Lòng dân thế nước

NHÀ THƠ HẢI ĐƯỜNG
06:30 13/02/2024

Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, di huấn của các bậc hiền nhân quân tử thường căn dặn: “Dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc”.

Tiếp nối và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” lên một tầm cao mới. Như một lẽ tự nhiên, đất trời rộng mở, lòng người thơ thới.

Mùa xuân lại đến gieo mầm trên cánh đồng ước vọng. Đằng đẵng những trăm năm thời đất nước còn nghèo khó, trẻ mong được bát canh, già mong được manh áo mới. Nay chưa hẳn đã giàu sang phú quý, nhưng cuộc sống đã “vạn lần hơn”.

Nhìn sang các nước phát triển, các quốc gia Top đầu hạnh phúc như Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ... các vị từng chu du thiên hạ còn nói rằng, ở ta đã có nhiều tiêu chí đạt được như họ rồi. Còn như phấn đấu để theo kịp họ thì còn có nhiều việc phải làm.

Nhưng lòng dân, thế nước thời này thì đang mở sang một trang mới, điều mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: Chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Tiếng nói của Việt Nam trước các vấn đề quốc tế, tại các Hội nghị đa phương này càng có sức hút và sức nặng. Tháng 9/2023, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, là một minh chứng thuyết phục với các nước trên thế giới về thành quả của một quá trình gây dựng lòng tin, sự hợp tác bền bỉ, chân thành và hiệu quả của công tác ngoại giao.

Sự kiện lịch sử này khiến chúng ta ngược dòng lịch sử nhớ lại rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có mối quan hệ bang giao từ gần 300 năm trước. Cái bắt tay qua Thái Bình Dương ấy có từ giai đoạn đầu Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1776.

Những năm 1784 - 1789, ngài Thomas Jefferson, Đại sứ Hoa Kỳ ở Pháp, đã liên hệ với triều Nguyễn để xin giống lúa thơm xứ Nam Kỳ về trồng tại quê hương. Thomas Jefferson cũng là người chấp bút bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và sau này trở thành Tổng thống thứ ba của nước này

Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện với các cường quốc là Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và tiếp tục chủ trương tăng cường, nâng tầm tham gia các hoạt động đa phương, cùng xây dựng và định hình luật chơi, thúc đẩy các tiến trình, các thể chế đa phương phục vụ cho lợi ích của tất cả các quốc gia, bình đẳng, vì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đó là một minh định cho bước tiến dài trên con đường hội nhập quốc tế, minh định cho một tư tưởng lớn: Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi dân tộc là vĩnh viễn. Tình hình thế giới ngày nay diễn biến rất phức tạp, khó lường.

Mới nhất là sự leo thang đột ngột của cuộc xung đột Palestine - Israel vào cuối năm 2023 một lần nữa làm dấy lên những nhân tố bất ổn của cục diện quốc tế. Làm sao dự báo chính xác những mâu thuẫn, xung đột phức tạp và khó có thể giải quyết trên thế giới hiện nay? Liệu trật tự quốc tế thời hậu Chiến tranh thế giới lần thứ II có phải đang đối mặt với sự tan vỡ và định hình lại một cách khốc liệt?

Bàn về thế nước, xưa cũng như nay, là vấn đề hệ trọng của một quốc gia, dân tộc. Đó là sức mạnh thống nhất của cả nội lực và ngoại lực.

Thế nước ấy bắt nguồn từ truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc, từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời đại Hồ Chí Minh. Thế nước ấy đến từ lòng yêu nước nồng nàn, từ trí tuệ con người Việt Nam, trong đó hiền tài luôn được coi là nguyên khí quốc gia.

“Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung).

Thế nước ấy hiển hiện trong uy linh thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Thế nước trong dáng rồng bay đầu thế kỷ XI, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long “tính kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo chí dân”, mở ra một thời kỳ vàng son kéo dài trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thế nước được khởi dựng cả ngay khi đất nước còn nằm dưới họa xâm lăng.

Đó là câu chuyện về nhiều danh sĩ cũng là các nhà cải cách xã hội đã hết lòng hết sức tìm kiếm cơ hội nhằm canh tân đất nước vào nửa cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế…

Họ luôn luôn khao khát đất nước mạnh dần lên để tự chủ, vượt thoát khỏi số phận của một xứ thuộc địa. Họ đã nung nấu, tấu trình nhiều kế sách với triều đình nhà Nguyễn nhằm chấn hưng dân khí, khai thông dân khí, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục, phát triển công thương nghiệp, tài chính, tăng cường sức mạnh võ bị quốc phòng cùng với những đề nghị rất thiết thực về việc mở cửa biển, đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ và yêu cầu triều đình khẩn thiết chấn chỉnh bộ máy quan lại.

Những khát vọng ấy không thể hiện thực hóa được trong tình thế của một nhà nước phong kiến đã trượt sâu vào suy thoái, đã để lại rất nhiều tiếc nuối lịch sử và kinh nghiệm cho hậu thế.

Thế nước trong thế kỷ XX hình thành trong thời dựng Đảng, tháng 2/1930; trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay công nông, lập nên Nhà nước Việt Nam mới; trong chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; trong Đại thắng Mùa Xuân 1975, đất nước ta sạch bóng quân thù, non sông về một mối.

Và thế nước vững vàng sau những cơn “động đất chính trị” trên thế giới những năm cuối thập niên 80 thế kỷ XX. Lịch sử đã tìm thấy con đường sáng sau những khúc quanh. Công cuộc Đổi mới gần 40 năm qua đã mang đến cho đất nước ta, dân tộc ta những mùa gặt lớn, dẫu bao phen bão lũ chất chồng.

Sinh thời, Bác Hồ nói một cách mộc mạc, vì sao lại nói dân là “gốc” của nước, là bởi “lực lượng của dân rất to”, rất đông, rất mạnh. Dân là “gốc” của nước bởi vì dân ta rất tốt, trong mỗi người dân đều có phẩm chất cao quý, nhất là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Của cải, sức mạnh, đạo đức, tài năng, lòng tin của nhân dân đã tạo nên “cái gốc” của nước: “Gốc có vững, cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.

Tết đến, Xuân về, ôn cố tri tân. Lại nhớ Nguyễn Trãi xưa đã nói điều thấm thía: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Lật thuyền mới biết sức dân như nước).

Lại nhớ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, trước khi mất hai tháng, đã tâu với vua Trần Anh Tông: “Thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước”. Điều ta hiểu biết chính là điều ta đã trải qua. Vốn sống càng dầy thì hiểu biết càng thâm sâu.

Tìm về những giá trị lịch sử dân tộc để phát hiện quy luật, giúp thế hệ hôm nay không những nhận thức được quá khứ mà còn chuẩn bị cho những khả năng dự báo. Như vậy, lịch sử luôn là một dòng chảy liên tục. Lòng dân yêu nước thương nòi luôn là những giá trị vĩnh hằng, gạn đục khơi trong và kết tinh những giá trị mới.

Giá trị mới ấy, ta thấy trong tư duy mới của Đảng ta. “Dân giàu, nước mạnh” vừa là giá trị vừa là mục tiêu phát triển của đất nước. Dân giàu nước mạnh là mơ ước ngàn đời, cũng là một chủ trương lớn nhằm “Canh tân đất nước” trong thế kỷ XXI.

Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta nêu rõ: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.

Giờ đây, chúng ta đang đẩy mạnh cuộc chiến chống giặc “nội xâm”. Nạn tham nhũng, quan liêu và nhiều biểu hiện tiêu cực khác khiến cho niềm tin của dân với Đảng giảm sút. Tình trạng cán bộ có chức quyền xa rời quần chúng có lúc có nơi nghiêm trọng hơn nhiều so với mười, hai mươi, ba mươi năm trước.

Vì sao vậy? Phải nói có phần “nặng lời” một chút là, quan điểm của quần chúng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã bị vứt bỏ. Họ đã làm sai lệch đường lối về quần chúng, cho nên trong mắt quần chúng cũng không còn hình ảnh đẹp của những người luôn muốn thu nhỏ hình bóng của mình, đi trước về sau thiên hạ.

Vượt vũ môn, cá chép hóa Rồng. Nhưng đó phải là một “Ông Cá” có nội lực siêu phàm, có cả trí và dũng. Xuân Giáp Thìn năm 2024 đang về. Hành trang công cuộc đổi mới và những thành tựu trong năm 2023 tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin lớn vào triển vọng tăng trưởng, môi trường đầu tư và vị thế kinh tế của nước ta, Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cộng đồng thế giới đánh giá Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại quốc tế và cam kết mở rộng đầu tư vào nước ta trong thời gian tới.

Thế nước đang lên - Lòng dân hội tụ. Ấy là niềm tin, là sức mạnh biến cái không thể thành cái có thể trong năm Rồng nhiều trăn trở và ước vọng!

  • Cùng chuyên mục
  Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam trong bối cảnh Mỹ áp dụng thuế đối ứng

Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam trong bối cảnh Mỹ áp dụng thuế đối ứng

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2025 đạt kết quả ấn tượng, song liệu Việt Nam có còn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài khi tới đây Mỹ áp dụng thuế đối ứng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mà đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là các doanh nghiệp FDI?

Đầu tư - 07/07/2025 06:45

Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính

Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính

Đến nay đã có hơn 10 nhà đầu tư, trong đó có 3 liên doanh các nhà đầu tư (Makara Capital, Terne Holding, Trump Organization) muốn được lựa chọn làm nhà đầu tư chiến lược để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng.

Đầu tư - 06/07/2025 16:54

GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%

GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn cầu và khu vực giảm, GDP 6 tháng đầu năm 2025 của Việt Nam tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.

Đầu tư - 06/07/2025 10:28

Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 81,0% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định hơn.

Đầu tư - 06/07/2025 06:45

Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị

Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị

Lãnh đạo TP. Quảng Châu (Trung Quốc muốn đẩy mạnh tăng cường hợp tác phát triển giao thông với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là đường sắt đô thị.

Đầu tư - 05/07/2025 14:13

Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI

Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI

6 tháng đầu năm 2025, Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024, đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Đầu tư - 05/07/2025 06:45

Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm

Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm

Cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam.

Đầu tư - 04/07/2025 16:19

OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam

OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam

Công ty CP OBC Thuận An (OBC Holdings) - một thương hiệu địa ốc mới vừa ra mắt thị trường bất động sản phía Nam, với dự án đầu tay là A&K Tower, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 04/07/2025 11:28

EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh

EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh

Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh khu vực đang chạy đua để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, theo EuroCham.

Đầu tư - 04/07/2025 11:08

Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng

Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM đã tháo gỡ được 70 dự án để khơi thông nguồn lực trên 400.000 tỷ đồng, tạo lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tiếp tục tin tưởng và quay lại thành phố để đầu tư.

Đầu tư - 04/07/2025 09:59

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh

Lợi thế chi phí giúp Việt Nam thuộc top các quốc gia có lợi thế cạnh tranh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tốt nhất, bất chấp giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% từ 2019.

Đầu tư - 04/07/2025 07:34

Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'

Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'

TS. Lê Xuân Nghĩa tin rằng, thị trường bất động sản sắp tới sẽ "bội cung", ngược lại tình trạng "thiếu cung" trong vài năm trở lại đây.

Đầu tư - 04/07/2025 07:27

Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế

Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế

Thời kỳ 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển của Huế khoảng 14.050 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho bến cảng khoảng 12.790 tỷ đồng.

Đầu tư - 03/07/2025 09:38

Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội quyết định thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường.

Đầu tư - 03/07/2025 07:28

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.

Đầu tư - 02/07/2025 15:11

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

Đầu tư - 02/07/2025 13:01