Tăng trưởng tín dụng ngân hàng, nhóm cổ phiếu nào được hưởng lợi?

Nhàđầutư
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Bùi Nguyên Khoa Trưởng nhóm Phân tích Thị trường BSC đánh giá thông tin “nới” room tín dụng sẽ có tác động tích cực trong ngắn hạn với các nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.
TẢ PHÙ
06, Tháng 12, 2022 | 17:50

Nhàđầutư
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Bùi Nguyên Khoa Trưởng nhóm Phân tích Thị trường BSC đánh giá thông tin “nới” room tín dụng sẽ có tác động tích cực trong ngắn hạn với các nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.

Empty

Nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản hưởng lợi ngắn hạn từ thông tin nới "room" tín dụng. Ảnh: Trọng Hiếu.

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Qua đó, nâng tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2022 lên mức từ 15,5-16%.

Với việc nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay thêm 1,5-2%, ước tính quy mô tín dụng cho nền kinh tế có thể tăng thêm 156.000-200.000 tỷ đồng.

Theo đánh giá từ ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm Phân tích Thị trường CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), đây là thông tin tích cực với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính.

“Room” tín dụng trong năm 2022 là 14% nhưng mở đến đâu thì cạn đến đó do nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp rất lớn hậu đại dịch. Việc nới room tín dụng cho thấy NHNN rất tự tin, có sự linh hoạt, mềm dẻo hỗ trợ nền kinh tế và các ngân hàng. Trước đó, NHNN rất cẩn trọng trước các biến động tỷ giá, FED tăng lãi suất, hay rủi ro lạm phát.

Theo ông Bùi Nguyên Khoa, việc “room” tín dụng tăng sẽ tác động tích cực đầu tiên tới nhóm ngân hàng. Cụ thể, khả năng cho vay của nhóm này sẽ được cải thiện hơn, tăng trưởng lợi nhuận tích cực hơn. Bên cạnh đó, nới “room” tín dụng sẽ giảm áp lực tăng lãi suất, giúp NIM các nhà băng rộng mở hơn. Ngoài ra, các ngân hàng cũng sẽ có khả năng luân chuyển tín dụng tốt hơn, dòng tiền theo đó cũng được cải thiện.

Nói về ảnh hưởng của nới “room” tín dụng đến nhóm ngân hàng, báo cáo mới đây của SSI Research cho biết dù dù tỷ lệ phân bổ về từng ngân hàng chưa được công bố, song NHNN đã nêu nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm các ngân hàng thương mại mới thực hiện việc cắt giảm lãi suất cho vay sẽ có lợi thế hơn.

Không chỉ ngân hàng, ông Bùi Nguyên Khoa cho rằng nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản phần nào nhận sự ảnh hưởng tích cực.

“Khó có chuyện dòng tiền chạy từ tín dụng vào các kênh đầu tư rủi ro, nhưng khi có thanh khoản, khó khăn về ngắn hạn phần nào sẽ được tháo gỡ. Các doanh nghiệp/doanh chủ sẽ vay được nhiều hơn. Do đó, tôi nghĩ việc giải quyết được các cổ phiếu đang bị bán giải chấp, “call-margin” sẽ đỡ gây áp lực hơn với thị trường chứng khoán”, ông Khoa nói.

Tuy vậy, trong dài hạn, nhóm cổ phiếu địa ốc vẫn tiềm ẩn rủi ro khi vấn đề về thanh khoản vẫn chưa được tháo gỡ. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang chật vật bán tài sản để giải quyết vấn đề trái phiếu. Trong khi đó, với nhóm ngân hàng, nợ xấu vẫn là rủi ro hiện hữu.

Dù vậy, các chuyên gia nhìn nhận thông tin “nới” room tín dụng sẽ khó có những tác động mạnh tới thị trường chứng khoán, bởi chỉ số VN-Index đã có nhịp tăng tăng tốt trong 3 tuần liên tiếp.

Theo quan điểm từ ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thị trường vẫn tích cực trong ngắn/trung hạn, nhưng dài hạn thì vẫn vẫn nhiều rủi ro hiện hữu và khó lường, như chính sách tiền tệ của FED. Nhà đầu tư cần chờ hành động của Fed trong những cuộc họp đầu năm thì mới có thể xác định rủi ro trong dài hạn.

Mặt khác, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ có sự giảm tốc trong xu hướng chung của thế giới. Trong báo cáo phân tích mới đây, CTCP Chứng khoán VNDirect nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đạt đỉnh trong quý III/2022 và sẽ chậm dần từ quý IV/2022 do cầu thế giới yếu và hiệu ứng mở cửa sau COVID-19 nhạt dần. Theo đó, GDP có thể tăng 5,6% trong quý IV/2022, còn mức tăng trưởng cả năm 2022 là 7,9%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ