Moody's cảnh báo về nới lỏng tiền tệ của Việt Nam sẽ tạo rủi ro cho ngân hàng

Nhàđầutư
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's trong một khảo sát mới đây bày tỏ lo ngại về việc nới lỏng tiền tệ của Việt Nam. Moody's cho biết: "Việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa có thể tạo ra rủi ro cho nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng Việt Nam”.
ĐÌNH VŨ
29, Tháng 01, 2018 | 15:05

Nhàđầutư
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's trong một khảo sát mới đây bày tỏ lo ngại về việc nới lỏng tiền tệ của Việt Nam. Moody's cho biết: "Việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa có thể tạo ra rủi ro cho nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng Việt Nam”.

noi-long-tien-te

 Việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa có thể tạo ra rủi ro cho nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng Việt Nam

Trong một email ngày 26/1/2018 nhằm trả lời các câu hỏi của Bloomberg, bà Anushka Shah, chuyên gia phân tích của Moody ở Singapore cho biết rằng:

"Khi trọng tâm của chính phủ là tăng trưởng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể tiếp tục theo đuổi lập trường trung lập hoặc thiên về nới lỏng tiền tệ”.

Bà Sha cho biết thêm: “Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì tăng trưởng tín dụng cũng có thể gây ra một số rủi ro cho ngành ngân hàng bằng cách làm suy giảm vốn đệm (capital buffers) của các ngân hàng".

Dịch vụ Nhà đầu tư của Moody (Moody’s Investors Service) cho biết: "Việt Nam cần phải cân nhắc thận trong việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa vì điều này có thể tạo ra rủi ro cho nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng”.

Dựa theo kết quả từ cuộc thăm dò của Bloomberg, NHNN Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất trong năm 2018, sau một đợt cắt giảm bất ngờ hồi năm 2017, đối nghịch với các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á như Malaysia – nơi các nhà điều hành tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ trong tuần trước. Các cơ quan đang cố gắng duy trì đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam – vốn là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đồng thời chú ý đến các rủi ro như nợ xấu.

Trong thời gian gần đây, Moody's đã đưa ra nhièu đánh giá tích cực về triển vọng của kinh tế Việt Nam cũng như của ngành ngân hàng. Cụ thể, vào cuối tháng 10/2017, Moody's đá nâng đánh giá triển vọng của Ngân hàng Việt Nam lên "tích cực". 

Ông Eugene Tarzimanov, Phó chủ tịch và là chuyên gia tín dụng cao cấp của Moody’s cho biết sự điều chỉnh triển vọng nói trên cho thấy sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam nhờ nhu cầu trong nước, xuất khẩu và đầu tư công đều khả quan. 

Theo Moody’s, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam phần lớn sẽ vẫn ổn định trong giai đoạn 12-18 tháng tới, trong đó tỷ lệ các khoản vay có nhiều rủi ro ở mức 7,1% vào cuối năm 2016, giảm nhẹ so với mức 7,5% năm 2015. Moody's dự đoán con số này sẽ còn giảm xuống 5,8% trong năm 2018, do tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn sự hình thành các khoản vay rủi ro và sự phục hồi vừa phải của lĩnh vực bất động sản.

Tuy nhiên, ông Tarzimanov cũng cảnh báo sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng sẽ tiếp tục “ăn mòn” các khoản vốn dự phòng, và hoạt động cấp vốn sẽ suy giảm khi các ngân hàng gặp khó khăn trong việc bổ sung vốn để kịp với đà tăng trưởng tín dụng.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng tiền gửi bằng nội tệ vốn là nguồn cung vốn chủ yếu cho các ngân hàng Việt Nam, sẽ tiếp tục diễn biến tốt, song không nhanh bằng tăng trưởng tín dụng, dẫn đến khả năng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ phần nào thắt chặt hơn. Những nhận định này hoàn toàn phù hợp với cảnh báo mới đây của Moody's về việc nới lỏng tiền tệ có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ