Lo ngại cao tốc Bắc - Nam vào tay nhà thầu Trung Quốc - Bài 2: Bài học từ các dự án lớn

Nhàđầutư
Với 16 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc tham gia sơ tuyển nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam, có thể thấy đây là một tham vọng rất lớn của các nhà đầu tư nước này vào đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
NHÂN HÀ
15, Tháng 08, 2019 | 07:30

Nhàđầutư
Với 16 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc tham gia sơ tuyển nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam, có thể thấy đây là một tham vọng rất lớn của các nhà đầu tư nước này vào đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam.

IMG_7112

Cao tốc Bắc - Nam đang là dự án được các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc quan tâm.

Sự áp đảo của các nhà thầu Trung Quốc

Theo thông tin từ Bộ GTVT, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn phía Đông có 16 nhà đầu tư Trung Quốc tham gia sơ tuyển, đông nhất trong số các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc này.

Báo cáo của Vụ Đối tác Công tư (Vụ PPP) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 có 11 nhà đầu tư nộp hồ sơ sơ tuyển; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43 km, tổng vốn đầu tư hơn 6.333 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 2.003 tỷ đồng có 5 nhà đầu tư nộp hồ sơ.

Ngoài ra, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 8.381 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 2.550 tỷ đồng nhận được 6 nhà đầu tư, hay Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49 km, tổng vốn đầu tư hơn 13.338 tỷ đồng có 10 nhà đầu tư và dự án Nha Trang - Cam Lâm dài 50 km, tổng vốn đầu tư hơn 7.615 tỷ đồng với 8 nhà đầu tư, dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 79 km, tổng vốn đầu tư hơn 13.687 tỷ đồng có 6 nhà đầu tư, cuối cùng Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 101 km, tổng vốn đầu tư hơn 11.603 tỷ đồng, có 5 nhà đầu tư.

Bên canh đó, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, tổng vốn đầu tư hơn 14.359 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước hỗ tợ hơn 2.480 tỷ đồng. Theo hồ sơ sơ tuyển, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự thầu. Áp đảo là các nhà thầu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tổng cộng đã có 52 nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 26 hồ sơ của nhà đầu tư liên doanh với nước ngoài. Công ty Cơ khí cảng Trung Quốc dự thầu 2 dự án Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt.

Theo kết quả mở hồ sơ thầu, với đoạn cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, có 27 hồ sơ bán ra, 11 nhà đầu tư nộp lại hồ sơ thầu. Trong đó, có 2 liên danh nhà đầu tư trong nước, 1 liên danh nhà đầu tư Việt - Trung, 2 nhà đầu tư Hàn Quốc, 1 nhà đầu tư Pháp và 5 nhà đầu tư Trung Quốc.

Đoạn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, có 25 hồ sơ ban ra nhưng chỉ có 5 nhà đầu tư nộp lại hồ sơ thầu và đều là nhà đầu tư nước ngoài (gồm 3 nhà đầu tư Trung Quốc, 1 nhà đầu tư Hàn Quốc và 1 liên doanh của Pháp).

Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, có 18 hồ sơ bán ra, 6 nhà đầu tư nộp lại hồ sơ thầu. Trong đó có 2 liên danh nhà đầu tư trong nước, 1 nhà đầu tư Hàn Quốc, 2 nhà đầu tư Trung Quốc.

Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, có 21 hồ sơ bán ra, 10 hồ sơ nôp lại. Trong đó có 3 liên danh trong nước, 1 nhà đầu tư liên danh Việt - Trung, 3 nhà đầu tư Hàn Quốc và 3 nhà đầu tư Trung Quốc.

Đoạn Nha Trang - Cam Lâm, có 20 hồ sơ bán ra và 8 nhà đầu tư nộp lại hồ sơ dự thầu. Trong đó có 4 nhà đầu tư và liên danh nhà đầu tư trong nước, 2 liên danh nhà đầu tư Việt - Trung, 2 nhà đầu tư Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc tham gia như: Công ty TNHH Kỹ thuật và xây dựng Daewoo, công ty TNHH Kỹ thuật và xây dựng Lotte, công ty TNHH Kỹ thuật và xây dựng Hyundai....

Vì sao Trung Quốc hay thắng thầu?

Theo chuyên gia kinh tế, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, việc nhà thầu Trung Quốc hay thắng thầu vì họ là nước cho vay ODA hoặc hỗ trợ một phần của các dự án đó. Điều này đồng nghĩa với việc nhà thầu thi công dự án là của Trung Quốc.

Ông Thịnh cho biết, các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá thấp, còn Việt Nam thì dựa trên cơ sở giá thấp để lựa chọn. Tuy nhiên, cái thực sự yếu kém của phía Việt Nam là không chọn lọc, hoặc hợp đồng không đủ chặt chẽ, ràng buộc để nếu phía Trung Quốc vi phạm thì ta có thể xử phạt họ.

nha-thau-trung-quoc-hay-thang-thau-o-vn-do-nguon-von_211531954

Các dự án có nhà thầu Trung Quốc thường chậm tiến độ và đội vốn.

"Ví dụ như việc thiếu ràng buộc trong vấn đề đặt cọc ở các dự án, điều khoản kiện tụng ở hợp đồng… nên rất nhiều dự án đội vốn, kéo dài nhưng phía ta cũng không làm gì được", ông Định Trọng Thịnh dẫn chứng.

Đề cập đến việc thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam, ông Thịnh cho biết các nhà đầu tư Trung Quốc rất quan tâm. Lý do vì sao nhà đầu tư Trung Quốc lại quan tâm, thậm chí muốn làm cả, bởi trước hết là họ có nguồn vốn dự trữ lớn, cộng với kế hoạch "Vành đai – Con đường" mà Trung Quốc muốn thông qua đó để tăng sức ảnh hưởng của họ.

Ông phân tích Trung Quốc đã tăng cường đầu tư ra nước ngoài, làm đường sá, cầu cống, sân bay… ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tham gia "Vành đai – Con đường" cũng có cái lợi với các quốc gia là có nguồn vốn đổ vào, tăng GDP, tạo thêm việc làm, thay đổi bộ mặt hạ tầng…

"Hệ lụy từ nguồn vốn của Trung Quốc là có quốc gia rơi vào bẫy nợ, khiến phải gán đi nhiều tài sản quan trọng của quốc gia, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng", vị phó giáo sư nói thêm.

Bài học từ các dự án nhà thầu Trung Quốc triển khai

Bình luận vấn đề này, PGS-TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng); Trưởng ban Chất lượng Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nhà đầu tư khác với nhà thầu.

"Tại một số dự án như đường sắt Cát Linh – Hà Đông đó là vấn đề về tổng thầu EPC Trung Quốc. Tất nhiên nếu dự án rơi vào tay nhà đầu tư Trung Quốc thì khả năng kéo theo là các nhà thầu Trung Quốc rất cao. Chất lượng, tiến độ dự án nằm rất nhiều ở khâu nhà thầu", ông nhận định.

Theo ông Chủng, dư luận rất quan tâm đến chất lượng dự án, tiến độ dự án. Và thời gian qua không ít dự án liên quan đến nhà thầu Trung Quốc bị chậm tiến độ, đội vốn nên lo ngại của dư luận không phải không có cơ sở.

Ông dẫn chứng: "Sau vô số bài học chẳng hạn như ở dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì vấn đề là phải rút ra bài học, rút ra kinh nghiệm. Chúng ta cần phải tập hợp lại những gì mình làm chưa tốt, mình còn sơ hở, còn kém để lấy đó làm bài học, thay vì kỳ thị hay lo sợ vô ích".

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) liên quan đến vướng mắc quyết toán dự án đạm Ninh Bình (vốn 12 nghìn tỷ đồng) do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu.

Theo báo cáo của Vinachem, với tư cách tổng thầu EPC nhà máy đạm Ninh Bình, Tổng công ty Thiết kế và thầu khoán Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã không phối hợp với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giải quyết các tồn tại của dự án như thanh toán chi phí than cho việc chạy thử vượt hợp đồng, chi phí chạy thử nhà máy lần 2.

Báo cáo nêu rõ, nhà thầu Trung Quốc này cũng không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt chậm tiến độ thực hiện hợp đồng (16 tháng), không hoàn thiện hồ sơ máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu theo hợp đồng EPC, không bàn giao hồ sơ hoàn công và hồ sơ gốc CO, CQ để lập quyết toán A-B.

Trước tình hình đó, Vinachem đã đề xuất giải pháp thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán, xác định giá trị đề nghị quyết toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ghi rõ nội dung nhà thầu không hợp tác để quyết toán dự án. 

Ngoài ra, một dự án khác là cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi hư hỏng ngay sau khi vừa mới khánh thành cũng có bóng dáng của các nhà thầu Trung Quốc. Với các nhà thầu như gói thầu A3 do Công ty công trình giao thông tỉnh Giang Tô thực hiện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ