Lạm phát thấp là lợi thế của chứng khoán Việt Nam năm 2022

Nhàđầutư
Theo nhận định của các công ty chứng khoán và các chuyên gia phân tích, lạm phát không phải là vấn đề lớn với thị trường Việt Nam trong năm nay. Thậm chí ngược lại, đây còn là yếu tố được kỳ vọng sẽ thúc đẩy vốn ngoại quay trở lại.
N.THOAN
23, Tháng 03, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Theo nhận định của các công ty chứng khoán và các chuyên gia phân tích, lạm phát không phải là vấn đề lớn với thị trường Việt Nam trong năm nay. Thậm chí ngược lại, đây còn là yếu tố được kỳ vọng sẽ thúc đẩy vốn ngoại quay trở lại.

Chung khoan Co phieu 10

"Lạm phát" không phải là vấn đề lớn với thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022. Ảnh: Trọng Hiếu

Lạm phát đang trở thành mối quan ngại của giới đầu tư toàn cầu. Dữ liệu mới nhất cho thấy CPI tại Châu Mỹ và Châu Âu tiếp tục tăng tốc trong những tháng đầu năm 2022, đặc biệt là đối với các cường quốc kinh tế.

CPI tại Mỹ tới cuối tháng 2 đã lên tới 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm. Nhằm kiềm chế lạm phát, FED đã phát đi thông điệp sẽ tăng lãi suất 6 đợt trong năm 2022. Ngày 16/3 vừa qua, cơ quan này đã tăng lãi suất đồng USD thêm 0,25% sau hơn 3 năm giữ nguyên, nâng lãi suất chuẩn lên phạm vi 0,25 - 0,5%. Như vậy, lãi suất của FED trong năm nay sẽ nhảy vọt từ 0% - 0,25% lên thành 1,5% - 1,75%. 

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 ở mức 4,4% và lạm phát khoảng 3,5%.

Theo đánh giá sơ bộ của Công ty chứng khoán MBS, nếu giá dầu thô bị đẩy lên mức 150 USD/thùng thì GDP toàn cầu sẽ giảm 1/2 và lạm phát toàn cầu sẽ tăng gấp đôi lên trên mức 7%. Với kịch bản hiện tại, giá dầu thô dao động quanh mốc 100 USD/thùng, MBS cho rằng, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể giảm 0,3% và lạm phát gia tăng 0,3% so với kịch bản cơ sở của IMF, tuy nhiên sẽ không thay đổi cơ bản xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới sau dịch COVID-19.

MBS đánh giá kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở, do đó áp lực lạm phát, tỷ giá sẽ gia tăng khi cuộc chiến tranh Nga – Ukraine khiến giá dầu và các hàng hóa cơ bản tăng mạnh. Kịch bản cơ sở nếu không có cuộc xung đột ở Đông Âu, tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến là 6,5% và lạm phát ở mức 3,5%. Nếu cuộc xung đột khiến giá dầu Brent dao động quanh 120 USD/thùng, GDP sẽ giảm 0,15% và lạm phát sẽ tăng thêm 0,9% so với kịch bản cơ sở (tương đương mức tăng trưởng 6,35% và CPI tăng 4,4%).

Về tỷ giá VND/USD, do lạm phát kỳ vọng tại Mỹ hiện tại cao hơn đáng kể so với lạm phát tại Việt Nam (quanh 8% so với quanh 4%), trong khi mặt bằng lãi suất tại Mỹ năm 2022 (kể cả trong trường hợp FED tăng lãi suất 6 lần), cũng còn thấp hơn đáng kể so với VND do đó VND không chịu nhiều áp lực giảm giá về phương diện cơ bản so với USD trong năm 2022. Bên cạnh đó, về mặt cung cầu, NHNN Việt Nam đã tích lũy đủ lượng dự trữ ngoại hối trên 4,5 tháng nhập khẩu, do đó nguồn USD vẫn khá dồi dào. MBS đánh giá tỷ giá VND/USD năm 2022 cũng sẽ chỉ tăng dưới 1,5%.

Đáng chú ý, trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, các thị trường lớn giảm từ 10-18% thời gian qua, chứng khoán khu vực Đông nam Á, Mỹ la tinh hay Châu phi lại ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như lạm phát, lãi suất hay căng thẳng địa chính trị.

Lạm phát ở hầu hết các nước châu Á vẫn thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phương Tây. Nhiều nhà kinh tế tiếp tục tin rằng châu Á sẽ có thể kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng tiêu dùng yếu đang kéo dài ở nhiều nước trong khu vực. Những cú sốc về nguồn cung, bao gồm tình trạng tắc nghẽn cảng và chi phí vận chuyển tăng vọt tiếp tục ám ảnh hầu hết các nền kinh tế phát triển ở phương Tây nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến châu Á.

Một số thị trường chứng khoán Đông Nam Á vẫn ngược dòng so với các thị trường lớn trên thế giới khi dòng vốn đầu tư quốc tế xem đây là khu vực trú ẩn an toàn trước cơn bão ở các thị trường phát triển. Các nước này có lợi thế xuất khẩu các hàng hóa cơ bản do vậy được hưởng lợi khi giá hàng hóa ở mức cao kỷ lục như hiện nay.

TS. Lê Xuân Nghĩa kỳ vọng đầu tư nước ngoài sẽ trở thành trụ cột, dẫn dắt thị trường trong năm 2022 khi các yếu tố vĩ mô của Việt Nam được giữ ổn định, trở thành nền tảng hấp dẫn vốn ngoại.

"Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên 3 tỷ USD nhưng quan sát thị trường hối phiếu thấy không có thay đổi lớn, tức là tiền bán ròng vẫn còn treo trên tài khoản, chưa rút ra khỏi Việt Nam. Đây là lý do chúng tôi kỳ vọng nhà đầu tư ngoại sẽ quay trở lại và đóng góp cho sự ổn định của thị trường. Dòng vốn này không chỉ thay thế cho các F0 (lớp nhà đầu tư mới) rút đi mà còn có thể là trụ cột vững chắc cho thị trường giai đoạn 2022-2023", TS. Lê Xuân Nghĩa nói.

Ông Nghĩa chỉ ra một vài điểm cơ bản sẽ hút vốn ngoại của thị trường trong năm 2022 gồm: Lạm phát năm 2022 tiếp tục quanh mức 4%, trong khi nhiều nước lạm phát lên tới xấp xỉ 10%. Cùng với đó tăng trưởng GDP khoảng 5% (là điểm sáng trên thế giới); đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khả quan; tỷ giá hối đoái trong 3 năm vừa qua duy trì khá ổn định, dự trữ ngoại hối kỷ lục, hỗ trợ đắc lực cho xuất khẩu, đầu tư.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ