Metro Cát Linh – Hà Đông sắp vận hành, chính thức tăng tổng mức đầu tư hơn 300 triệu USD

Nhàđầutư
Ban Quản lý Dự án đường sắt (QLDA), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết, hiện nay mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, đảm bảo cho hoạt động vận hành liên động toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
PHAN CHÍNH
18, Tháng 09, 2018 | 12:40

Nhàđầutư
Ban Quản lý Dự án đường sắt (QLDA), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết, hiện nay mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, đảm bảo cho hoạt động vận hành liên động toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

duong sat cat linh - ha dong

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị vận hành thủ nghiệm liên động toàn hệ thống

Vận hành thử nghiệm liên động toàn hệ thống

Ngày 20/9, Tổng thầu Trung Quốc sẽ chính thức vận hành thử nghiệm liên động toàn hệ thống Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Đây là dấu mốc quan trọng của dự án đường sắt trên cao đầu tiên tại Việt Nam, kéo dài gần 10 năm triển khai thi công.

Toàn bộ 13 đoàn tàu của Dự án sẽ được đưa vào vận hành. Các đoàn tàu xuất phát từ điểm đầu dự án là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) chạy trên hơn 13km trên cao tới Cát Linh (quận Đống Đa), mỗi ga đoàn tàu sẽ dừng lại 1 phút. Vận tốc tàu chạy tối đa là 65km/h, tốc trung bình là 30-35km/h.

Các đoàn tàu sẽ chạy theo biểu đồ, đúng với quy trình của dự án. Những ngày đầu, các đoàn tàu sẽ có thời gian giãn cách là 10-12 phút/chuyến, trong 3-6 tháng sẽ rút ngắn dần thời gian giãn cách theo thiết kế và đạt 5 phút/chuyến khi khai thác thương mại.

Đặc biệt, theo lãnh đạo Ban QLDA, trong giai đoạn đầu thử nghiệm sẽ không có người Việt Nam tham gia vào công tác vận hành. Sau này, nhân công người Việt đã được đào tạo sẽ được đưa vào tiếp nhận và vận hành từng bước.

“Tổng thầu Trung Quốc sử dụng nhân công người Trung Quốc trực tiếp tham gia vào hoạt động vận hành. Tổng thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác vận hành trong khoảng từ 3-6 tháng thử nghiệm. Hiện nay toàn bộ lực lượng của Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam.” - lãnh đạo Ban QLDA cho hay.

Trước đó, dự án đã được tiến hành vận hành đơn động nhằm căn chỉnh, chạy thử cho từng chuyên ngành được lắp đặt thiết bị trên toàn tuyến. Giai đoạn vận hành thử nghiệm liên động toàn hệ thống nhằm đảm bảo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hoạt động tốt nhất trước khi tiến hành khai thác thương mại vào quý I/2019.

cat linh - Ha dong

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trên google Maps

Theo kế hoạch ban đầu, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành thử nghiệm toàn hệ thống vào tháng 10/2017 và quý II/2018 sẽ đưa vào khai thác thương mại. Tuy nhiên, do tiến độ dự án không đáp ứng được yêu cầu nên Bộ GTVT đã phải tuyên bố “phá sản” kế hoạch vận hành thử nghiệm dự án này.

Tổng mức đầu tư tăng hơn 300 triệu USD

Sau khi bị “lụt” tiến độ, phía Tổng thầu Trung Quốc đã đề xuất với Bộ GTVT xin lùi dự án thêm 11 tháng so với kế hoạch. Bộ GTVT đã báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi thời gian hoàn thành dự án và được Thủ tướng chấp thuận.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Thời gian thực hiện Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ban đầu là 11/2008 tới 11/2013, với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, tuy nhiên dự án đã “lỡ hẹn” đến tháng 4/2010 mới được động thổ và tháng 10/2011 thì chính thức triển khai.

Sau khi điều chỉnh, đến thời điểm này tổng mức đầu tư của dự án là 868,04 triệu USD, tương đương với hơn 18.000 tỷ đồng, tăng hơn 300 triệu USD.

Được biết, hiện nay vốn giải ngân cho toàn dự án đạt 75%, một số hạng mục đang tiếp tục được hoàn thiện là trang trí, điện chiếu sáng và một số hạng mục không liên quan đến kỹ thuật, vận hành đoàn tàu trên tuyến.

cat linh - hadong

Dự án này tăng tổng mức đầu tư hơn 300 triệu USD

Mới đây, Bộ GTVT trình Chính phủ thời gian chạy thử dự án vào tháng 9/2018, vận hành toàn bộ dự án vào cuối năm 2018 nhưng chưa được Chính phủ xem xét.

Liên quan đến thông tin cho rằng vừa qua Bộ GTVT trình Chính phủ phương án đến năm 2021 mới hoàn thành, Bộ GTVT khẳng định: Dự án vẫn chạy thử vào tháng 9/2018, khai thác vào đầu năm 2019. Năm 2021 là thời hạn hết bảo hành, thanh quyết toán để kết thúc dự án (!?).

Tính từ thời điểm khởi công đến nay, dự án trải qua gần 7 năm thi công. Nếu tiến độ của Bộ GTVT đặt ra, dự án cũng sẽ kéo dài hơn 4 năm so với thời gian thi công đặt ra ban đầu (chỉ kéo dài trong 3 năm). Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi ngày chậm tiến độ, dự án phải trả lãi vay khoảng 1,2 tỷ đồng.

Tính từ thời điểm khởi công đến nay, dự án trải qua gần 7 năm thi công. Nếu tiến độ của Bộ GTVT đặt ra, dự án cũng sẽ kéo dài hơn 4 năm so với thời gian thi công đặt ra ban đầu (chỉ kéo dài trong 3 năm). Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi ngày chậm tiến độ, dự án phải trả lãi vay khoảng 1,2 tỷ đồng.

Tại quyết định ký năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư hơn 552,8 triệu USD (tương đương 8.769 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD phục vụ xây lắp, mua đoàn tàu, thiết bị, đào tạo, vận hành và tư vấn giám sát. Vốn đối ứng của Việt Nam là 133,86 triệu USD phục vụ giải phóng mặt bằng, thuế, phí, lãi suất, quản lý dự án, bảo hiểm…

Đến năm 2016, tại quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2016, tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh thành 868,04 triệu USD (tăng hơn 315 triệu USD, hơn 40% tổng mức đầu tư ban đầu). Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), phần vốn đối ứng của Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).

Nguyên nhân tăng vốn do quá trình thi công bổ sung nhiều hạng mục không có trong khâu lập dự án như: Bổ sung hạng mục chống lún cho khu Depot, điều chỉnh nhiều ga từ 2 lên 3 tầng do không giải phóng được mặt bằng… Vào thời điểm đó, Tiền phong chỉ ra nhiều bất cập, trong đó có việc tư vấn lập dự án cho dự án này là Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT của Bộ GTVT (Tedi) chưa từng làm dự án cao tốc đô thị nào.

Về tiến độ, dự án chính thức được khởi công ngày 10/10/2011; ban đầu dự kiến đến tháng 6/2014, sẽ hoàn thành toàn bộ công trình. Từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015, sẽ tổ chức chạy thử và chính thức khai thác từ ngày 30/6/2015.

Tuy nhiên, sau đó, dự án ít nhất 4 lần chính thức phải điều chỉnh tiến độ do vướng mặt bằng, tai nạn lao động. Đặc biệt, dự án bị đình trệ do phải xác định lại tổng mức đầu tư và đợi vốn vay.

Gần đây nhất, vào tháng 12/2016, Bộ GTVT trình và được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh tiến độ, bắt đầu chạy thử vào tháng 10/2017 do chờ xác định lại tổng mức đầu tư.

Tuy nhiên, sau đó, việc vay thêm Ngân hàng Eximbank Trung Quốc hơn 250 triệu USD như hiệp định bổ sung vốn cho dự án gặp trục trặc pháp lý nên chậm giải ngân. Tiến độ chạy thử của dự án được Chính phủ phê duyệt (tháng 10/2017) đã bị vỡ cho đến nay mà chưa có kế hoạch tiến độ mới được phê duyệt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ