Lệch hướng của toàn cầu hóa và ảnh hưởng tiêu cực với nước Mỹ - Bài 2: Ưu việt của hệ thống Bretton Woods
Theo hệ thống Breton Woods, những đất nước sẽ chỉ mở rộng nền kinh tế đến một phạm vi không gây lo ngại cho xã hội trong nước và các thỏa thuận chính trị. Sự mở rộng tự do về thương mại được giữ hạn chế ở việc giảm phong tỏa biên giới, hạn ngạch nhập khẩu, thuế quan, sản phẩm sản xuất trong nước.
Trải nghiệm về chế độ kim bản vị đã dạy một bài học cho các nhà kiến trúc của hệ thống kinh tế quốc tế thời hậu chiến. Người đứng đầu trong số họ là nhà kinh tế học John Maynard Keynes. Bài học ở đây là: nắm chặt những nền kinh tế nội địa để thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế sẽ chỉ làm cho hệ thống dễ bị đổ vỡ hơn.
Và theo đó, các chế độ quốc tế như các nước Đồng minh đã tổ chức Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 - tạo ra cho các chính phủ không gian rộng lớn hơn để đặt ra chính sách về tài chính và tiền tệ.
Trung tâm của hệ thống này là những sự kiểm soát mà nó đặt lên sự lưu động của nguồn vốn quốc tế. Như Keynes nhấn mạnh, sự kiểm soát tư bản không chỉ là một biện pháp tạm thời cho tới khi thị trường tài chính ổn định lại sau chiến tranh - "Chúng là một sự sắp đặt lâu dài".
Mỗi chính phủ sẽ cố định giá trị đồng tiền của mình, và có thể thay đổi giá trị đồng tiền nếu nền kinh tế nước mình đi theo hướng chống lại thị trường tài chính quốc tế. Hệ thống Brettons Woods được đặt ra căng cứ vào niềm tin rằng phương thức tốt nhất để khuyến khích đầu tư dài hạn và thương mại quốc tế là mở ra cho các chính phủ quốc gia quyền điều tiết nền kinh tế của họ.

Đoàn đại biểu của 44 nước đồng minh dự hội nghị tại Bretton Woods.
Brettons Woods chỉ bảo vệ các dàn xếp về tài chính và tiền tệ quốc tế. Những luật lệ về thương mại được phát triển trong một phương thức đặc biệt hơn, dưới sự bảo trợ của Hiệp ước chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Nhưng, nó cũng được áp dụng một triết lý chung.
Những đất nước mở rộng nền kinh tế chỉ đến một phạm vi không gây lo ngại cho xã hội trong nước và các thỏa thuận chính trị. Sự mở rộng tự do về thương mại được giữ hạn chế ở việc giảm phong tỏa biên giới, hạn ngạch nhập khẩu và thuế quan, các sản phẩm sản xuất trong nước - Và chỉ áp dụng với các nước phát triển.
Các nước đang phát triển về cơ bản được tự do làm những gì mình muốn. Nhưng ngay cả các nước phát triển cũng có một loạt các lựa chọn linh hoạt để bảo vệ những lĩnh vực nhạy cảm. Ví dụ, vào đầu những năm 1970, việc nhập khẩu từ những nước đang phát triển các sản phẩm may mặc tăng lên nhanh chóng đe dọa việc làm tại thế giới phát triển, các nước đang phát triển và phát triển đã đàm phán đưa ra một chế độ đặc biệt để những nước phát triển tái áp đặt lại hạn ngạch nhập khẩu.
So sánh với cả chế độ kim bản vị, sự toàn cầu hóa theo sau đó, Bretton Woods và những luật lệ của GATT cho phép các nước có sự tự do lớn hơn để chọn những điều kiện mà họ sẽ tham gia vào nền kinh tế thế giới.
Những nền kinh tế tiến bộ sử dụng sự tự do này để điều chỉnh và đánh thuế vào nền kinh tế của họ như cách họ mong muốn để tạo nên những đất nước có phúc lợi và giàu có hơn, không bị ngăn trở bởi những nỗi lo về sự cạnh tranh toàn cầu hay việc tư bản trong nước thoát ra ngoài. Các nước phát triển đa dạng hóa những nền kinh tế của họ thông qua những hạn chế về thương mại và chính sách về công nghiệp.
Quyền tự trị nội địa trước những áp lực của nền kinh tế toàn cầu là điều khiến cho việc toàn cầu hóa giảm đi. Nhưng trong kỷ nguyên Bretton Woods, nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phát triển. Nền kinh tế của những nước phát triển và đang phát triển đều tăng trưởng ở một tỷ lệ chưa từng có.
Thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mở rộng nhanh hơn, nhanh hơn cả sự tăng trưởng GDP thế giới. Sản lượng xuất khẩu trên toàn cầu tăng hơn 3 lần, từ dưới 5% năm 1945 lên tới 16% vào năm 1981. Thành công này là sự công nhận rõ rệt ý tưởng của Keynes rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ hoạt động tốt nhất khi mỗi chính phủ tự lo cho nền kinh tế và xã hội của mình.
Quay lại tinh thần của chế độ kim bản vị
Có một hiện tượng rất mỉa mai là nhưng người ủng hộ toàn cầu hóa lại sử dụng thành công của hệ thống Bretton Woods nhằm hợp thức hóa kế hoạch riêng của họ để thay thế hệ thống này. Theo họ, nếu những dàn xếp mang tính bề nổi của Bretton Woods đã thành công rất nhiều trong việc thay đổi thương mại thế giới, đầu tư, những tiêu chuẩn sống thì hãy thử tưởng tượng việc liên kết, hợp nhất sâu hơn có thể đem lại điều gì?
Nhưng trong tiến trình xây dựng một chế độ mới, bài học trung tâm rút ra từ quá khứ đã bị quên lãng. Toàn cầu hóa trở thành sự chấm dứt tiềm lực của những nền kinh tế quốc gia. Các nhà kinh tế học và những nhà hoạch định chính sách đã xem xét mọi khía cạnh đặc trưng của các nền kinh tế nội địa thông qua lăng kính của những thị trường toàn cầu.
Những điều chỉnh trong nội địa đã che đậy các rào cản thương mại để đàm phán tránh đi các thỏa thuận thương mại, hay những nguồn cạnh tranh tiềm tàng về mậu dịch. Sự tin cậy của các thị trường tài chính trở thành yếu tố tối cao để đánh giá sự thành công hay thất bại của chính sách tiền tệ và tài khóa.

Theo hệ thống Bretton Woods giá được được cố định ở mức 35 USD/ounce.
Tiền đề của chế độ Bretton Woods là các hiệp ước quốc tế và GATT sẽ hoạt động như một đối trọng với những lực lượng quyền lực chủ trương bảo hộ nền công nghiệp trong nước - các nghiệp đoàn lao động và các công ty chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Tuy nhiên, tới những năm 1990, cán cân quyền lực chính trị ở các nước giàu có đã chuyển từ những lực lượng theo chủ nghĩa bảo hộ sang phe vận động hành lang cho những nhà xuất khẩu và đầu tư.
Những thỏa thuận về thương mại xuất hiện trong thập niên 1990 phản ánh sức mạnh của những nhà vận động hành lang này. Biểu hiện rõ nhất của loại quyền lực này là khi các thỏa thuận thương mại quốc tế kết hợp chặt chẽ với sự bảo hộ nội địa với quyền sở hữu tài sản trí tuệ, kết quả của sự vận động xông xáo mà những hãng dược phẩm ham muốn lấy được lợi nhuận bằng cách mở rộng quyền lợi độc quyền đối với các thị trường nước ngoài.
Cho tới nay, các công ty y tế [Ngành công nghiệp Y tế] là nhà vận động hành lang đơn lẻ lớn nhất đứng đằng sau các thỏa thuận thương mại. Các nhà đầu tư quốc tế cũng đạt được ưu tiên đặc biệt trong các thỏa thuận thương mại, cho phép họ (và chỉ họ) kiện các chính phủ trong các tòa án quốc tế về những cáo buộc vi phạm quyền sở hữu. Những ngân hàng lớn với quyền lực từ Bộ Tài chính Mỹ, ép các nước phải mở rộng tài chính quốc tế.
Những ai không đi được theo quá trình toàn cầu hóa nhận được rất ít hỗ trợ. Các cộng đồng sản xuất độc lập tại Mỹ thấy rằng công việc của họ bị chuyển sang Trung Quốc và Mexico và phải chịu thiệt hại rất nghiêm trọng từ các hậu quả kinh tế và xã hội, từ việc thất nghiệp tới sự nghiện ngập.
Về cơ bản, những công nhân bị ảnh hưởng bởi thương mại sẽ được đền bù thông qua chương trình liên bang về Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại - Nhưng những nhà chính trị không có động lực để gây quỹ thích đáng cho nó hoặc đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động tốt.
Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại của Mỹ tăng đã làm suy giảm giá trị đồng USD. Mỹ cố thuyết phục Đức và Nhật Bản, là hai nước đều có cán cân thanh toán thuận lợi, tăng giá trị các đồng tiền của họ.
Nhưng các quốc gia này miễn cưỡng chấp nhận bước đi này, vì việc tăng giá trị đồng tiền của họ sẽ làm tăng giá hàng hóa của các nước đó và gây tổn hại đến xuất khẩu của họ. Cuối cùng, Mỹ đã bỏ giá trị cố định của đồng USD và cho phép nó được thả nổi - tức là cho dao động đối với các đồng tiền khác.
Vào những năm 1990, các nhà kinh tế học được lấp đầy niềm tin rằng toàn cầu hóa sẽ là bộ máy của sự tăng trưởng. Điều này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Làm như vậy lợi ích đạt được sẽ là một minh chứng hùng hồn rằng tất cả mọi bên đều thắng. Sự thống nhất mang tính kỹ trị này phục vụ cho việc chính thống hóa và sau đó cũng cố quyền lực của các tập đoàn toàn cầu hóa và những lợi ích tài chính đặc biệt.

Hệ thống Bretton Woods đã kéo dài cho tới năm 1971.
Một trong những yếu tố quan trọng trong sự hân hoan của những người ủng hộ toàn cầu hóa là niềm tin rằng những nước với các nền kinh tế khác nhau, các kiểu xã hội khác nhau cuối cùng sẽ hội tụ, nếu không trở thành những mô hình giống hệt nhau thì ít nhất cũng sẽ là các thị trường kinh tế có mô hình tương tự nhau.
Đặc biệt, việc kết nạp Trung Quốc vào WTO xác nhận mong muốn của phương Tây rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ việc tự định hướng các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc có những ý tưởng khác.
Có rất ít lý do để Bắc Kinh từ bỏ cách mình quản lý kinh tế đã tạo ra những kết quả phi thường trong 40 năm qua. Những phàn nàn của các nhà đầu tư phương Tây rằng Trung Quốc đã vi phạm những cam kết với WTO và có những hoạt động kinh tế không công bằng đã bị bỏ ngoài tai.
Nhưng dù không tính đến từng sự kiện pháp lý cụ thể, vấn đề sâu hơn xảy ra ở khắp nơi: Chế độ thương mại mới không thể điều tiết được theo một loạt các thể chế đa dạng giữa những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
(còn tiếp)
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Sự kiện - 05/05/2025 11:49
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago