Tìm chiến lược đầu tư trước nỗi lo lạm phát

Nhàđầutư
Các chuyên gia đánh giá rằng bất chấp lạm phát, dòng tiền vẫn trú ẩn ở một số mã cổ phiếu. Vì vậy, nhà đầu tư không nên quá bi quan, dù thị trường lên hay xuống, điều quan trọng là đầu tư cổ phiếu, nhóm ngành nào.
KHÁNH AN
18, Tháng 03, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Các chuyên gia đánh giá rằng bất chấp lạm phát, dòng tiền vẫn trú ẩn ở một số mã cổ phiếu. Vì vậy, nhà đầu tư không nên quá bi quan, dù thị trường lên hay xuống, điều quan trọng là đầu tư cổ phiếu, nhóm ngành nào.

Áp lực lạm phát do giá cả hàng hóa cơ bản kết hợp với xu hướng tăng lãi suất trên toàn thế giới được dự báo là sẽ gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam.

Diễn biến này sẽ có tác động tiêu cực lên thị trường các tài sản có tính rủi ro tương đối, bao gồm cả thị trường chứng khoán (TTCK). Để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS và ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng Phòng Phân tích & Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco).

Ông đánh giá như thế nào về ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất tăng đến TTCK Việt Nam?

Ông Lưu Đức Khánh: Chính phủ đưa ra những thông điệp phải kiềm chế lạm phát dưới 4% và lãi suất ở mức thấp để duy trì đà tăng trưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, không dễ để hoàn thành các mục tiêu này. 

Trong năm nay, căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine hay việc giá dầu tăng mạnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng, cũng như thị trường chứng khoán. 

khanhtdck-thieu-0947

Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS. Ảnh Trọng Hiếu.

CPI 2 tháng đầu năm tăng chưa quá cao, nhưng lạm phát đang có dấu hiệu rục rịch tăng nên khả năng tăng cao hơn sẽ rơi vào quý 2 hoặc quý 3, do đó sẽ giảm đi triển vọng tăng trưởng GDP trong năm nay. Dù vậy, việc xuất nhập khẩu, FDI tăng tốt sẽ bù lại một phần những ảnh hưởng tiêu cực.

Ông Nguyễn Anh Khoa: Đầu tiên cần phải xác định lạm phát năm nay có vượt mức rủi ro hay không vì ngưỡng kỳ vọng năm nay khoảng 4-5%.

Theo số liệu của tôi thống kê, nếu lạm phát tăng dưới 8% thì chưa chắc tác động nhiều đến chứng khoán, nhưng nếu lạm phát tăng đến mức không kiểm soát được, gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, khiến phải tăng lãi suất lên thì khi đấy mới là nguy cơ với thị trường chứng khoán. Trong 6 tháng tới, theo tôi môi trường lạm phát vẫn ở mức ổn định, chưa có vấn đề gì.

274008393_3239605252980778_4367627082865978332_n

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng Phòng Phân tích & Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco). Ảnh Trọng Hiếu.

Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ khiến định giá doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn, ông nhận định như nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Anh Khoa: Đúng vậy, việc tăng lãi suất sẽ tác động đến nhiều khía cạnh. Một là khiến chi phí lãi vay tăng lên, lợi nhuận doanh nghiệp giảm xuống. Hai là chuyển hướng dòng tiền, khi lãi suất tăng, kênh tiết kiệm sẽ trở thành kênh hút vốn, nhà đầu tư ưa vị thế an toàn sẽ rút tiền từ chứng khoán đổ vào kênh tiền gửi ngân hàng. Ba là, với những bên vay tiền ngân hàng để đầu tư, khi lãi suất tăng sẽ khiến chi phí lãi vay của họ tăng theo, dẫn đến mức độ rủi ro tăng cao, khi đấy họ thường có xu hướng rút vốn.

Ông Lưu Đức Khánh: Việc hàng hóa, nguyên vật liệu tăng mạnh dẫn đến triển vọng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp kém hơn, nhất là những doanh nghiệp sản xuất hoặc sử dụng nguyên vật liệu như thép, điện khí,… sẽ bị ảnh hưởng. Còn với những doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hàng hoá cơ bản thì mức ảnh hưởng không đáng kể như doanh nghiệp bảo hiểm, dầu khí,…

Tóm lại, nhìn chung nhiều nhóm ngành sẽ ảnh hưởng, song bên cạnh đó vẫn có những nhóm khác lại được lợi. Và việc định giá doanh nghiệp cần phân thành các loại phương pháp khác nhau, một là định giá về tài sản, hai là định giá theo chiết khấu dòng tiền, sự triển vọng về dòng tiền trong tương lai.

Nhóm bất động sản thường có tương quan đối với lạm phát, ông đánh giá ra sao về triển vọng nhóm này trong thời gian tới?

Ông Lưu Đức Khánh: Nhóm bất động sản, trong năm 2021 nhờ vào dòng tiền rẻ, CPI và lãi suất ở mức thấp thì câu chuyện của nhóm này triển vọng hơn. Nhưng sang năm 2022, lạm phát gia tăng, FED nhiều lần đưa ra thông điệp tăng lãi suất nên bất động sản hoàn toàn không phải là nhóm được hưởng lợi và tích cực trong năm nay. Bởi bất động sản đôi khi còn phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngắn hạn, nếu lạm phát, lãi suất tăng thì nhóm này không được ưu tiên cao, trừ những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp, cho thuê mặt bằng, đón đầu những hoạt động đầu tư trực tiếp.

274008393_3239605252980778_4367627082865978332_n

 

Bản chất của bất động sản là tín dụng, nên khi lãi suất tăng cao thì bất động sản cũng sẽ ảnh hưởng

Ông Nguyễn Anh Khoa

Ông Nguyễn Anh Khoa: Động lực của bất động sản là tín dụng, nên khi lãi suất tăng cao thì bất động sản cũng sẽ ảnh hưởng. Tuy nhiên mặt bằng lãi suất hiện nay đang ở vùng đáy nên tôi cho rằng đây không phải vấn đề lớn.

Vậy chiến lược trong bối cảnh này sẽ như nào?

Ông Lưu Đức Khánh: Năm 2022 sẽ khó đầu tư hơn, nhiều thách thức hơn và đòi hỏi nhà đầu tư kiên nhẫn hơn. Điều này có thể hiểu được bởi thị trường chứng khoán thường sẽ tăng chậm lại sau một quá trình tăng rất mạnh.

Với thị trường Việt Nam, tôi đánh giá VN-Index đang ở pha điều chỉnh đã kéo dài 2-3 tháng, và có thể lên tới 6 tháng. Áp lực điều chỉnh trên thị trường thế giới và Việt Nam có sự đồng pha. Trong ngắn hạn, VN-Index đối mặt kháng cự 1.400 – 1.410 điểm. Dù vậy, nhà đầu tư không nên bi quan quá, dù thị trường lên hay xuống, điều quan trọng là chúng ta đầu tư cổ phiếu nào, nhóm ngành nào. Bất chấp lạm phát, dòng tiền vẫn trú ẩn ở một số mã cổ phiếu.

Trong năm nay, không phải vấn đề nhóm ngành nào dẫn dắt, mà cần chú ý các mã khoẻ đầu ngành ở các lĩnh vực tiềm năng như xuất nhập khẩu, cảng biển, bảo hiểm, dầu khí, thủy sản, phân bón hóa chất và thép, cao su tự nhiên.

Ông Nguyễn Anh Khoa: Năm nay vẫn là câu chuyện về dòng tiền. Định giá doanh nghiệp hầu hết đều đang cao so với lịch sử, tuy nhiên dòng tiền vẫn sẽ ở lại thị trường nên khi dòng tiền đi vào đâu, hãy đầu tư vào đấy.

Nhà đầu tư nên hướng đến những doanh nghiệp đầu ngành để tránh hiện tượng bị kẹp hàng khi có những biến động lớn xảy ra. Một số chủ đề đầu tư trong giai đoạn hiện nay tôi nghĩ nên bám theo kỳ vọng lạm phát, bởi sẽ có những nhóm ngành sẽ được hưởng lợi từ kỳ vọng đấy như dầu khí, phân bón. Hai là những nhóm ngành hồi phục sau đại dịch như hàng không, lữ hành, dịch vụ,…

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ