Kiến tạo dưới ánh sáng “thần linh pháp quyền”

Nhàđầutư
Cùng với khái niệm chính phủ kiến tạo, tại bài phát biểu nhậm chức trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước ngày 26/7/2016., Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật tư tưởng pháp quyền mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đề ra gần 100 năm trước: “Bảy xin hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.
ĐỨC SƠN
28, Tháng 01, 2017 | 08:30

Nhàđầutư
Cùng với khái niệm chính phủ kiến tạo, tại bài phát biểu nhậm chức trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước ngày 26/7/2016., Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật tư tưởng pháp quyền mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đề ra gần 100 năm trước: “Bảy xin hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

than cong ly

Tượng nữ thần công lý - Ảnh minh họa

Toà án huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên là một căn nhà hai tầng cũ kỹ.  Buổi chiều miền núi hiu hắt,  sân toà chỉ lác đác mấy người. Nguyên đơn, một ông chủ doanh nghiệp gầy gò, ngồi buồn xo một góc dù công ty của ông vừa được xử thắng kiện trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại với thành viên một tập đoàn lớn - đứng phía sau là vợ chồng cựu đại biểu quốc hội Nguyệt Hường. Thắng mà ứa nước mắt vì đã quá lao đao.

Niềm tin từ di sản vô giá

Ngày nay pháp luật đã chi phối mọi mối quan hệ trong xã hội. Nhưng trải nghiệm về pháp luật đối với mỗi người có thể rất riêng. Có thể chỉ đối với những ai vướng vào bất công mới thấm thía “thần linh pháp quyền” cần thiết đến nhường nào.

Hẳn là khi phát đi thông điệp mạnh mẽ nói trên người đứng đầu Chính phủ có thể chỉ nhìn trên đại cục. Nhưng thấm vào đời sống, thông điệp của Thủ tướng đã tác động tới mỗi số phận rất riêng, như trường hợp ông chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại sân toà Tuần Giáo.  Niềm tin vào một xã hội pháp quyền đã tiếp sức cho ông trên con đường đòi công lý, dù biết phía trước sẽ còn nhiều trở ngại.

thu tuong nguyen xuan phu

thu tuong nguyen xuan phu

Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật và đồng thời Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Câu chuyện ở Tuần Giáo có thể khá xa xôi và là việc dân sự giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhưng chuyện quán cà phê “Xin chào” tại  thì xẩy ra ngay tại TP.Hồ Chí Minh và trong ngay ứng xử của cơ quan công quyền với doanh nghiệp - người nộp thuế. Những ví dụ như vậy, thôi thúc “thần linh pháp quyền” phải hiện diện và “ra tay” trong mọi ngõ ngách cuộc sống từng ngày.

Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh không phải đâu xa, đó chính là phấn đấu để câu ca người viết từ năm 1919 (Việt Nam yêu cầu ca) ngày càng được hiện thực hoá trong đời sống.

Tại sao Bác lại gọi là “thần linh pháp quyền”? Theo suy đoán của TS.Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, điều này có lẽ giải thích được khi chúng ta tìm hiểu bản Tuyên ngôn độc lập trứ danh của dân tộc.

Theo Tuyên ngôn độc lập thì các quyền của con người là do tạo hóa ban cho, và chúng là bất khả xâm phạm. Trong lúc đó, hệ thống các nguyên tắc và thủ tục được đề ra để bảo vệ các quyền tạo hóa ban cho con người lại được gọi là pháp quyền. Phải chăng, vì vậy pháp quyền gắn với “thần linh” và dẫn đến cách gọi “thần linh pháp quyền”.

Tuy nhiên, điều quan trọng đối với chúng ta, theo TS Dũng, là pháp quyền chứ không phải thần linh. Và Bác Hồ đã đòi hỏi là “trăm điều” trong đời sống của xã hội đều phải có “pháp quyền”.

Thấm nhuần tư tưởng của Người, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay trong phát biểu nhậm chức đã khẳng định: “Nguyên tắc này vẫn là thông điệp đúng đắn cho chúng ta hôm nay. Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật và đồng thời Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật.

Phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá; kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin cho; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; quyết liệt phòng chống tham ô, lãng phí và nhũng nhiễu người dân. Khi có sai phạm, dù bất kể cấp nào cũng phải làm rõ trách nhiệm và xử phạt nghiêm minh”.

Nỗ lực cho mùa xuân kiến tạo

Xây dựng Chính phủ kiến tạo như vậy đòi hỏi nỗ lực vô cùng to lớn, đặc biệt đặt trong bối cảnh như Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đã đánh giá: nhìn chung mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới; tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Trung ương đề ra nhiệm vụ  hàng đầu là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có trọng tâm là hoàn thiện thể chế về tài sản và quyền về tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản); hoàn thiện luật pháp liên quan về đất đai để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp; phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, nhất là đối với đất nông nghiệp; tiếp tục hoàn thiện luật pháp về lao động và thị trường lao động…

Vừa xây dựng vừa đấu tranh. Niềm tin của người dân, doanh nghiệp cả nước đối với “thần linh pháp quyền” không chỉ đến từ những hoạt động kiến tạo  mà còn từ lập trường kiên quyết  của Đảng và Nhà nước trước các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực. Năm 2016 đã khép lại giữa dòng những đại án, từ các phiên toà nghìn tỷ như vụ Phạm Công Danh  đến các vụ việc đang làm rõ như Trịnh Xuân Thanh, những vụ việc chưa có tiền lệ như cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng…

Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc vào mùa xuân năm 1948, Bác đã dạy các cán bộ pháp luật phải “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”. Người cũng dạy: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân…”. Gần 70 năm trôi qua, tư tưởng của Người vẫn nóng hổi giá trị thời sự.

Một mùa xuân nữa lại về trên khắp các cung đường của Tổ quốc thân yêu. Ngày xuân thường thì dù còn nhiều chuyện ngổn ngang người ta cũng cố thu xếp lại để mở lòng cùng hương sắc của thiên nhiên. Bằng sự chung sức, chung lòng của đồng bào cả nước vì sự phồn vinh và thịnh vượng của dân tộc, hy vọng cùng với mùa xuân của đất trời  sẽ tươi mới, ắp đầy một mùa xuân kiến tạo./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ