Một thập kỷ và giấc mơ tỷ đô của Vinaconex tại Cát Bà Amatina

MINH TRANG
13:19 15/08/2019

Chủ tịch Đào Ngọc Thanh, Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Đông cùng các cộng sự cần thêm thời gian để có được niềm tin nơi cổ đông - những người tới nay vẫn hoài nghi về chiến lược kinh doanh thiếu rõ ràng của giới "cầm cương" ở Vinaconex.

06_kcpe

Phối cảnh đại dự án Cát Bà Amatina của Vinaconex

Trong ĐHĐCĐ thường niên cuối tháng 6/2019, một thông tin quan trọng được Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex) ông Đào Ngọc Thanh đưa ra là Vinaconex sẽ chuyển hướng mạnh mẽ từ lĩnh vực xây lắp sang đầu tư bất động sản, với dự án chủ lực là tổ hợp nghỉ dưỡng 172ha tại đảo Cát Bà, Hải Phòng.

Ông Thanh khẳng định như "đinh đóng cột" với cổ đông rằng dự án có tên thương mại Cát Bà Amatina sẽ mang về dòng lợi nhuận rất lớn, mỗi năm 1 nghìn tỷ đồng trong 6 năm tới. Dù vậy, cựu CEO Ecopark chưa đề cập rõ về chiến lược phát triển của Cát Bà Amatina - một dự án không mấy nổi bật trong các báo cáo trước đây của Vinaconex, nếu đặt cạnh loạt tên tuổi như 264ha đất Splendora Bắc An Khánh hay KCN Công nghệ cao quy mô 270ha tại Hoà Lạc.

Bởi vậy, không ít cổ đông băn khoăn rằng vì sao Vinaconex lại quyết định dồn lực đầu tư vào một dự án không nằm trong danh sách trọng điểm trước đó.

"Giấc mơ" thập kỷ

Đầu tiên phải điểm lại lịch sử dự án. Trong thời kỳ hoàng kim với mảng xây lắp, Vinaconex tiến hành cổ phần hoá (năm 2006) và không giấu diếm tham vọng tham gia vào lĩnh vực bất động sản, vốn đang ở đầu cơn sốt vào giữa thập kỷ trước. Song song với dự án Bắc An Khánh hợp tác cùng Posco của Hàn Quốc, Vinaconex năm 2005 thành lập Ban quản lý dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà, 3 năm sau quyết định góp vốn cùng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và CTCP Chứng khoán Agriseco thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex-ITC), trong đó Vinaconex đứng vai trò công ty mẹ, chiếm 53% cổ phần. Hai đối tác góp tổng cộng 23% cổ phần. Năm 2009, Vinaconex còn "hồi môn" thêm cho công ty con Khách sạn Holiday View 4 sao - là hàng hiếm thời điểm bấy giờ ở Cát Bà.

Vinaconex ITC 1 năm sau đó lên sàn chứng khoán (HNX) với mã VCR và ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của giới đầu tư. Khi đó, VCR đưa ra tầm nhìn trở thành nhà phát triển bất động sản du lịch hàng đầu Việt Nam, bên cạnh thành lập một sàn giao dịch bất động sản của riêng mình.

cat-ba-amatina

Thi công một số hạng mục tại dự án

Ngay trong năm thứ 2 hoạt động, VCR đã ghi nhận doanh thu hơn 50 tỷ đồng cùng khoản lợi nhuận 23,4 tỷ đồng, nhờ đưa khu biệt thự Tùng Thu đi vào kinh doanh. Lợi thế lớn của dự án là có quỹ đất sạch, các nguyên liệu chính như cát, đá được chủ động tại chỗ. Năm 2010, VCR tiếp tục tăng trưởng khả quan với doanh thu 155 tỷ đồng, lợi nhuận 81,2 tỷ đồng, là mức cao kỷ lục trong hơn 1 thập kỷ hoạt động. Thời điểm đó, doanh nghiệp này công bố đã bán được 95% biệt thự khu Tùng Thu và Bazzar Avenue.

Cuộc suy thoái của thị trường bất động sản sau đó diễn ra, VCR cũng như các công ty địa ốc khác nhanh chóng rơi vào cảnh khó khăn: lợi nhuận năm 2011 giảm mạnh về còn 21,3 tỷ đồng, trước khi lỗ lớn giai đoạn 2012-2013 (lỗ tổng cộng 77 tỷ đồng). Trong 3 năm 2014-2016, VCR hoạt động cầm chừng, vẫn có lãi chủ yếu dựa vào hoạt động của khách sạn Holiday View. Năm 2016, công ty con của Vinaconex quyết định đấu giá "của hồi môn" Holiday View và nhận về 13,4 tỷ đồng.

Sau nhiều năm đình trệ, dự án có nguy cơ bị thu hồi. Đầu năm 2017, CTCP Tập đoàn Mặt trời có đề xuất tiến hành khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển bền vững quần đảo Cát Bà để đầu tư vào đây. UBND huyện Cát Hải trên cơ sở đó đã có thông báo đề nghị VCR tạm dừng triển khai dự án Amatina. Đến ngày 25/10/2017, UBND TP. Hải Phòng ra quyết định số 2786 về việc thu hồi đất dự án và giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất quản lý.

Chặng đường đòi lại dự án của VCR kéo dài suốt hơn 1 năm sau đó. Thành viên của Vinaconex thậm chí đã thuê một công ty luật để khiếu nại, kiến nghị các cấp. Nhờ vậy, UBND TP. Hải Phòng ngày 5/11/2018 đã ban hành Quyết định số 2918 huỷ bỏ Quyết định 2786, đồng thời trả lại đất dự án cho VCR quản lý.

Cơn khát dòng tiền của nhà đầu tư mới

Dù đã bỏ ra rất nhiều công sức giành lại dự án, song Cát Bà Amatina chưa bao giờ là mối quan tâm lớn nhất của Vinaconex.

Cuối tháng 11/2018, tức là chỉ sau ít tuần lấy lại được dự án ở Hải Phòng, hai phiên đấu giá cổ phần Vinaconex thuộc sở hữu của SCIC và Viettel diễn ra đã định hình lại rõ nét cơ cấu sở hữu của tổng công ty này. Theo đó, "cá bé" An Quý Hưng đã chi đậm 7.400 tỷ đồng để mua trọn 57,71% cổ phần Vinaconex từ SCIC, trong khi Bất động sản Cường Vũ bỏ 2.002 tỷ đồng mua 21,28% cổ phần từ Viettel. Star Invest - một pháp nhân cùng nhóm với Cường Vũ sau đó gom tiếp 6% từ quỹ ngoại và trở thành đối trọng chính của An Quý Hưng ở Vinaconex.

Mục tiêu lớn nhất của cả hai nhóm này, theo giới đầu tư, không gì khác ngoài dự án Splendora Bắc An Khánh cùng 264ha đất ở vị trí đắc địa bậc nhất khu Tây Hà Nội - nơi Địa ốc Phú Long - một doanh nghiệp cùng phe Cường Vũ, Star Invest đã mua lại 50% vốn từ Posco từ cuối năm 2017. Vinaconex lúc này, dù đã trở thành công ty con và chịu sự chi phối của An Quý Hưng, song cũng chỉ nắm được 50% còn lại ở Splendora. Dự án có slogan "Nơi ước đến, chốn mong về" bởi vậy tiếp tục chìm trong bế tắc khi hai cổ đông không cùng quan điểm phát triển, và cũng đang "tỳ đè" nhau.

An Quý Hưng, hay chính xác hơn là nhóm nhà đầu tư đứng sau, đã bỏ khoản tiền khổng lồ 7.400 tỷ, với áp lực tài chính rất lớn rõ ràng là bên sốt sắng nhất để tái khởi động Splendora, như chia sẻ của ông Đào Ngọc Thanh trong ĐHĐCĐ cuối tháng 6. Trước đó, doanh nhân sinh năm 1946 hồi đầu năm từng cho biết Splendora hiện có 75ha đất thương phẩm kinh doanh và có thể mang về khoản lợi nhuận không dưới 20.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh đó, cùng với KCN Công nghệ cao Hoà Lạc không mấy khả quan, thì Vinaconex với sự chi phối của An Quý Hưng buộc phải tìm kiếm một dự án lớn khác để làm dịu sức ép tài chính đang ngày một đè nặng. Cát Bà Amatina, với quy mô 172ha và tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, có chăng là cái tên phù hợp hơn cả, giúp mang về dòng tiền cho Vinaconex cũng như công ty mẹ An Quý Hưng, có thể từ khách hàng, nhưng nhanh và nhiều nhất phải là tín dụng ngân hàng.

Tương lai nào cho Cát Bà Amatina?

Dòng tiền này có thể giải toả áp lực trước mắt cho Vinaconex và nhóm chủ An Quý Hưng, tuy nhiên về lâu dài liệu có tích cực cho Vinaconex hay không thì là một bài toán không dễ có lời giải. 172ha tại Cái Giá quay về thời điểm 10 năm trước là dự án nghỉ dưỡng lớn nhất miền Bắc, tuy nhiên hiện nay bản thân Cát Bà Amatina nói riêng và đảo Cát Bà nói chung đang chịu cạnh tranh gay gắt tới từ các sản phẩm bất động sản tại Hạ Long, Vân Đồn, thậm chí là TP.Hải Phòng. Bên cạnh đó, cổ đông Vinaconex cho đến nay chưa được tiếp cận một cách cụ thể và đầy đủ về chiến lược phát triển dự án. Trước đây, Vinaconex cùng công ty con VCR ban đầu chỉ tính xây dựng hạ tầng cơ bản rồi mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp. Tuy nhiên theo khẳng định lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm trong 6 năm tới của tân Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh, Cát Bà Amatina rất có thể đã thay đổi chiến lược kinh doanh, sang hoàn thiện sản phẩm để bán với biên lợi nhuận cao hơn.

Muốn triển khai được theo hướng này, VCR sẽ cần rất nhiều tiền, mà gánh nặng lớn nhất ắt hẳn thuộc về công ty mẹ Vinaconex, khi cổ đông lớn còn lại Agriseco gần như chắc chắn sẽ không đổ thêm tiền vào, trong đó Eximbank trong hai đợt vào đầu tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua đã thoái hết vốn khỏi VCR. Ở diễn biến mới đây, Vinaconex đầu tháng Tám vừa qua đã "bơm" 300 tỷ đồng qua kênh trái phiếu cho VCR, phần lớn được dùng để nộp tiền sử dụng đất và tiền phạt chậm nộp nhằm tránh cho dự án khỏi một lần nữa bị thu hồi.

Để phát triển một cách đồng bộ nhằm cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ trong vùng, VCR sẽ cần thêm nhiều nghìn tỷ đồng. Đây thực sự là áp lực không nhỏ với Vinaconex, bởi theo báo cáo vừa công bố, nợ phải trả hợp nhất của tổng công ty này tới cuối quý II/2019 đã lên tới 12.044 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính là hơn 3.900 tỷ đồng, tăng khoảng 300 tỷ đồng so với đầu năm.

Trong bối cảnh tín dụng bất động sản đang bị siết chặt đẩy lãi suất cho vay tăng cao, cùng tính khả thi và hiệu quả của dự án vẫn đang là dấu hỏi, Cát Bà Amatina thực sự là canh bạc lớn đối với Vinaconex, trong đó 57,7% của An Quý Hưng, và nên nhớ rằng các cổ đông khác nằm hơn 42% còn lại - là tỷ lệ không hề khiêm tốn. Bởi vậy, trong các vấn đề hệ trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của Vinaconex có chăng cần tiếng nói và ý kiến của họ.

Trước mắt, Cát Bà Amatina sẽ là phép thử quan trọng với tham vọng chuyển hướng sang bất động sản của Vinaconex "phiên bản" An Quý Hưng. Có lẽ Chủ tịch Đào Ngọc Thanh, Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Đông cùng các cộng sự cần thêm thời gian để có được niềm tin nơi cổ đông - những người tới nay vẫn hoài nghi về chiến lược kinh doanh thiếu rõ ràng của giới "cầm cương" ở Vinaconex.

Trong nửa đầu năm, doanh thu từ xây dựng - mảng lõi của Vinaconex suốt nhiều chục năm qua đã giảm tới 21% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ còn chiếm 54% tổng doanh thu, dù cho thời điểm mới nhậm chức, ông Đào Ngọc Thanh khẳng định sẽ đưa Vinaconex trở lại Top 3 ngành xây dựng ở Việt Nam.

  • Cùng chuyên mục
Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?

Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?

Phát Đạt sẽ đẩy mạnh bán hàng và cải thiện dòng tiền năm nay. 3 dự án trọng tâm gồm Quy Nhơn Iconic, La Pura và chuỗi căn hộ trung cấp Thuận An 1&2.

Tài chính - 11/06/2025 11:47

Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.

Tài chính - 10/06/2025 17:13

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.

Tài chính - 10/06/2025 11:57

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.

Tài chính - 10/06/2025 11:47

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Tài chính - 10/06/2025 08:29

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.

Tài chính - 09/06/2025 14:59

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.

Tài chính - 09/06/2025 06:45

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.

Tài chính - 08/06/2025 09:00

Cuộc chơi mới của HAGL

Cuộc chơi mới của HAGL

Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.

Tài chính - 07/06/2025 06:45

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.

Tài chính - 06/06/2025 21:45

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 06/06/2025 12:24

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.

Tài chính - 06/06/2025 11:17

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.

Tài chính - 06/06/2025 10:40

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.

Tài chính - 05/06/2025 14:52

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI

Tài chính - 05/06/2025 13:55

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.

Tài chính - 05/06/2025 13:45