Le Point: Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới

Nhàđầutư
Tờ Le Point của Pháp vừa có bài phỏng vấn nhà tư tưởng Singpapore Kishore Mahbubani, tác giả cuốn sách "Liệu Trung Quốc sẽ thắng trong cuộc thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ?" (Has China Won?: The Chinese Challenge to American Primacy), trong đó ông phân tích Bắc Kinh sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ.
HOÀNG AN
21, Tháng 03, 2021 | 07:03

Nhàđầutư
Tờ Le Point của Pháp vừa có bài phỏng vấn nhà tư tưởng Singpapore Kishore Mahbubani, tác giả cuốn sách "Liệu Trung Quốc sẽ thắng trong cuộc thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ?" (Has China Won?: The Chinese Challenge to American Primacy), trong đó ông phân tích Bắc Kinh sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ.

Ông Mahbubani cho rằng Liên Xô chỉ tồn tại chưa đầy một thế kỷ, còn Trung Quốc là một nền văn minh lâu đời. Dân số Liên Xô ít hơn và kinh tế không thể sánh được với Mỹ, còn Trung Quốc bây giờ có nền kinh tế hùng mạnh. Vấn đề lão hóa dân số không ảnh hưởng nhiều, nếu Hoa Kỳ không tiếp nhận thêm di dân và nếu ông Donald Trump quay lại, thì dân số Mỹ không tăng nhanh và dù sao đi nữa, dân Trung Quốc cũng đông hơn Mỹ. 

Chinese billonaires-Reuters

Số lượng tỉ phú USD hiện đông hơn bao giờ hết ở Trung Quốc. Ảnh Weibo, WeChat, Reuters và Getty Images

Theo ông Mahbubani, thực ra Trung Quốc bây giờ là một xã hội tư bản, số tỉ phú USD ở Hoa lục giờ đông đảo nhất kể từ 10 năm qua.

Lợi dụng các bộ óc xuất sắc phương Tây

Trong một bài điều tra công phu của mình với tựa đề "Bắc Kinh đã lợi dụng các nhà nghiên cứu của chúng ta như thế nào", tờ Le Point tiết lộ những chuyện hậu trường cho thấy tâm địa thực sự của Bắc Kinh: phía sau các hợp tác khoa học là việc khai thác, lợi dụng các bộ óc lỗi lạc của phương Tây để phục vụ cho việc nâng tầm quân đội Trung Quốc lên hàng đầu thế giới.

Mourou in China-CGTN

Giáo sư Gérard Mourou trong một buổi làm việc với các nhà khoa học trẻ Trung Quốc. Ảnh CGTN

Hồi tháng Giêng 2020, giáo sư Gérard Mourou của trường Đại học Bách khoa Pháp, người đã giải Nobel vật lý 2018 nhờ các nghiên cứu về tia laser, một trong những học giả Pháp lừng lẫy nhất, được tiếp đón trọng thể tại Bắc Kinh. Ông là khách mời ngôi sao trong một hội nghị chuyên đề với các chuyên gia quốc tế tên tuổi làm việc tại Trung Quốc, nơi có sự hiện diện của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, tại Đại sảnh đường Nhân dân Trung Quốc. Ngay trong lúc ấy, đại dịch Covid đang âm thầm lan tràn tại Vũ Hán, nhưng Bắc Kinh vẫn chứng tỏ các nỗ lực để đạt được tham vọng trở thành: "Siêu cường khoa học tương lai".

Trước đó hai tháng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một thỏa thuận hợp tác chiến lược về vật lý giữa Bắc Đại (Beida, tên tắt của trường đại học Bắc Kinh) với tập đoàn Thales và Đại học Bách khoa Pháp. Dự án đầu tiên là trang bị cho Bắc Đại môt hệ thống laser siêu mạnh để nghiên cứu, vì khai rằng với mục đích dân sự nên Pháp đã cho xuất khẩu. Tuy nhiên, công nghệ này có thể dùng cho quốc phòng, và các chuyên gia lo ngại quân đội Trung Quốc lợi dụng: ông Tập Cận Bình từng nhấn mạnh đến việc thu thập các công nghệ lưỡng dụng.

Tháng 6/2020, đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc đã cảnh báo, các định chế Pháp ký hợp tác với khoảng 15 trường đại học Trung Quốc đều liên quan đến các kỹ nghệ quốc phòng, và các đại học quân đội này chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm.

Thâu tóm, đánh cắp công nghệ 

SVTQ

Rất nhiều sinh viên Trung Quốc đã ra nước ngoài du học, trong đó nhiều sinh viên Trung Quốc đã tới Úc. Ảnh Reuters

Viện Chiến lược Chính trị Úc đã báo động vấn đề này từ 2018: Trung Quốc lợi dụng sự cởi mở của các trường đại học phương Tây để thực hiện việc chuyển giao công nghệ một cách chính thức. Đôi khi Bắc Kinh dùng đến gián điệp, như việc Úc đã phát hiện khoảng 20 vụ. Chính quyền Donald Trump năm 2020 đã cấm cửa các sinh viên và nghiên cứu sinh Hoa lục liên quan đến quân đội Trung Quốc, nhưng bị phía Trung Quốc phản đối là 'phân biệt chủng tộc', 'bài Hoa'

Nhà kinh tế Pháp Bernard Belloc mỉa mai: "Chúng ta giúp Trung Quốc tập bay và nay phải đứng nhìn tên lửa phóng vọt lên trời. Pháp đã giúp đỡ như thể Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển", nhưng chỉ sau hai thập niên, tương quan lực lượng đã thay đổi hẳn. Vì sao? Đơn giản là "Hiệu trưởng đại học Trung Quốc đều là nhân vật có vai vế rất cao trong đảng Cộng sản ở Trung Quốc», với bàn tay sắt đầy quyền lực, khác hẳn với hiệu trưởng ở Pháp.

Toulouse, mũi nhọn về hàng không, không gian của Pháp, tiếp nhận hàng trăm nghiên cứu sinh từ Trung Quốc. Một nữ tiến sĩ trong lý lịch ghi rõ là đến từ một đại học thuộc quân đội, muốn làm việc trong phòng thí nghiệm robot, đã bị từ chối. Nhưng với việc kiểm tra đơn thuần trên lý lịch được khai, có bao nhiêu trường hợp quân đội Trung Quốc đã len lỏi vào được các trường đai học Pháp?

Bên cạnh đó là chương trình "1.000 nhân tài" nhằm thu hút các tài năng trong các "Công nghệ lưỡng dụng" - vừa dân sự vừa quân sự - về cho Trung Quốc. Bắc Kinh rất khéo chiêu dụ. Nhận được vé máy bay hạng business, ở khách sạn hạng sang, đưa đón bằng Mercedes…, tất cả những điều trên khiến nhà khoa học Pháp có cảm giác họ như một bộ trưởng và dễ sa vào những chiếc bẫy đã được giăng ra...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ