Làm thế nào để 'dẹp nỗi bất an tâm trí' giữa thời đại dịch?
Cảm giác như đã rất nhiều năm trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu nhận thấy cuộc sống của mình đang diễn ra trong "những thời điểm bất an". Trong nhiều tháng, thói quen của chúng ta bị gián đoạn và ta buộc phải thích nghi, Tiến sĩ Christian Jarrett, phó chủ biên Tạp chí Psyche mở đầu bài viết trên BBC Worklife.
Về mặt cá nhân, hệ quả lớn là sự mệt mỏi về tinh thần. Ta cảm thấy khó mà tập trung được trong một khoảng thời gian, như thể ta đang ở trong trạng thái chung của sự xao nhãng gần như liên tục.

Minh họa LA Johnson/NPR
"Tôi cảm thấy như thể mình bị bí, không thể tập trung vào trang viết," nhà văn và người yêu sách Sophie Vershbow nói. Hồi đầu đại dịch, bà mô tả cảm giác, viết trên Twitter về tình trạng "không thể tập trung nổi để đọc một quyển sách", và nội dung này nhận được hơn 2.000 lượt thích.
Bà không phải người duy nhất bị như vậy. Chỉ cần thử tìm kiếm nhanh là bạn sẽ tìm ra hàng loạt bài viết nói về những người không thể tập trung, tình trạng "mịt mờ tâm trí" phổ biến và "những mẹo giúp bạn tập trung".
Tất nhiên, đa phần cảm giác chủ quan về sự xao nhãng trong tâm trí thường đến từ thực tế đời sống hiện thời.
Với nhiều người, nổi bật là các bậc cha mẹ đang trong thời gian làm việc, sự thay đổi đột ngột sang trạng thái làm việc từ nhà cũng đồng nghĩa với tình trạng gia tăng xung đột giữa cuộc sống và công việc; ta khó lòng mà tập trung vào một bảng tính được nếu mấy đứa con nhỏ đang giành nhau một chiếc điều khiển TV.
Nhưng cảm giác này còn gì đó xa hơn như vậy. Ngay cả khi công việc trong ngày đã hoàn tất và bọn trẻ con đã đi ngủ, ta vẫn khó mà tập trung để đắm chìm vào một quyển tiểu thuyết hay loạt phim nào đó.
Có một thuyết tâm lý, ban đầu được ứng dụng trong bối cảnh học tập, có thể giúp giải thích vì sao sống trong thời Covid-19 có thể khiến đầu óc ta nhão như chè đậu: Thuyết Tải trọng Nhận thức (CLT - Cognitive Load Theory)
Thuyết này ban đầu được phát triển bởi nhà tâm lý học giáo dục người Úc John Sweller. Nói một cách đơn giản thì thuyết CLT coi tâm trí ta là hệ thống chuyển hóa thông tin.
Khi ta xử lý một vấn đề, đặc biệt là với vấn đề lạ, ta phụ thuộc vào "trí nhớ làm việc", vốn cực kỳ giới hạn về quy mô và thời gian lưu trữ thông tin. Bạn càng ít quen thuộc với công việc nào thì bạn càng phụ thuộc vào trí nhớ làm việc để giúp tìm ra thông tin liên quan; ngược lại, khi bạn đã thành thục thì hầu hết những gì bạn cần biết đều được lưu trữ trong trí nhớ lâu dài và bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ đó một cách tự động.
Nhiệm vụ mới, mức độ căng thẳng mới
Lý thuyết Trọng tải Nhận thức là mô hình hữu ích để hiểu sự khác biệt mà đại dịch có thể gây tổn hại đến chức năng tâm thần của bạn.
Đầu tiên, bằng cách ép buộc bạn theo đuổi thói quen mới, nó tước bỏ, không cho phép bạn thực hiện công việc ở chế độ tự động.

Minh họa từ Dreamtimes.com
Ví dụ như trong một cuộc họp ở chỗ làm, trước đây, bạn sẽ chỉ xuất hiện và tham gia thảo luận, nhưng nay thì do làm việc từ xa, bạn sẽ phải bật phần mềm hội nghị video lên, lo lắng về chất lượng kết nối wifi, điều chỉnh các tính năng để có thể dự họp phù hợp với độ trễ thời gian của cuộc gọi video và nhiều thứ khác.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với việc nhà, ví dụ như đặt hàng mua đồ thực phẩm trên mạng thay vì mua sắm trực tiếp.
Những sự thích nghi này buộc bạn không thể làm theo chế độ tự động và vì vậy nó chiếm một phần tài nguyên của "trí nhớ làm việc" vốn có giới hạn của bạn. Bạn phải bỏ công sức nhiều hơn để suy nghĩ một cách có chủ đích và có ý thức, giống như một thợ học việc hơn là một người đã thành thạo công việc, và chỉ riêng điều đó đã khiến bạn cực kỳ mệt mỏi.
Thứ hai, nghiên cứu dựa trên lý thuyết CLT cho thấy cảm xúc có thể gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý thông tin.
Chẳng hạn khi bạn hồi hộp thì điều này sẽ làm giảm khả năng của trí nhớ làm việc, vì vậy khiến bạn khó vượt qua bất cứ vấn đề tâm thần nào đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề có nhận thức (hãy nghĩ đến tình trạng lo lắng trong kỳ thi khiến não bộ bạn vật lộn ra sao, khiến bạn khó mà làm được các câu hỏi về toán hoặc viết một câu đầy đủ ngữ nghĩa, hoặc bằng cách nào sự căng thẳng khi đi thi lái xe khiến bạn khó mà thực hiện nhiều thao tác cùng lúc hơn so với trong quá trình học).
Thứ ba, CLT cũng đề cập đến "tải trọng nhận thức ngoài luồng"- đó là có tình trạng phát sinh những chuyện dễ gây xao nhãng, không liên quan gì tới điều bạn đang định làm, và chúng lại chiếm dụng năng lực hoạt động của "trí nhớ làm việc" của bạn.
Tình trạng này có thể là do những tác vụ ngoài lề, ví dụ như bạn vừa nghe bản tin thờ sự vừa làm việc, hay nghĩ xem làm sao để đón con đi học về khi sếp vừa định lên lịch cuộc họp video cùng thời gian đó.
Vào lúc này, do đại dịch gây ra những gián đoạn trong cuộc sống, cho nên bạn buộc phải dựa nhiều hơn vào việc sử dụng trí nhớ làm việc.
Vấn đề là nếu như thời điểm bạn cần huy động trí nhớ làm việc ở mức cao hơn lại xảy ra đúng vào thời điểm bạn bị căng thẳng quá mức hoặc phải xoay sở làm nhiều việc, nhiều bổn phận cùng lúc, tức là bạn đã sử dụng đến hết công suất của nó rồi, thì đó quả là điều tồi tệ nhất, và là một lý do nữa khiến bạn cảm thấy kiệt quệ về tinh thần.
Thông thường trong thời điểm biến động, ta có thể điều chỉnh nhanh chóng và trọng tải nhận thức trở nên có thể dễ kiểm soát hơn.
Điều nổi bật về cuộc sống trong thời Covid-19, đó là tình hình liên tục thay đổi - chính phủ khắp nơi trên thế giới liên tục đưa ra các quy định cấm mới phức tạp hơn. Luật lệ khi di chuyển, quy định tự cách ly, danh sách các triệu chứng cần theo dõi, ứng dụng điện thoại mới - hiếm có ngày nào mà không có biến đổi mới buộc ta ghi nhận và phản hồi.

Nhiều quy định mới đã được đưa ra thời đại dịch. Minh họa của Dreamtime.com
"Bất cứ hoàn cảnh mới nào cũng đặt gánh nặng lên trọng tải nhận thức trong não ta, nhưng thực tế là việc Covid-19 gây ra tác động gián đoạn về xã hội đang buộc chúng ta phải tiêu thụ những thông tin mới nhanh hơn khả năng mình có thể tiếp nhận," Samuli Laato, nhà nghiên cứu từ Đại học Turku, nói.
"Nói chung," ông giải thích, "sự bất an luôn làm tăng tải trọng nhận thức. Những yếu tố gây căng thẳng như mối đe dọa đến sức khỏe, nỗi sợ thất nghiệp và sợ sự gián đoạn thị trường tiêu dùng đều gây ra tải trọng nhận thức. Hơn nữa, chính sách làm việc từ xa được đưa ra khắp thế giới, việc này đòi hỏi mọi người phải thích nghi với công nghệ mới và cách mới để làm việc cùng nhau."
Lên kế hoạch và tự sắp xếp quy củ
May mắn là, việc giải thích được sự kiệt quệ về tinh thần trong cuộc sống thời đại dịch từ góc độ của Thuyết Trọng tải Nhận thức giúp chỉ ra một số chiến lược điều chỉnh tuy đơn giản nhưng hiệu quả.

Thiết lập thói quen mới để phù hợp với tình hình mới trong công việc. Ảnh RS
Đầu tiên, hãy cố gắng thiết lập thói quen mới và thực hiện chúng thành thạo, để bạn không phải liên tục buộc phải dùng đến "trí nhớ làm việc" cho những việc linh tinh.
Tôi vừa đầu tư vào một hệ thống mạng wifi tốt, giúp loại bỏ những trục trặc khi kết nối các cuộc gọi video, và tôi dành thời gian xem kỹ các tính năng khác nhau của các dịch vụ gọi điện thoại video khác nhau. Đương nhiên là khi đã nắm được kiến thức căn bản, cần thiết trong thời đại dịch, bạn sẽ không phải tiêu tốn tài nguyên của não bộ khi thực hiện các việc đó nữa.
Thứ hai, vì ta sống trong thời đại mà sự bất an và căng thẳng tăng cao, điều quan trọng là bạn tăng cường nỗ lực để kiểm soát sự căng thẳng, để trí nhớ làm việc của bạn không phải liên tục bị quá tải vì lo lắng.
Điều này có nghĩa là ăn uống tốt, tập thể thao và thiết lập giờ giấc đi ngủ có thể kiểm soát được, cũng như dành thời gian cho các hoạt động giúp bạn thư giãn.
Nếu có điều kiện, hãy lên các phương án dự phòng để lường trước các tình huống khác nhau có thể xảy đến với bạn - việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những điều xấu hơn so với mong muốn có thể sẽ giúp bạn xả bớt đáng kể tâm lý lo lắng, căng thẳng.
Cũng nên để não bộ nghỉ ngơi, không cập nhật tình trạng đại dịch nữa và tránh nhìn màn hình điện thoại liên tục. Nên có những ngày (hoặc ít nhất cả buổi chiều hoặc tối) không nói chuyện thời sự hay đại dịch.
Cuối cùng, điều quan trọng là bạn cần giảm tải sự căng thẳng cho trí nhớ làm việc bằng cách tránh những "trọng tải nhận thức ngoài luồng".
Điều này có nghĩa là dành nhiều nỗ lực sắp xếp thời gian và có kỷ luật với những việc gây xao nhãng.
Hãy cố gắng dành khoảng thời gian phù hợp trong ngày để làm những việc khác nhau, dù là công việc hay việc nhà.
Chẳng hạn, khi bạn đang làm việc thì đừng bật kênh tin thời sự trong phòng. Khi bạn đang chơi với con, không để điện thoại kế bên để kiểm tra email hay Twitter. Hãy để tâm trí chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm, và bạn sẽ được tưởng thưởng nhờ cảm thấy bớt kiệt quệ hơn về tinh thần.
Có vẻ như chúng ta sẽ sống trong thời đại dịch thêm một thời gian nữa.
Tuy sự căng thẳng và bất thường gây mệt mỏi về tinh thần, nhưng hãy bình tĩnh mà đánh giá rằng bạn không phải là người duy nhất cảm thấy vậy.
Năng lực xử lý của não bộ ta là có giới hạn và nó đã bị buộc phải cố gắng trong thời gian hiện tại. Tuy nhiên, với việc lên kế hoạch cẩn thận một chút và biết tự tuân thủ kỷ luật thì bạn vẫn có cách giúp giảm tải trọng nhận thức và lấy lại được khả năng tập trung làm việc.
- Cùng chuyên mục
1 startup công nghệ Việt kỳ vọng IPO sau 2 năm
Vua Thợ, ứng dụng công nghệ do người Việt phát triển, kỳ vọng giải quyết bài toán lao động và an sinh xã hội cho khoảng 100.000 người trong 2 năm tới và sau đó sẽ IPO.
Phong cách - 18/06/2025 16:11
Việt Nam giữa khủng hoảng du lịch của Thái Lan - Địa điểm du lịch
Sự khó khăn của ngành du lịch Thái Lan trong giai đoạn hiện tại được xem là cơ hội để Việt Nam cạnh tranh, tái định vị thương hiệu trong mắt du khách, theo chuyên gia.
Phong cách - 18/06/2025 09:48
Công ty của Tổng thống Trump công bố smartphone 499 USD và gói cước di động
Trump Organization vừa giới thiệu gói cước di động và smartphone 499 USD, dự kiến ra mắt tháng 9/2025.
Phong cách - 17/06/2025 09:55
Bầu Hiển và câu chuyện gieo mầm hy vọng
Không chỉ đứng sau thành tích ấn tượng của thể thao Việt Nam, ông Đỗ Quang Hiển còn được biết đến như người âm thầm gieo mầm hy vọng cho tài năng trẻ và đề cao trách nhiệm xã hội.
Phong cách - 16/06/2025 12:47
Ấn tượng với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc
Khán giả được chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng ấn tượng giữa Canada và Trung Quốc trong thời tiết thuận lợi tại Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025.
Phong cách - 15/06/2025 10:08
Chuyện làm giàu của 4 tỷ phú ít người biết tới
Rất nhiều tỷ phú trên thế giới không phải là những người nổi tiếng, nhưng điều đó không có nghĩa là những câu chuyện giúp họ đạt đến đỉnh cao của sự giàu có ít hấp dẫn.
Phong cách - 15/06/2025 08:36
Mất 1/4 tài sản vì tham gia chính trường, Elon Musk nói: 'Đáng mà'
Đáp trả bài viết trên X của trang tin Phó Tổng thống Mỹ JD Vance: "Elon Musk đã mất 25% tổng số tài sản trong các nỗ lực tham gia chính phủ Mỹ", người giàu nhất thế giới chỉ viết gỏn gọn: Đáng mà.
Phong cách - 13/06/2025 15:17
Những cái 'nhất' và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập
TP.HCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
Phong cách - 13/06/2025 08:40
10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam
10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam dưới đây được lựa chọn dựa trên cảnh quan, nước biển trong xanh, cát mịn, và sức hút du lịch trong nước và quốc tế.
Phong cách - 11/06/2025 14:12
Những tỷ phú tự thân đi lên từ bần hàn
Những tỷ phú này giờ có nhiều tiền hơn mức mà chúng ta có thể mơ ước, nhưng không phải tất cả họ đều sinh ra trong một cuộc sống xa hoa.
Phong cách - 10/06/2025 10:57
Chân dung Lucy Guo, nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới
Lucy Guo, doanh nhân công nghệ 30 tuổi người Mỹ có cha mẹ là người nhập cư đã soán ngôi Taylor Swift để trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới.
Phong cách - 09/06/2025 11:06
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa của Việt Nam và Ba Lan ở Đà Nẵng
Đêm thi thứ hai của Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 chủ đề "Nghệ thuật sáng tạo" đã mang đến cho khán giả một hành trình bùng nổ cảm xúc, ngập tràn bất ngờ và ấn tượng.
Phong cách - 08/06/2025 08:59
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
Gia tộc Chearavanont của Thái Lan với giá trị tài sản ròng là 42,6 tỷ USD, là gia tộc giàu thứ hai châu Á. Từ năm 1921, họ điều hành tập đoàn Charoen Pokphand, trải dài trên nhiều ngành công nghiệp.
Phong cách - 07/06/2025 16:51
Các tỷ phú nói gì sau vụ bất hòa giữa ông Trump và Elon Musk
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk dường như không thể tách rời cách đây không lâu: họ cùng nhau tham dự các sự kiện, cùng nhau phỏng vấn và dành cho nhau những lời khen ngợi. Nhưng tất cả đã thay đổi chỉ sau một đêm.
Phong cách - 06/06/2025 17:23
Dự án THE INCREDIBLES PROJECT trao quà cho học sinh người Mông tại Sơn La
Dự án The Incredibles Project đã trao hơn 100 phần quà dành tặng những em học sinh người Mông tại điểm trường Co Tòng, tỉnh Sơn La.
Phong cách - 05/06/2025 16:00
12 quốc gia có GDP đầu người cao, nhưng 'chưa giàu'
12 quốc gia dưới đây thoạt nhìn có vẻ giàu có, nhưng nếu đi sâu vào bên trong, thực lực kinh tế của chúng lại không phải như vậy.
Phong cách - 05/06/2025 07:40
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'