán lẻ trong những tháng cuối năm, bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam cho rằng, đây sẽ là thời điểm trùng với nhiều lễ hội làm gia tăng nhu cầu của mua của người dân nói chung, với điều kiện dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn thì việc tiêu dùng, chi tiêu của người dân cũng sẽ bắt đầu quay trở lại, để bù lại nhu cầu mua sắm tiêu dùng bị dồn nén trong sốt thời gian giãn cách vừa qua.

d

 

Quý IV/2021 được kỳ vọng là thời điểm mà mức tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ, từ đó sẽ giúp cho các ngành bán lẻ và đặc biệt là ngành F&B có các dấu hiệu tích cực hơn.

bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam

Mặc dù vậy, theo vị chuyên gia này, trong thời gian vừa qua, không chỉ nhóm dân số trẻ, mà cả các tầng lớp trung niên hay cao tuổi cũng đã bắt đầu thích nghi với việc sử dụng công nghệ trong việc mua bán online, do đó, việc này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, tức độ trung thành của họ sẽ giảm lại và họ dễ bị tác động bởi các thông tin, những đánh giá ngay trên online.

“Các thương hiệu cần phải chú ý đến việc thay đổi hành vi tiêu dùng, với những kế hoạch bền vững để giữ được lượng khách trung thành của mình, thông qua việc đưa ra những chiến lược marketing hoặc những chiến lược quảng bá, song song với đó là những chiến lược chăm sóc khách hàng, hậu mãi ngay trong thời gian tới”,  bà Trang cho hay.

Trong khi đó, đưa ra lời khyên cho các doanh nghiệp F&B có thể khôi phục trở lại sau dịch COVID-19, bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý cho thuê mặt bằng bán lẻ, Savills Việt Nam cho rằng, thứ nhất, doanh nghiệp cần lựa chọn địa điểm kỹ càng, không cần tập trung nhiều cửa hàng tại một khu vực trung tâm mà nên xây dựng mạng lưới cửa hàng dàn trải trên diện rộng trên nhiều quận, thành phố, địa phương để tối đa hóa sự tiếp cận đến càng nhiều khách hàng nội địa càng tốt, vừa cung cấp sự tiện lợi ăn uống ngay tại khu vực khách hàng ở, vừa bao phủ diện rộng cho mạng lưới vận chuyển và bán hàng mang đi của hãng.

Thứ hai, thu gọn lại diện tích không gian quán chỉ vừa đủ hợp lý để tránh lãng phí không gian và chi phí như trước đây. Các nhà hàng/ quán cà phê hay chú trọng vào hình thức trải nghiệm không gian tại quán, làm ảnh hưởng tiềm năng lợi nhuận. Quản lý các chi phí thuê mặt bằng chỉ tối đa 10-16% doanh thu để duy trì hiệu quả cửa hàng.

Thứ ba, tinh gọn bộ máy và chi phí hoạt động của quán bao gồm giảm số lượng nhân viên làm việc tại cửa hàng với chương trình huấn luyện đa nhiệm cho mỗi nhân viên để sử dụng nguồn lực nhân sự hiệu quả hơn.

Thứ tư, tập trung nguồn lực và phần tài chính tiết kiệm được đó để đầu tư và nuôi dưỡng hệ thống phân phối và kênh giao nhận hiệu quả, chăm chút vào các thông điệp marketing online, chăm sóc giá trị tinh thần và trải nghiệm của khách hàng tại nhà đối với sản phẩm của mình.

“Các nhà bán lẻ F&B cần thận trọng hơn khi mở cửa hàng mới và xu hướng dịch chuyển mạnh giữa các kênh bán hàng đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức. Dự kiến nhu cầu từ việc ăn uống vẫn ổn định, nhất là sau khoảng thời gian giãn cách dài tại nhà khiến người dân không được đa dạng các lựa chọn F&B, tạo ra tâm lý bùng nổ hậu dịch và là triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp và tiểu thương chuẩn bị cho các ý tưởng mới để đón đầu sự bật dậy của toàn thị trường bán lẻ và người tiêu dùng”, bà Quyên nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ