Kỳ vọng gì từ các dự án giao thông lớn đang được triển khai

Nhàđầutư
Nhiều dự án giao thông trọng điểm sẽ tiếp tục triển khai và hoàn thiện trong năm 2019, hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho hạ tầng giao thông của cả nước, mặc dù vẫn còn không ít chuyện phải bàn về chất lượng và hiệu quả của một số công trình.
PHAN CHÍNH
26, Tháng 06, 2019 | 10:55

Nhàđầutư
Nhiều dự án giao thông trọng điểm sẽ tiếp tục triển khai và hoàn thiện trong năm 2019, hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho hạ tầng giao thông của cả nước, mặc dù vẫn còn không ít chuyện phải bàn về chất lượng và hiệu quả của một số công trình.

caotocbacnam-1552726831443

Nhiều dự án giao thông quan trọng sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2019

Những siêu dự án hạ tầng giao thông đang hình thành

Hiện hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đang được triển khai đầu tư xây dựng trên cả nước có thể kể đến các dự án thuộc thành phần cao tốc Bắc Nam đoạn phía Đông, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hay dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất …

Ngày 17/5/2019 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Đã có 150 tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, bao gồm cả các doanh nghiệp quốc tế đến từ các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Singapore… đã tới dự Hội nghị.

Hiện, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đang khẩn trương, nỗ lực để sớm triển khai "siêu dự án" cao tốc Bắc - Nam. Trong đó, sẽ có 3 dự án thuộc "siêu dự án" này dự kiến sẽ được khởi công ngay trong năm 2019.

Trong số này, đầu tiên có thể kể tới là dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 7.699 tỷ đồng, sử dụng vốn đầu tư công. Tổng chiều dài quãng đường là 98,35 km nối qua 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trong đó, đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3 km, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế dài 61,05 km. Hiện nay, dự án đã hoàn thành công đoạn lựa chọn tư vấn thiết kế và theo dự kiến sẽ khởi công dự án trong năm 2019.

Tiếp đến, dự án Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn. Đây là dự án đầu tiên thuộc “siêu dự án” cao tốc Bắc - Nam ở phía Đông. Dự án này có tiền thân là dự án xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình song song với QL1 với tổng mức đầu tư khoảng 3.685 tỷ đồng; chiều dài toàn tuyến là 15,275 km với quy mô 2 làn xe. Sau đó, Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh, mở rộng thành cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, mở rộng từ quy mô 2 làn xe lên 4 làn xe. Tổng nguồn vốn bổ sung thêm khoảng 1.607 tỷ đồng.

Một dự án nữa là cầu Mỹ Thuận 2. Đây cũng là một dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thuộc "siêu dự án" cao tốc Bắc - Nam. Theo hồ sơ thiết kế, dự án cầu Mỹ Thuận 2 có phần chính vượt sông Tiền nằm trên tuyến thẳng và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 350m về phía thượng lưu sông Tiền.

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 6,6 km. Điểm đầu của dự án kết nối với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung. Điểm cuối của dự án nối với dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tại vị trí nút giao đầu tuyến Quốc lộ 80.

Mới đây, theo báo cáo gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 về việc triển khai các dự án mới, Bộ GTVT cho biết, với dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Bộ đã phê duyệt 11/11 dự án đầu tư xây dựng công trình cao tốc Bắc - Nam, lựa chọn xong Tư vấn thiết kế kỹ thuật để triển khai thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng và thiết kế kỹ thuật các dự án.

Bộ GTVT đang tích cực triển khai công tác GPMB. Cụ thể, đã cắm cọc giải phóng mặt bằng ngoài thực địa được khoảng 93%, đã bàn giao cho địa phương được khoảng 88%.

Đây là những dự án được kỳ vọng sẽ khởi đầu cho siêu dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn phía Đông đang là sự quan tâm hàng đầu của ngành giao thông trong giai đoạn hiện nay. Những dự án này sau khi hoàn thành sẽ giúp kết nối các vùng kinh tế lớn trong cả nước giúp cho các hoạt động giao thương trên cả nước được thuận lợi hơn.

Hay, Sân bay Long Thành cũng là dự án quan trọng quốc gia, có tổng mức đầu tư lên tới 336.630 tỷ đồng, chậm nhất 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn một hiện đang được triển khai đầu tư xây dựng cũng nhận được sự kỳ vọng lớn lao của người dân cả nước.

Về tiến độ dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT cho biết, ngày 22/3/2019, Bộ đã trình chủ trương đầu tư nhà ga hành khách T3, trong đó dự kiến tổng mức đầu tư là 11.430 tỷ đồng (khái toán). Đây là dự án giúp cho sân bay vốn đã quá tải này giảm tải trong tương lại gần.

Ngoài ra, trong năm 2019, Bộ GTVT cũng sẽ khởi công xây dựng nhiều dự án giao thông quan trọng khác. Có thể kể đến như dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, dự án nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự và  dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên tuyến Quốc lộ 24,…

Nhiều dự án sẽ hoàn thành trong năm 2019

Năm 2019 cũng hứa hẹn sẽ có nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đầu tiên có thể kể đến là Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội dự kiến khai thác thương mại vào năm 2019. Dự án đang chạy thử toàn bộ 13 đoàn tàu hàng ngày từ điểm đầu dự án là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đi hơn 13 km trên cao tới Cát Linh (quận Đống Đa).

Một dự án khác  hoàn thành và  đã đưa vào khai thác trong dịp đầu năm 2019 là dự án hầm Cù Mông. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư dự án gần 4.000 tỷ đồng, triển khai theo hình thức BOT. Ngoài tuyến hầm dài 2,6 km còn có đường dẫn dài 4 km, đạt vận tốc thiết kế 80 km/h.

Hầm chính gồm hai hầm đơn cách nhau khoảng 30m. Dự án được khởi công vào tháng 9/2015, điểm đầu tại km 1239+119 QL1 (thuộc tỉnh Bình Định), điểm cuối tại km 1247+739 QL1 (thuộc tỉnh Phú Yên).

Với việc dự án Hầm Cù Mông được hoàn thành và đưa vào khai thác được kỳ vọng sẽ xóa điểm đen tai nạn giao thông trên đèo Cù Mông - là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam và rút ngắn quãng đường lưu thông giữa Bình Định và Phú Yên.

Bênh cạnh đó, dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cũng sẽ là một dự án “về đích” trong năm 2019. Đây là dự án có tổng chiều dài 29 km điểm đầu Km 182+300 tại nút giao Pháp Vân, điểm cuối tại Km 211+256 (Km 211+000 của tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình).

Dự án được thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư ban đầu 6.731 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 là 1.973 tỷ đồng và giai đoạn 2 là 4.757 tỷ đồng. đây là dự án góp phần giải tỏa ách tắc cho tuyến đường cửa ngõ phía Nam Thủ đô.

Một dự án nữa để thúc đẩy giao thương và xuất khẩu hàng hóa, thời gian qua QL1 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn đã được nâng cấp mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển GTVT. Dự báo trước nhu cầu phát triển của vận tải đường bộ lên các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng... và tiến trình đẩy mạnh thông thương với Trung Quốc, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã được đầu tư theo hình thức BOT dần được hình thành với tổng chiều dài 65km.

Khi tuyến cao tốc này đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải cho QL1, thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh phía Bắc phát triển, dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn sẽ được hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác vào dịp cuối năm 2019.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ