Làn sóng COVID-19 ‘cản bước’ phục hồi thị trường bán lẻ tại TP.HCM trong quý II

Nhàđầutư
Tính đến quý II/2021, tổng nguồn cung bán lẻ trung tâm thương mại toàn thị trường TP.HCM đạt 1.086.000 m2. Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 kéo theo tỷ lệ trống của thị trường bán lẻ ở mức 2,9% khu vực quận 1 và 4,1% khu vực ngoài trung tâm.
ĐÌNH NGUYÊN
09, Tháng 07, 2021 | 18:15

Nhàđầutư
Tính đến quý II/2021, tổng nguồn cung bán lẻ trung tâm thương mại toàn thị trường TP.HCM đạt 1.086.000 m2. Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 kéo theo tỷ lệ trống của thị trường bán lẻ ở mức 2,9% khu vực quận 1 và 4,1% khu vực ngoài trung tâm.

Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại TP.HCM, các trung tâm bán lẻ ngừng hoạt động, ngoại trừ các cửa hàng kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép mở cửa. Dù đã hoàn thành xây dựng, một số trung tâm thương mại bỏ ngỏ kế hoạch khai trương.

Báo cáo thị trường bán lẻ của JLL Việt Nam cho thấy, tính đến quý II/2021, tổng nguồn cung bán lẻ trung tâm thương mại toàn thị trường TP.HCM đạt 1.086.000 m2. Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 kéo theo tỷ lệ trống của thị trường bán lẻ ở mức 2,9% khu vực quận 1 và 4,1% khu vực ngoài trung tâm (quận huyện ngoài quận 1).

Các chủ nhà vẫn chưa có kế hoạch tái cấu trúc khách thuê hay mặt bằng thuê vì những biến động của dịch bệnh, khách thuê cũng áp dụng chiến lược chờ đợi để thích ứng.

thi-truong-ban-le

Thị trường bán lẻ chịu tác động không hề nhỏ từ làn sóng COVID-19 lần thứ 4. Ảnh minh họa

Theo JLL, hầu hết các trung tâm thương mại có chủ trương miễn giảm tiền thuê cho khách thuê, áp dụng cho giai đoạn giãn cách toàn xã hội trong suốt tháng 6. Giá thuê trung bình thực tế (chưa bao gồm VAT và phí quản lý) giảm 8.3% theo quý, với 70,4 USD/m2/tháng (tương đương với 1.620.000 đồng) ở khu vực trung tâm và 31,7 USD/m2/tháng (tương đương với 730.000 đồng) ở khu vực ngoài trung tâm.

Tương lai của thị trường bán lẻ TP.HCM phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới. Các nhãn hàng trong nước tiếp tục chịu nhiều tổn thất và khó lòng trụ vững nếu dịch bênh kéo dài do áp lực tài chính lớn và đầu ra phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu.

Trong khi đó, các thương hiệu nước ngoài mặc dù có thể vẫn tiếp tục kế hoạch dài hạn nhưng sẽ hạn chế hoặc trì hoãn các dự án mở rộng trong ngắn hạn. Điều này sẽ tiếp tục dẫn tới việc thay đổi kế hoạch khai trương các trung tâm bán lẻ mới trong năm nay và gia tăng tỷ lệ trống.

Đối với các trung tâm thương mại hiện hữu, trong 6 tháng tới, một số chủ nhà dự kiến sẽ có những đợt cơ cấu lại khách thuê và mặt bằng thuê nhằm tạo ra bộ mặt mới sau khi mở cửa trở lại sau dịch.

Giá thuê thực tế dự kiến duy trì ổn định hoặc tiếp tục giảm do chính sách miễn giảm tiền thuê tiếp tục áp dụng trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài nếu đại dịch chưa được kiểm soát. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ