Mục tiêu 2020, dưới 10% tổng phương tiện thanh toán dùng tiền mặt có quá tham vọng?

Nhàđầutư
Diebold Nixdorf vừa mới tổ chức kỉ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam. Một trong những thắc mắc được phóng viên đưa ra tại đây là mục tiêu của Việt Nam tới năm 2020, dưới 10% tổng phương tiện thanh toán dùng tiền mặt có phải quá tham vọng?
NGUYỄN THOAN
25, Tháng 05, 2017 | 15:34

Nhàđầutư
Diebold Nixdorf vừa mới tổ chức kỉ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam. Một trong những thắc mắc được phóng viên đưa ra tại đây là mục tiêu của Việt Nam tới năm 2020, dưới 10% tổng phương tiện thanh toán dùng tiền mặt có phải quá tham vọng?

thebank_lamtheatmagribank_1491994585

Mục tiêu 2020, dưới 10% tổng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt có quá tham vọng? 

Tại lễ kỉ niệm Diebold Nixdorf, công ty 100% vốn nước ngoài kết nối các nền tảng thương mại cho các tổ chức tài chính, lĩnh vực bán lẻ cho biết: Trong năm 2016, tổng số máy rút tiền tự động (ATM) tại Việt Nam đạt khoảng 18.000 máy. Dựa trên các dự đaons từ số máy đã lắp đặt của báo cáo Global ATMs 20121, tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2021 đạt  3,9%.

Theo công ty tư vấn và nghiên cứu chiến lược RBR, đã có 496 triệu giao dịch rút tiền được thực hiện trên các máy ATM tại Việt Nam trong năm 2015; số lượng giao dịch hàng năm vẫn đang tăng đều đạt tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm là 12% kể từ năm 2011.

Tại Việt Nam, thị trường thẻ ngân hàng được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, phải sau năm 2002, thị trường thẻ trong nước mới có những bước phát triển đáng kể, góp phần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2015, hầu hết các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại trong cả nước đã cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.

Theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, đây là mục tiêu đi đúng xu thế, nhưng là quá tham vọng khi tiền mặt vẫn đang được người dân Việt Nam ưa chuộng như hiện nay.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, liệu mục tiêu tới năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% có quá tham vọng? Ông Biswajit Jha, Phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành khu vực Asean, tổng giám đốc Diebold Nixdorf Việt Nam cho biết: Các nước khác nhau sẽ có mục tiêu và cách thức để giảm tiền mặt trong thanh toán khác nhau.

Ví dụ, một số nước sử dụng biện pháp hạn chế một số loại tiền trong thanh toán, không đưa vào hệ thống giao dịch nữa. Tuy nhiên, để loại bỏ toàn bộ giao dịch bằng tiền mặt là không thể. Và thường các nước cố gắng đạt được mục tiêu giảm xuống 20% giao dịch sử dụng tiền mặt.

Cùng với đó, để đạt mục tiêu về giảm giao dịch tiền mặt thì còn tuỳ thuộc vào mật dộ sử dụng thẻ, điện thoại di động của người dân. Để đạt mục tiêu giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt cũng là câu chuyện dài, theo xu hướng chung của thế giới.

Theo ông Neil Emerson, Phó chủ tịch cao cấp kiêm giám đốc điều hành khu vực châu Á Thái Bình dương của Diebold Nixdorf nhận định: Mục tiêu giảm xuống dưới 10% giao dịch bằng tiền mặt của Việt Nam là hợp xu hướng thế giới và rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ còn 4 năm nữa để thực hiện thì mục tiêu này là quá tham vọng. Bởi để làm được việc này cần sự thay đổi hoàn toàn từ xã hội, bộ máy, quy trình và nhận thức của người dân.

Từ cuối năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015”. Theo đó, Đề án chỉ rõ mục tiêu cần phải đạt được đến cuối năm 2015 là tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%; nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35 - 40%; triển khai 250.000 điểm giao dịch với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm...

Tuy nhiên, cho tới tháng 10/2016, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn đang ở mức 11,5%. Từ năm 2011 đến nay, mức sử dụng tiền mặt dao động trong khoảng 11 - 13%, mặc dù tính theo giá trị tuyệt đối thì lượng tiền mặt đang lưu thông đã tăng hơn gấp 2 lần. Hầu hết người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt khi có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần chỉ là rút tiền tại máy ATM và chỉ có 10% còn lại là dùng để thanh toán qua POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ). 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ