Kịch bản để Việt Nam đạt thu nhập trung bình cao vào năm 2025
Khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong thập kỷ mới để Việt Nam chạm tới giấc mơ trở thành quốc gia hùng cường đang từng bước được hiện thực hóa với những bước đi vững chãi.
Hai kịch bản tăng trưởng kỳ vọng
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6,84%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó riêng 2 năm 2018 và 2019 đạt lần lượt 7,08% và 7,02%, Việt Nam bước vào giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng cao, gia tăng năng suất lao động và cải thiện mức thu nhập bình quân đầu người để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động trong và ngoài nước đến nền kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đã đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn này có thể đạt trung bình 7%/năm.

Thuận lợi đan xen thách thức cho tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới
Theo đánh giá của NCIF, đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất dựa trên những yếu tố ảnh hưởng có xác xuất xảy ra cao nhất hiện nay.
Với kịch bản này, kinh tế thế giới không có biến động quá lớn, nhưng có thể gặp khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc đối đầu về thương mại giữa các cường quốc đã lan tỏa vào khu vực sản xuất.
Đưa ra các yếu tố giả định phân tích ở kịch bản cơ sở, TS. Phó Thị Kim Chi, Ban Dự báo kinh tế vĩ mô (NCIF) dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu có xu hướng giảm với mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,35%/năm giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm nhẹ, trong khi Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm tăng trưởng hiện nay.
Mặc dù vậy, bối cảnh kinh tế trong nước nhờ tận dụng, phát huy được các tác động tích cực từ xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng, với nỗ lực điều hành kinh tế của Chính phủ, kinh tế vĩ mô Việt Nam cơ bản ổn định, lạm phát dự kiến ở mức 3,5 - 4,5%/năm, tỷ giá VND/USD tăng trong khoảng 1,5 - 2% năm.
Đặc biệt, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự chuyển đổi khá rõ nét.
“Dù chủ yếu vẫn dựa vào những động lực tăng trưởng cũ, nhưng chất lượng, hiệu quả nền kinh tế được cải thiện so với giai đoạn trước, khi năng suất lao động tăng khoảng 6,3%.
Dự kiến, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP trung bình ở mức 31% trong giai đoạn 2021 - 2025, tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước và vốn FDI trên tổng vốn đầu tư tăng từ 65,7% trung bình giai đoạn 2016 - 2020 lên 74% trung bình giai đoạn 5 năm tiếp theo.
Hiệu quả đầu tư tiếp tục được cải thiện, hệ số ICOR đạt mức trung bình là 6, giảm 0,11 so với giai đoạn 2016 - 2020. Với các kết quả tính toán này cho kịch bản cơ sở, theo tiêu chí phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ bước vào nhóm các quốc gia thu nhập trung bình cao ở cuối giai đoạn.
Điều này có nghĩa là đến năm 2025, GDP bình quân đầu người Việt Nam có thể đạt khoảng 4.688 USD, xét theo tiêu chí phân loại trên, Việt Nam có thể gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao”, bà Kim Chi nói.
Tuy nhiên, bức tranh chưa phải màu hồng khi nguy cơ tụt hậu và vướng bẫy thu nhập trung bình vẫn hiện hữu nếu nền kinh tế Việt Nam chỉ duy trì các động lực tăng trưởng cũ.
Theo phân tích của NCIF, giả định tốc độ tăng trưởng GDP 7% được duy trì trong giai đoạn tiếp theo với mức giảm phát GDP được giả định vẫn trong khoảng 5%/năm, thì Việt Nam vẫn cần khoảng 16 năm kể từ năm 2021 mới có thể đạt GDP bình quân đầu người 12.500 USD để thoát khỏi nhóm nước thu nhập trung bình.
Do đó, để đẩy nhanh quá trình vượt bẫy thu nhập trung bình và bắt kịp một số nền kinh tế châu Á, NCIF khuyến nghị, Việt Nam cần nỗ lực tạo dựng nền tảng cho tăng trưởng cao ngay từ những năm đầu của giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn được coi là thời kỳ Chiến lược mới.
Ở kịch bản cao, NCIF dự báo, GDP có thể tăng 7,5%/năm. Theo TS. Đặng Đức Anh và Nhóm nghiên cứu Ban Dự báo kinh tế vĩ mô, kịch bản này tuy xác suất xảy ra thấp hơn, nhưng vẫn có khả năng trở thành hiện thực nếu Việt Nam tận dụng và phát huy tốt hơn nữa các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác tối đa các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, cũng như tác động tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu và gia tăng năng suất lao động.
Đối với việc đổi mới mô hình tăng trưởng ở kịch bản cao, NCIF khuyến nghị, cần tập trung hơn vào phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay vì phụ thuộc vào các động lực tăng trưởng cũ như đầu tư, tín dụng, lao động, vốn FDI của giai đoạn trước.
Khu vực tư nhân cần phát triển mạnh hơn và trở thành động lực chính của nền kinh tế với cơ cấu vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước và FDI trên tổng vốn đầu tư đạt trung bình 77% giai đoạn 2021 - 2025.
Tỷ trọng vốn/GDP sẽ giảm so với kịch bản cơ sở trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cải thiện tốt hơn với hệ số ICOR trung bình có thể đạt 5,8 trong giai đoạn này.
Ổn định vĩ mô được duy trì, lạm phát ở mức 3,5 - 4,5%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn so với kịch bản cơ sở, hiệu quả nền kinh tế được cải thiện, nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh hơn theo hướng đổi mới sáng tạo, đưa tốc độ tăng năng suất lao động trung bình lên 6,8%, cao hơn nhiều so với trước, nhờ đó nâng GDP bình quân đầu người, dự kiến đạt 4.798 USD vào năm 2025.
“Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải chủ động chuẩn bị cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động với dự báo sẽ có khoảng 20 - 40% lao động phải chuyển sang nghề khác so với cơ cấu ngành nghề hiện nay”, TS. Đức Anh khuyến cáo.
Thuận lợi đan xen thách thức
Giai đoạn 2021 - 2025, NCIF dự báo, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức đan xen.
Trong đó, cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam thông qua mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ.
Tăng trưởng giai đoạn này vẫn phụ thuộc vào các khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó quan trọng là 2 nhóm ngành chế biến, chế tạo và bán buôn, bán lẻ.
Bên cạnh đó, sự chuyển đổi nhanh hơn của mô hình tăng trưởng theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả với động lực chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ góp phần duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, thách thức cũng không hề nhỏ khi theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực do kinh tế toàn cầu giảm sút khi bảo hộ thương mại và xung đột thương mại gia tăng.
Trong nội tại nền kinh tế, các vấn đề tồn tại trong cơ cấu của nền kinh tế và mô hình tăng trưởng còn chưa được tối ưu hóa hiệu quả sẽ tiếp tục cản trở việc duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững qua thời gian.
Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp NCIF, nền kinh tế đứng trước nhiều cơ hội song hành cùng thách thức và áp lực không nhỏ khi kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt là CPTPP, EVFTA và sắp tới là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
"Các hiệp định thương mại tự do mới dự báo sẽ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế trong nước, tới doanh nghiệp và toàn xã hội ở cả hai mặt. Cụ thể, theo dự báo, EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm lần lượt là 4,3% và 1,3% vào năm 2030", ông Thắng cho biết.
Để đạt được mức tăng trưởng cao một cách bền vững đi cùng với ổn định kinh tế vĩ mô trong nửa đầu của thập kỷ mới và đạt được các kết quả kỳ vọng như dự báo tại 2 kịch bản tăng trưởng, TS. Phó Thị Kim Chị cho rằng, Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực nội tại của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy gia tăng các động lực tăng trưởng mới, tận dụng các cơ hội từ hội nhập quốc tế, xu thế phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạn chế những khó khăn, thách thức từ môi trường quốc tế và trong nước.
Cụ thể, các giải pháp được NCIF khuyến nghị bao gồm đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân để làm động lực tăng trưởng mới cho tổng thể nền kinh tế.
Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất lao động, tận dụng tối đa các cơ hội từ cuộc công nghiệp 4.0 trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình thực hiện chiến lược thu hút dòng vốn nước ngoài thế hệ mới để tăng mạnh dòng vốn cho nhu cầu tăng trưởng cao của nền kinh tế, đồng thời cần chủ động ứng phó với các tác động tiêu cực bởi xung đột thương mại và chiến tranh thương mại quốc tế…
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
- Cùng chuyên mục
Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị
CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.
Đầu tư - 17/06/2025 06:45
Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?
Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.
Công nghệ - 17/06/2025 06:45
Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.
Đầu tư - 16/06/2025 16:45
Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2
Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.
Đầu tư - 16/06/2025 14:17
Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô
Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/06/2025 14:10
Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt
Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.
Đầu tư - 16/06/2025 11:00
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
Phần lớn những dự án mới ra mắt, mở bán trong thời gian gần đây tại TP.HCM đều có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi, hàng tồn kho giá cao chưa tiêu thụ hết cũng khiến sức mua thực không đạt như kỳ vọng.
Đầu tư - 16/06/2025 06:45
Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán
Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 15/06/2025 17:54
Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?
Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040
Với tiềm năng mang lại quy mô kinh tế lên tới 130 tỷ USD vào năm 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam
Một phương pháp quen thuộc Aeon Mall dùng để phát triển các dự án trung tâm thương mại là thông qua hợp tác với doanh nghiệp nội đã có sẵn đất cho dự án thương mại.
Đầu tư - 15/06/2025 08:37
Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam
Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson mong muốn tiếp tục hợp tác để triển khai công nghệ 5G, thúc đẩy chuyển đổi số và công nghiệp 4.0
Đầu tư - 14/06/2025 12:34
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
Sau giai đoạn thanh lọc kéo dài, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến loạt tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng bền vững từng biến bất động sản trở thành kênh sinh lời ưa chuộng nay đã chững lại.
Đầu tư - 14/06/2025 11:11
Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ
UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao EVN triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị theo trường hợp dự án, công trình điện lực khẩn cấp.
Đầu tư - 14/06/2025 06:45
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
Dự án Nhà ga hàng hóa tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được xây dựng trên diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 24.618m2, tổng vốn đầu tư hơn 631 tỷ đồng.
Đầu tư - 13/06/2025 15:32
Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển
Công ty Syre Thụy Điển sẽ xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.
Đầu tư - 13/06/2025 13:26
- Đọc nhiều
-
1
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
-
2
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
-
3
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
-
4
Phá đường dây chiếm đoạt hơn 21.000 tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng
-
5
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 4 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago