M&A tại Việt Nam: Tại sao lại tạm dừng?

Nhàđầutư
Cần giữ “ đầu lạnh” để nhận biết ranh giới giữa mở rộng và hạn chế đầu tư nước ngoài. Mọi thái quá phía nào cũng sẽ bất lợi cho đất nước trong thế giới hiện đại.
ĐỨC QUANG
20, Tháng 05, 2020 | 16:57

Nhàđầutư
Cần giữ “ đầu lạnh” để nhận biết ranh giới giữa mở rộng và hạn chế đầu tư nước ngoài. Mọi thái quá phía nào cũng sẽ bất lợi cho đất nước trong thế giới hiện đại.

Gần đây, có một số ý kiến bày tỏ sự lo lắng khi một số doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong kinh doanh bị nhà đầu tư nước ngoài "thôn tính" thông qua Mua bán & Sáp nhập (M&A) với giá rẻ, lưu ý đến thực trạng Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) đang nằm trong top dẫn đầu về M&A trong 4 tháng đầu năm 2020. Trong chương trình VTV1 "Tài chính- Kinh doanh" sáng 18/05, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị "tạm dừng M&A".

m&a3

Thương vụ M&A giữa ThaiBev và Sabeco trị giá 4,8 tỷ USD là thương vụ M&A lớn nhất ngành bia châu Á

M&A là hình thức đầu tư gián tiếp khi nhà đầu tư nước ngoài mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận; M&A vừa là hình thức đầu tư trực tiếp khi một số khác tìm đến doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động thuận lợi để góp vốn, mua cổ phần làm cổ đông của doanh nghiệp, hoặc liên hệ với doanh nghiệp đang thua lỗ buộc phải chào bán với giá rẻ để làm cổ đông chi phối, đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiển quản trị doanh nghiệp từng bước đưa kinh doanh trở lại bình thường và tiến tới kinh doanh có lãi. 

So với hình thức đầu tư xây dựng doanh nghiệp mới phải mất thời gian nghiên cứu thị trường, làm các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, triển khai dự án, nếu suôn sẻ cũng mất vài năm, thì M&A có lợi thế hơn vì nhà đầu tư tìm đến những doanh nghiệp có thể mang lại lợi nhuận cho họ trên cơ sở theo dõi và nghiên cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán cổ phần; thời gian thực hiện dự án nhanh hơn nhiều vì thủ tục đơn giản hơn, do đó người ta thường nói “M&A là tiền tươi thóc thật”.

M&A đã xuất hiện ở nước ta từ những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng chỉ trở nên quan trọng trong những năm cuối thập niên thứ hai, nhất là từ 2017 đến nay do hai nhân tố: 1) kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam có quy mô đủ lớn để tạo ra nguồn cung đối với nhà đầu tư nước ngoài, khi một số tập đoàn kinh tế nhà nước cổ phần hóa; nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân gọi vốn đầu tư nước ngoài; và 2) nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội để lựa chọn hình thức đầu tư mới với chủ trương nới rộng room đối với đầu tư quốc tế.

Hoạt động Mua bán & Sáp nhập (M&A) trở nên sôi nổi trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đăng ký: năm 2017 chiếm 17,02%,  năm 2018 chiếm 27,78%, năm 2019 chiếm 56,4%. Đó là tín hiệu đáng mừng.

Theo số liệu thống kê có trên 4.000 thương vụ M&A với tổng giá trị đạt 48,8 tỷ USD được thực hiện trong giai đoạn 2009-2018. Trong đó có một số những thương vụ M&A “đình đám”: Thương vụ M&A giữa ThaiBev (Thái Lan) - một trong các công ty nước giải khát lớn của Đông Nam Á mua lại 53,59% cổ phần của Tổng công ty Bia – Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)- chiếm 41% thị phần bia Việt Nam, là thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay của ngành bia châu Á với giá trị 4,8 tỷ USD.    

Quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore hoàn thành xong thương vụ M&A với Vinhomes thuộc Vingroup, với giá trị 1,3 tỷ USD. GIC mua cổ phần của Vinhomes, cung cấp một công cụ vay nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án. Credit Suisse Limited (Singapore) là đơn vị tư vấn của thương vụ này.

GIC cũng là nhà đầu tư lớn trong các đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietjet Air, PAN Group, Vinasun, Techcombank, Vietcombank, FPT... Gần đây, quỹ này tiếp tục chi 101 triệu USD mua thêm 27,4 triệu cổ phiếu của Masan.

Central Group Thái Lan đã đầu tư 1,14 tỷ USD để sở hữu Big C Việt Nam để tham gia thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của  nước ta. Trước đó, Central Group đã mua lại tỷ lệ cổ phần chi phối với Nguyễn Kim, hệ thống bán hàng điện tử hàng đầu Việt Nam.

Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mua 6,1% cổ phần của Vingroup 1 tỷ USD; Hanwha (Hàn Quốc) với Vingroup trị giá 400 triệu USD; SK group với MasanGroup trị giá 470 triệu USD...

Hoạt động M&A đã và đang tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm và giáo dục.

nguyen-mai

 

Cần cảnh giác để kịp thời ứng phó với hành vi thông qua hợp tác kinh tế để thực hiện âm mưu chiếm đất, xâm phạm an ninh, quốc phòng của nước ta. Tuy vậy cần giữ “đầu lạnh” để nhận biết ranh giới giữa mở rộng và hạn chế đầu tư nước ngoài. Mọi thái quá phía nào cũng sẽ bất lợi cho đất nước trong thế giới hiện đại.

GS-TSKH Nguyễn Mại

Dẫn đầu các thương vụ giao dịch M&A tại Việt Nam trong năm 2019 là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và Nhật Bản. Hiện nay, Singapore đã đầu tư vào hầu hết các ngành kinh tế Việt Nam, nhất là công nghiệp chế biến với 574 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20,17 tỷ USD.

Những con số đầy ấn tượng về M&A đã thể hiện tầm quan trọng của nó đối với thị trường chứng khoán và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, cần được tiếp tục gia tăng sau khi nước ta đã về cơ bản dập tắt được dịch COVID-19, đang bắt đầu thực hiện các giải pháp phục hồi và kích thích kinh tế để hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 khoảng 5%, tạo tiền đề để gia tăng tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2021- 2025.

Trong thế giới đầy  bất trắc, biến đổi khó lường như hiện nay, thì cùng với tranh thủ cơ hội mới khi nước ta được thế giới đánh giá cao trong phòng chống dịch, thể hiện sức chống chịu của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, cần cảnh giác để kịp thời ứng phó với hành vi thông qua hợp tác kinh tế để thực hiện âm mưu chiếm đất, xâm phạm an ninh, quốc phòng của nước ta. Tuy vậy cần giữ “đầu lạnh” để nhận biết ranh giới giữa mở rộng và hạn chế đầu tư nước ngoài. Mọi thái quá phía nào cũng sẽ bất lợi cho đất nước trong thế giới hiện đại.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần bảo vệ lợi ích dân tộc từ xây dựng chính sách, luật pháp đến hoạt động xúc tiến đầu tư, lựa chọn dự án và nhà đầu tư, vừa bảo đảm lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư, vừa tạo thuận lợi để phát triển doanh nghiệp Việt Nam, tạo việc làm và thu nhập thỏa đáng cho người lao động, góp phấn tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước. Quan điểm nhất quán đó đã được Đảng và Nhà nước chỉ đạo từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987.

Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị nhận định: “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”. "Việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài chưa theo kịp yêu cầu phát triển".

Đáng tiếc, đang có một số nhận thức và quan điểm chưa phù hợp với nội dung trên đây, thậm chí thông qua một số hiện tượng tiêu cực như chuyển giá, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, công nghệ trung bình, tranh chấp lao động để nhận xét khu vực FDI không có nhiều đóng góp vào kinh tế Việt Nam mà còn chèn ép doanh nghiệp trong nước.

Hoạt động M&A đang ghi nhận những tín hiệu tốt và có triển vọng gia tăng nhanh chóng; nhưng để M&A phát triển bền vững thì cần rà soát hệ thống luật pháp có liên quan theo định hướng tiếp cận thông lệ tốt nhất của thế giới, như Bộ Chính trị đã chỉ đạo tại Nghị Quyết 50, loại bỏ những trở lực nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư chất lượng hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ