Lợi nhuận quý 4 giảm sút, nhiều khó khăn với ngành dệt may trong năm 2023

DƯƠNG NGỌC
08:19 05/02/2023

Lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may trong quý 4 đã bắt đầu phân hóa, không còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng như những quý đầu năm.

NDT - CP det may

Khó khăn của doanh nghiệp dệt may. Ảnh minh họa: Internet.

Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng ấn tượng những tháng đầu năm 2022. Sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19, các doanh nghiệp dệt may đã từng bước phục hồi.

Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2022 của cả nước đạt 37,57 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2021. Trong năm qua, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 17,36 tỷ USD, tăng 7,9%; sang EU đạt 4,46 tỷ USD, tăng 34,7%; Nhật Bản đạt 4,07 tỷ USD, tăng 25,8%; Hàn Quốc đạt 3,31 tỷ USD, tăng 12,1%... so với năm 2021.

NDT - XK Det may

Dù quý 1 và quý 2/2022 ghi nhận triển vọng xuất khẩu rất khả quan, song 2 quý cuối năm bắt đầu xuất hiện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ dệt may trên toàn cầu sụt giảm. Trị giá xuất khẩu đạt đỉnh vào tháng 8/2022, đồng thời cho thấy những dấu hiệu không mấy tích cực. Việc sụt giảm mạnh các đơn đặt hàng kể từ tháng 9 đã đảo chiều xu hướng khiến trị giá xuất khẩu mặt hàng này trong quý cuối cùng xuống mức thấp nhất trong năm 2022.

Theo đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may trong quý 4 đã bắt đầu phân hóa, không còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng như trước đó.

Lợi nhuận quý 4 có sự phân hóa

Thống kê 15 doanh nghiệp đầu ngành dệt may, tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 4/2022 đạt vỏn vẹn 440 tỷ đồng, giảm 63% so với quý 4/2021, tương ứng giảm 762 tỷ đồng lợi nhuận trước bối cảnh lạm phát cao và rủi ro suy thoái tại các thị trường xuất khẩu chính.

NDT - LNST DN det may

NDT - LNST DN det may1

Điển hình như “ông lớn” sợi bông Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) gây bất ngờ với khoản lỗ sau thuế 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đạt 450 tỷ đồng, từng là doanh nghiệp có lãi lớn nhất nhóm dệt may. Đây cũng là quý đầu tiên Vinatex ghi nhận thua lỗ kể từ khi hoạt động.

Vinatex cho biết do ảnh hưởng từ chính sách Zero COVID của thị trường Trung Quốc, cầu một số thị trường giảm vào thời điểm cuối năm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và giá hàng tồn kho sợi. Trong những tháng đầu quý 4, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi thị trường sợi gần như không có thanh khoản, thị trường may đơn hàng giảm mạnh, thông tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục được đưa về, đặc biệt là các đơn vị sợi. Tuy vậy, lũy kế cả năm 2022, Vinatex vẫn có lãi hơn 1.000 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ nhờ khoản lãi lớn trong nửa đầu năm.

Tương tự như Vinatex, Dệt may Garmex Sài Gòn (GMC) cũng chịu lỗ sau thuế quý 4 xấp xỉ 59 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 35 tỷ đồng. Theo giải trình, công ty đã phải ngừng sản xuất ở một số nhà máy từ giữa tháng 8 để khắc phục chất lượng nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho, lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ. GMC chỉ có lãi duy nhất trong quý 2 và lỗ cả 3 quý còn lại trong năm qua dẫn đến cả năm 2022 lỗ ròng gần 66 tỷ đồng ghi nhận năm đầu tiên thua lỗ từ khi niêm yết.

Bớt "tệ" hơn đôi chút, nhiều doanh nghiệp có tiếng trong ngành như May Sông Hồng (MSH), Sợi Thế Kỷ (STK), Everpia (EVE) ghi nhận lãi quý 4 giảm khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước lần lượt đạt 55 tỷ, 43 tỷ và 27 tỷ đồng.

Trong danh sách, không thể không kể tới Gilimex (GIL) khi chịu ảnh hưởng nặng nề do nhu cầu giảm đột ngột từ phía đối tác lớn Amazon. Vào tháng 4 và tháng 5 năm trước, Amazon đã “ngay lập tức thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến” trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023 xuống chỉ còn một phần nhỏ so với các dự báo trước đó khiến Công ty gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.

Quý 4, Gilimex đạt gần 10 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 92% so với quý 4/2021. Lũy kế cả năm 2022, Gilimex ghi nhận doanh thu đạt 3.167 tỷ đồng giảm 24%, song lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 9% so với cùng kỳ đạt 361 tỷ đồng nhờ đóng góp từ 2 quý đầu năm.

Ở chiều ngược lại, so với con số đạt được cuối quý 4 năm trước, có 4 doanh nghiệp dệt may hàng đầu đạt mức tăng trưởng dương lên đến 2 thậm chí 3 chữ số.

Trong đó, Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) gây ấn tượng khi lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 60 tỷ đồng, mức tăng trưởng gần 140% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2022, Dệt may Thành Công ghi nhận 281 tỷ đồng lợi nhuận tăng 95%.

Tổng CTCP Phong Phú (PPH) là doanh nghiệp có lãi lớn nhất về con số tuyệt đối. Cụ thể, lãi sau thuế đạt tới 99 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước ghi nhận 44 tỷ đồng tương ứng tăng 125% so với quý 4/2021. Lũy kế năm 2022, PPH báo lãi kỷ lục từ khi hoạt động 486 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này đặt kế hoạch lãi sau thuế 377 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, PPH đã vượt 30%. kế hoạch đề ra.

Một doanh nghiệp dệt may khác cũng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2022 là May Việt Tiến (VGG) . Dù giảm 14% lợi nhuận so với cùng kỳ trong quý 4, song công ty vẫn hoàn thành và vượt xa chỉ tiêu lãi trước thuế 150 tỷ đồng cả năm. Công ty đạt mức lợi nhuận trước thuế 218 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Khó khăn vẫn còn phía trước

Nhờ tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực và tăng đáp ứng quy tắc xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết tại FTA, kết quả xuất khẩu hàng dệt may có sự tăng trưởng trong năm 2022.

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức khi phụ thuộc nhiều vào chi phí đầu vào, giá nhân công lao động và suy thoái kinh tế. Đáng lưu ý, suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đẩy nhu cầu suy giảm trên cả thị trường trong nước lẫn các nước nhập khẩu lớn: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Ngoài ra, trong bối cảnh tỷ giá leo thang, đồng tiền ở một số nước nhập khẩu đơn hàng lớn có xu thế mất giá cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu ngành dệt may tại Việt Nam.

Tại thị trường nội địa, ngành dệt may chứng kiến sự tham gia của nhiều “đại gia” nước ngoài vào lĩnh vực thời trang. Từ các hãng bình dân đến các thương hiệu xa xỉ như: Zara, H&M, Uniqlo, Dior, LV,.. đều đang muốn sở hữu “miếng mồi béo bở” với gần 100 triệu dân. Đứng trước sự lấn áp của các hãng thời trang quốc tế, các doanh nghiệp trong nước đứng ngồi không yên khi thị phần dần bị co hẹp lại.

Trong một báo cáo mới đây của Chứng khoán KIS, đội ngũ phân tích cho rằng 2023 sẽ là một năm đầy thử thách cho ngành dệt may do nhu cầu thấp đối với các sản phẩm may mặc. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đơn đặt hàng trước cho quý 1/2023 đã giảm 25-27% so với cùng kỳ, báo hiệu một năm nhiều khó khăn phía trước.

Chung quan điểm, Chứng khoán VNDirect nhận định nhu cầu của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam: Mỹ, EU, thậm chí cả Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm vào năm 2023. Nghiên cứu của VNDirect chỉ ra rằng các các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm kể từ T7/22 do lượng hàng tồn kho tăng cao tại các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Adidas, Nike, … Theo báo cáo hàng quý mới nhất, về lượng hàng tồn kho, Adidas và Nike có mức tăng mạnh 44% và 35% so với cùng kỳ bởi sức tiêu thụ yếu.

(Theo Cafef)

  • Cùng chuyên mục
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 27/03/2025 12:13

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.

Tài chính - 27/03/2025 12:12

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.

Tài chính - 27/03/2025 07:59

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38