Ngành bán lẻ Trung Quốc 'bất tỉnh' ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 thế giới
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới và China Beige Book (trụ sở tại Mỹ), cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang giảm dần trong bối cảnh Bắc Kinh kiểm soát ngày càng chặt tín dụng và tiêu dùng trong nước phục hồi chậm, điều này có thể kéo theo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc những năm tới chậm lại.
Hôm thứ Ba, Ngân hàng Thế giới (WB) giữ nguyên mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay vào khoảng 8,5% và kỳ vọng mức tăng trưởng sẽ chỉ còn khoảng 5,4% vào năm 2022 do chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách giảm hỗ trợ cho lĩnh vực tài chính, tiền tệ cũng như đưa ra các biện pháp quản lý thận trọng hơn cho nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 là 2,3%. Đây là mức tăng trưởng được ghi nhận là thấp nhất kể từ năm 1976 của nước này. Tuy nhiên, đây cũng là mức tăng trưởng duy nhất trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm ngoái, khi toàn cầu phải chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Năm 2019, năm đầu bùng phát đại dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,1%.
Báo cáo của WB viết rõ: "Tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ duy trì ở mức thấp hơn 1 chút vào nửa cuối năm 2022 vì việc hợp nhất tài khóa và giảm rủi ro, xóa nợ sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng".

Mức tiêu dùng trong nước đình trệ khiến ngành bán lẻ Trung Quốc đang 'bất tỉnh'. Ảnh minh họa của Bloomberg
Ngân hàng Thế giới cho biết mặc dù tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc giảm xuống mức 280%, từ mức 285% cuối năm 2020, điều này chỉ phản ánh trên mức tăng trưởng GDP dự kiến cao hơn, chứ không phải xu hướng giảm nợ công thực của nước này.
Tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc trong quý đầu tiên năm 2021 cao hơn khoảng 20 điểm phần trăm so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, và báo cáo của WB nhấn mạnh rằng mức nợ tăng cao của Trung Quốc vẫn là 'một mối bận tâm chính'.
Kể từ năm ngoái, Bắc Kinh đã tìm cách giảm đòn bẩy tổng thể tới nền kinh tế, vốn đã tăng nhanh do đại dịch COVID-19 sau khi Trung Quốc mở rộng các biện pháp kích thích tài chính để cứu nền kinh tế, và chấp nhận mức thâm hụt ngân sách ở mức cao nhất kể từ trước đến nay.
Các ngân hàng được chỉ thị gia hạn các khoản vay cho các công ty Trung Quốc mặc dầu nhiều công ty vẫn phải vật lộn để trả các khoản nợ cho kịp thời hạn, trong khi các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp tăng lên một mức cao kỷ lục.
"Khi xem xét tín dụng ở bất cứ đâu, chúng ta đều nhận thấy một mức thấp kỷ lục. Nhưng mức độ thắt chặt tín dụng nhìn thấy rõ nhất khi xem xét các vị trí địa lý, đặc biệt ở khu vực bên ngoài Thượng Hải, Quảng Đông và Bắc Kinh, nơi các khoản vay nợ tiếp tục gia tăng", Leland Miller, giám đốc điều hành của China Beige Book nhấn mạnh trong báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Mỹ này, công bố vào hôm thứ Ba (29/6).

Rủi ro tín dụng tăng cao khiến Trung Quốc xiết chặt quản lý tín dụng. Ảnh AP
"Điều đáng lo ngại hơn nữa là các công ty đều cho rằng nhu cầu vốn của họ khó có thể được cải thiện, ngay cả trong năm 2022: cả 8 khu vực kinh tế được nghiên cứu đều dự báo các khoản vay thời hạn 6 tháng tiếp tục giảm, 6/8 khu vực kinh tế cho rằng mức giảm sẽ xuống mức thấp nhất từ trước đến nay", báo cáo viết tiếp.
China Beige Book cho biết mặc dù mức tăng trưởng quý vừa qua đạt mức tương tự như quý 1 và tình trạng việc làm đang được cải thiện nhưng mức đầu tư trong các công ty nhỏ đang chậm lại và việc vay tín dụng đang 'rơi tự do'.
Nếu việc thắt chặt tín dụng vẫn tiếp tục, và ngành bán lẻ không thoát ra khỏi tình trạng 'bất tỉnh' hiện nay, nền kinh tế trong quý tới sẽ khó đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng, báo cáo cua China Beige Book viết.
Dữ liệu từ Tổ chức xếp hạng tín dụng Mỹ Moody's cũng cho thấy một sự giảm tốc trong tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc.
Báo cáo hàng quý của Moody's công bố hôm thứ Hai (28/6) cho thấy hoạt động cho vay không chính thức của các ngân hàng Trung Quốc, hay còn gọi là tài chính ngầm (ngân hàng bóng tối/shadow banking) đã thu hẹp lại đáng kể trong quý 1. Điều này là bởi các cơ quan quản lý đang xiết chặt lại các khoản vay tín dụng của ngân hàng tới các chính quyền địa phương.

Việc xiết lại tín dụng khiến tài sản có của các ngân hàng bóng tối (ngầm (ngân hàng bóng tối/shadow banking) tụt giảm đáng kể. Ảnh minh họa của The Hustle
Moody's cho biết tài sản có (banking assets) của các ngân hàng bóng tối đã giảm 540 tỷ nhân dân tệ (83,6 tỷ USD) trong quý đầu 2021 từ mức 58,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (9 nghìn tỷ USD) của quý trước đó.
"Trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng, chúng tôi dự đoán tài sản của các ngân hàng bóng tối sẽ tiếp tục giảm từ đây đến hết 2021", Moody's nhận xét.
Larry Ho, kinh tế gia trưởng của Macquarie Group tin rằng năm 2021 sẽ là năm cửa sổ để Bắc Kinh đạt được các tiến bộ trong việc xiết lại các rủi ro tín dụng, đặc biệt là kiềm chế sự gia tăng nợ của các địa phương ở Trung Quốc.
"2021 là thời điểm phá bỏ các thỏa thuận ngầm vì đây là lần đâu tiên trong 1 thập kỷ, các nhà hoạch định chính sách không phải lo nghĩ về mục tiêu tăng trưởng GDP", ông Hu nói trong một sự kiện vào cuối tuần trước.
Trung Quốc đặt mức tăng trưởng kinh tế ở mức trên 6% vào năm 2021 khi nước này tiếp tục phục hồi mạnh mẽ kể từ cuối năm ngoái, trong bối cảnh COVID-19 tiếp tục hoành hành, nhưng con số này thấp hơn nhiều so với các kỳ vọng.
China Beige Book vẫn nhấn mạnh rằng lĩnh vực bán lẻ vốn đã chịu áp lực lợi nhuận giảm sút trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng tăng, có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu nhu cầu của người tiêu dùng không tăng trong những tháng tới.
WB cho rằng vẫn còn nhiều dư địa để chính phủ Trung Quốc đưa ra hỗ trợ tài khóa nếu nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tư nhân vẫn tiếp tục trì trệ, khi mất cân đối với bên ngoài tiếp tục gia tăng.
"Tập trung nỗ lực vào tăng chi tiêu xã hội và đầu tư xanh thay vì chỉ dồn tiền vào đầu tư cơ sở hạ tầng truyền thống sẽ giúp đảm bảo không chỉ cho sự phục hồi và thúc đẩy nhu cầu ngắn hạn mà còn góp phần vào mục tiêu tái cân bằng trung hạn của nền kinh tế Trung Quốc", WB khuyến cáo.
(Theo SCMP)
- Cùng chuyên mục
Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.
Tài chính - 27/03/2025 17:35
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay
Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 27/03/2025 12:13
Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt
Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.
Tài chính - 27/03/2025 12:12
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.
Tài chính - 27/03/2025 07:59
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?
Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.
Tài chính - 26/03/2025 13:20
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.
Tài chính - 26/03/2025 10:53
Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.
Tài chính - 26/03/2025 08:13
Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII
Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.
Tài chính - 25/03/2025 14:42
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.
Tài chính - 25/03/2025 12:58
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.
Tài chính - 25/03/2025 10:11
HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX
Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.
Tài chính - 25/03/2025 09:58
Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ
CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.
Tài chính - 25/03/2025 09:55
Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?
Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 25/03/2025 06:52
Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.
Tài chính - 24/03/2025 17:14
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
4
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
5
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago