Metro Cát Linh - Hà Đông: Nếu không khẩn trương sẽ không đảm bảo tiến độ đề ra

Nhàđầutư
Liên quan đến tiến độ dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, tại các nhà ga còn nhiều công việc nếu không khẩn trương sẽ không đảm bảo theo tiến độ đã đề ra.
NHÂN HÀ
17, Tháng 05, 2018 | 08:31

Nhàđầutư
Liên quan đến tiến độ dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, tại các nhà ga còn nhiều công việc nếu không khẩn trương sẽ không đảm bảo theo tiến độ đã đề ra.

tau catlinh - ha dong

Cát Linh - Hà Đông sẽ là dự án đường sắt đô thị đầu tiên vận hành ở Hà Nội

Theo ông Vũ Hồng Phương - Phó Giám đốc phụ trách Ban QLDA Đường sắt, đối với dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT đang phối hợp tốt với UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành công tác chuẩn bị bàn giao dự án theo kế hoạch.

Tuy nhiên, công tác này là rất khó khăn do: đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên đưa vào vận hành nên việc phối hợp, quản lý của tất cả các bên liên quan, mặc dù đã rất nỗ lực nhưng chưa kiểm soát được các tình huống dẫn đến chưa hoàn toàn kiểm soát tiến độ.

“Việc này cần phía Thành phố Hà Nội hoàn tất các thủ tục phê duyệt và tiến hành thuê đơn vị tư vấn vận hành để sớm kiểm soát, thực hiện công tác vận hành khai thác, đảm bảo thuận lợi trong việc tiếp nhận dự án ngay sau khi hoàn thành công tác vận hành thử”, ông Phương cho biết.

Cung theo đại diện Ban QLDA Đường sắt, tổng thầu chậm trễ trong công tác hoàn thiện và trình nộp kế hoạch chi tiết vận hành thử, quy trình bảo trì bảo dưỡng, hồ sơ chứng nhận an toàn hệ thống của dự án để các cơ quan liên quan xem xét, chấp thuận theo quy định. Ban QLDA Đường sắt sẽ tiếp tục đôn đốc Tổng thầu đẩy nhanh công tác hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu trên trong tháng 6/2018, đảm bảo tiến độ nghiệm thu, bàn giao.

“Sau khi vận hành thử, công trình phải được nghiệm thu toàn bộ và bàn giao cho bên Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, đây là dự án có quy mô lớn, đặc tính kỹ thuật cao và mới tại Việt Nam, nên việc nghiệm thu và bàn giao dự án trong 03 tháng như kế hoạch sẽ khó thực hiện được”, ông Phương cho biết thêm.

Ông Phương đề nghị Bộ GTVT sớm xem xét, làm việc với các cơ quan liên quan (Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Bộ Xây dựng, UBND Thành phố Hà Nội...) về quy trình nghiệm thu hoàn thành dự án và ra quyết định phê duyệt chính thức, đồng thời xem xét cơ chế đặc thù nghiệm thu từng phần cho dự án, để Ban QLDA Đường sắt có cơ sở triển khai các công việc tiếp theo.

bo truong

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể kiểm tra dự án Cát Linh - Hà Đồng hồi tháng 4 vừa qua. 

Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: “Hiện nay, hệ thống đường sắt trên cao tương đối đảm bảo yêu cầu về thiết bị và tiến độ, đặc biệt là buổi vận hành thử hôm 12/5. Phần việc cho tàu chạy đã cơ bản hoàn thành nhưng còn tại các nhà ga (Depo), công việc còn nhiều, chưa hoàn chỉnh, cần đẩy nhanh tiến độ, nếu không khẩn trương sẽ không đảm bảo theo tiến độ đề ra”.

Do đó, Bộ trưởng chỉ đạo Ban QLDA Đường sắt và nhà thầu tập trung ưu tiên số 1 cho đảm bảo an toàn chạy tàu. Ưu tiên số 2 là hoàn thiện các phần việc để có thể đóng điện, vận hành được toàn hệ thống, từ đó mới biết được các yêu cầu về kỹ thuật hạ tầng, chạy tàu và thông tin tín hiệu… Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu hoàn thiện sớm các nhà ga, hạng mục hạ tầng phụ trợ, đẩy nhanh công tác giải ngân, đảm bảo vận hành kỹ thuật vào tháng 10/2018; khai thác thương mại vào tháng 12/2018.

Nguyen_Van_The

 

công việc còn nhiều, chưa hoàn chỉnh, cần đẩy nhanh tiến độ, nếu không khẩn trương sẽ không đảm bảo theo tiến độ đã đề ra

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

“Thời gian còn rất ngắn trong khi nhiều gói thầu còn chậm, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ mới có thể đảm bảo theo yêu cầu. Song song với tiến độ thì việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn kỹ thuật trong giai đoạn vận hành thử nghiệm hay khai thác thương mại là cực kỳ quan trọng, không được lơ là”, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.

Như đã biết, dự án Cát Linh – Hà Đông, liên tục xảy ra sai phạm, chậm tiến độ, đội vốn nhưng Việt Nam vẫn đang phải trả tiền vay đúng hạn cho Ngân hàng Trung Quốc.

Theo văn bản Bộ Tài chính gửi Bộ Giao thông vận tải và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam thông báo việc trả nợ theo kỳ hạn cho khoản vay 250 triệu USD của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EximBank) để làm dự án đường sắt tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD vay ưu đãi, lãi suất 3% và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua 4%), vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.

Đến năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án tăng lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD). Thủ tục vay vốn bổ sung đối với phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD, dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 3 nhưng đến nay, phía Trung Quốc mới tiếp tục đồng ý cho vay.

Ban Quản lý dự án (QLDA) Đường sắt - Bộ GTVT từng khẳng định nếu tiếp tục chậm tiến độ, dự án sẽ đứng trước nhiều thách thức, trong đó có tình trạng đội vốn vì lãi suất tăng từng ngày. Cụ thể, với số vốn 669,62 triệu USD đã vay từ Trung Quốc, theo tỉ giá hiện nay tương đương 14.718 tỉ đồng, chỉ tính lãi vay thấp nhất (3%/năm), mỗi ngày dự án phải trả lãi ít nhất 1,2 tỉ đồng. Số lãi này chưa tính vốn đối ứng 198,42 triệu USD từ ngân sách để thi công dự án.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ