Lãnh đạo NHNN: Ngành ngân hàng không thiếu vốn cho vay

Nhàđầutư
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thương mại cũng phải đốt đuốc tìm doanh nghiệp tốt. Ngành ngân hàng khẳng định vốn tín dụng không thiếu. Các nhà băng cũng rất muốn cho vay vì còn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng.
ĐÌNH VŨ
13, Tháng 12, 2022 | 16:25

Nhàđầutư
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thương mại cũng phải đốt đuốc tìm doanh nghiệp tốt. Ngành ngân hàng khẳng định vốn tín dụng không thiếu. Các nhà băng cũng rất muốn cho vay vì còn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng.

pham-chi-quang

Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN. Ảnh: NLD

Ngày 13/12, báo Người lao động đã tổ chức hội thảo "Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp".

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chia sẻ, các nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp là vốn tự; kênh trái phiếu doanh nghiệp (quy mô 1,8 triệu tỷ đồng) - kênh vốn dài hạn quan trọng và tín dụng ngân hàng. 

Theo đó, ngành ngân hàng không thể mãi là kênh huy động vốn trung và dài hạn chính cho doanh nghiệp.

"Ngân hàng cũng là doanh nghiệp. Ngân hàng không thể hạ chuẩn tín dụng để cho vay, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay. Hiện nay, tổng nguồn vốn ngắn hạn của ngành ngân hàng là trên 80%. Trong khi đó, ngành ngân hàng đang phải cho vay trên 50% tổng dư nợ là trung và dài hạn. Như vậy,  chênh lệch kỳ hạn giữa huy động và cho vay là rất lớn", ông Quang nói.

Phân tích thêm, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, điều này dẫn đến 2 rủi ro lớn, một là rủi ro về thanh khoản và hai là rủi ro chi trả cho người gửi tiền.

"Người gửi tiền chỉ gửi 6 tháng, trong khi ngân hàng lại sử dụng khoảng 50% số tiền gửi 6 tháng để cấp tín dụng 5,10 năm, thậm chí các dự án bất động sản đầu tư tới 20 năm. Rủi ro dòng tiền luân chuyển không tốt, nợ xấu phát sinh sẽ không có tiền trả nợ cho người gửi tiền khi hạn 6 tháng đến. Đây là rủi ro lớn nhất mà ngành ngân hàng quan ngại", ông Quang nhấn mạnh.

Cùng với đó là rủi ro lãi suất. Lãi suất ngắn hạn biến động liên tục, trong khi đó lãi suất cho vay trung dài hạn thường 1 năm theo hợp đồng mới điều chỉnh 1 lần. Trong quá trình kinh doanh như vậy, ngành ngân hàng đối mặt với rất nhiều rủi ro lãi suất trong bối cảnh lạm phát tăng cao, môi trường lãi suất có biến động lớn.

Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ cho biết, các ngân hàng thương mại tiến tới thực hiện đúng chức năng là cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kênh vốn trung dài hạn cho nền kinh tế phải qua thị trường vốn gồm trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu… 

Chia sẻ thêm về hoạt động ngân hàng năm 2022, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, tín dụng tăng trưởng đến nay là trên 12%, mang lại gần 1,4 triệu tỷ đồng cho nền kinh tế. Gần đây, NHNN đã nới 1,5-2% chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 lên 15,5-16%.

"Như vậy, chỉ còn khoảng 3 tuần cuối tháng 12 để hệ thống ngân hàng có thể cung ứng ra nền kinh tế từ 3,5-4% tăng trưởng tín dụng (khoảng 300 - 4000 nghìn tỷ đồng), đây là một thách thức lớn. Đặc biệt khi các ngân hàng không thể hạ chuẩn tín dụng", ông Quang nói.

Theo đó, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết, hiện các ngân hàng thương mại cũng phải đốt đuốc tìm doanh nghiệp tốt. Ngành ngân hàng khẳng định vốn tín dụng không thiếu. Các ngân hàng cũng rất muốn cho vay vì họ phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng, càng đọng vốn càng tăng chi phí.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ