Khơi thông sông Cổ Cò: Hồi sinh ký ức về dòng Lộ Cảnh Giang thơ mộng

Nhàđầutư
Khi con sông Cổ Cò được khơi thông, mọi người dân Quảng Nam, Đà Nẵng và du khách sẽ được sống lại với ký ức về dòng Lộ Cảnh Giang thơ mộng và đầy sức sống khi xưa. Đó cũng chính là biểu tượng cho sự hợp tác phát triển của hai địa phương, biểu tượng kết nối một dòng sông.
PV
08, Tháng 01, 2021 | 14:36

Nhàđầutư
Khi con sông Cổ Cò được khơi thông, mọi người dân Quảng Nam, Đà Nẵng và du khách sẽ được sống lại với ký ức về dòng Lộ Cảnh Giang thơ mộng và đầy sức sống khi xưa. Đó cũng chính là biểu tượng cho sự hợp tác phát triển của hai địa phương, biểu tượng kết nối một dòng sông.

20200717150057-a36c

Việc quy hoạch xây dựng chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò sẽ thúc đẩy sự phát triển du lịchcủa cả Quảng Nam và Đà Nẵng. Ảnh Internet.

Ngược dòng lịch sử, từ nhiều thế kỷ trước, dòng Lộ Cảnh Giang đã là huyết mạnh đường thủy nối Cửa Đại với Cửa Hàn. Theo dòng chảy ấy là cảnh trên bến dưới thuyền cùng những làng mạc trù phú dọc đôi bờ. Không những là một hành lang kinh tế thời bấy giờ, con sông thơ mộng ấy còn chảy tràn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Quảng.

Tuy nhiên, với những biến cố lịch sử, những tác động của con người, dòng sông nổi tiếng một thời đã dần bị cạn khô và bồi lấp khiến cho mạch sinh khí chẳng còn được lưu thông.  Bên cạnh đó, sau một thời gian dài với việc thiếu chặt chẽ trong quản lý, nạn khai thác trái phép cát lòng sông khiến cho nhiều đoạn sông sạt lở, tổn thương nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước ngọt khu vực, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống một bộ phận dân cư.

Theo ông Phùng Phú Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, năm 2003 lãnh đạo hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau đi đến quyết tâm thống nhất chủ trương khởi động dự án khơi thông sông Cổ Cò. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, ý tưởng ấy được triển khai rất chậm.

Tháng 5/2012, giữa UBND TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Biên bản làm việc liên quan đến việc thống nhất một số nội dung về Dự án khơi thông sông Cổ Cò từ Đà Nẵng vào Hội An.

Từ đó, cả hai địa phương đã chỉ đạo các sở ngành tích cực đẩy nhanh tiến độ dự án. Tuy nhiên khách quan mà nói, đến nay kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Cả hai phía đều có những khó khăn riêng.

Về phía Quảng Nam, với đoạn sông dài, cần nguồn lực đầu tư lớn. Bên cạnh đó là việc định hình vệt đô thị ven sông ra sao để vừa khai thác tốt hiệu quả sử dụng đất, vừa phát huy tối đa giá trị cảnh quan.

Về phía Đà Nẵng, tổng mức đầu tư khoảng 486 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Trung ương 146 tỷ đồng, ngân sách thành phố 340 tỷ đồng. Ngoài ra còn huy động vốn xã hội hóa thực hiện hạng mục nạo vét tạo luồng mới và đầu tư xây dựng trong phạm vi dự án của các nhà đầu tư.

Dự án tập trung vào 4 hợp phần: Nạo vét lòng sông, đầu tư xây dựng hệ thống kè chắn , kiến tạo cảnh quan và nâng cấp các cây cầu.

Trên chiều dài 9 km dòng sông, tương ứng với khoảng 32 km kè chắn, dự án phía Đà Nẵng liên quan đến nhiều dự án. Trong đó có những dự án của các nhà đầu tư như Công ty Cổ phần Địa Cầu, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính bảo hiểm dầu khí, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 579, Công ty Cổ phần Đô thị FPT, Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô, Công ty TNHH Sân Gôn Vinacapital.

Hiện nay, việc nạo vét lòng sông coi như đã hoàn tất. Hạng mục kè chắn đã đầu tư được khoảng 5.5 km. Với đặc thù của địa hình cũng như tính chất của từng dự án, hệ thống kè chắn phía Đà Nẵng có cả hai hình thức. Đó là kết hợp sử dụng kè cứng cho các vị trí có bờ sông hẹp và ổn định về chế độ thủy văn, sử dụng kè mềm cho các vị trí có bờ sông rộng và tham gia điều tiết lũ. Các bến thuyền, điểm tham quan được thiết kế sao cho kết nối hài hòa giữa các đoạn kè chắn có hình thức khác nhau.

“Về hợp phần nâng cấp các cây cầu, đây là vấn đề khá khó khăn đối với Đà Nẵng nếu đặt yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn thiết kế tương ứng với sông cấp IV, ông Phùng Phú Phong cho biết.

Trên địa phận Đà nẵng có 6 cây cầu qua sông Cổ Cò, trong đó 5 cây cầu hiện đang sử dụng và 1 cây cầu nối đường Võ Chí Công ra biển chưa xây dựng. Trừ cầu Biện sẽ được cải tạo nâng cấp, 4 cây cầu mới xây có chiều cao thông thuyền khoảng 3.5m trở xuống, tương ứng với tiêu chuẩn sông cấp V.

Với thực tế như vậy, phía Đà Nẵng xác định sẽ phát triển các loại hình du lịch sử dụng thuyền và du thuyền kích thước nhỏ, phù hợp với chiều cao các cây cầu.

Về hợp phần thiết kế cảnh quan, hiện nay phương án đã cơ bản được lãnh đạo thành phố thống nhất. Theo đó toàn tuyến phải đảm bảo tính liên tục và nhất quán, đồng thời tôn trọng ý tưởng của các nhà đầu tư trong việc kiến tạo cảnh quan tại các dự án riêng. Các yếu tố chung nhất như tuyến đường ven sông, vị trí và cao độ kè chắn, vị trí bến thuyền phải được tuân thủ đồng bộ. Riêng chi tiết cảnh quan trong các dự án do các nhà đầu tư tự đề xuất.

Đối với đoạn tuyến 850m đi qua Công viên Văn hóa Lịch sử Ngũ Hành Sơn, vốn là di tích cấp quốc gia, thành phố Đà Nẵng sẽ lấy ý kiến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Có thể nói về tình hình chung, phía Đà Nẵng không còn nhiều vướng mắc và có thể chủ động triển khai các bước tiếp theo. Tại cuộc họp gần nhất vào ngày 17/12/2020, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các đơn vị có báo cáo đề xuất các vấn đề còn tồn tại trong tháng 1/2021.

Việc khơi thông sông Cổ Cò là quyết tâm chính trị có sự đồng thuận lớn của hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Dự án đã được khởi động khá lâu nhưng tiến độ chưa được như mong muốn bởi những lý do khác nhau. Thậm chí đã có những câu hỏi nghi ngại về tính hiệu quả của dự án.

Tuy nhiên, không thể không nhìn nhận đây là dự án rất hợp lòng dân, lại thuận với quy luật tự nhiên và lịch sử. Khi con sông Cổ Cò được khơi thông, mọi người dân Quảng Nam, Đà Nẵng và du khách sẽ được sống lại với ký ức về dòng Lộ Cảnh Giang thơ mộng và đầy sức sống khi xưa. Con sông sẽ kết lại một dải danh lam thắng cảnh từ Cửa Đại đến vịnh Thuận Phước như một dải lụa chan chứa sắc màu. Đó cũng chính là biểu tượng cho sự hợp tác phát triển của hai địa phương, biểu tượng “Kết nối một dòng sông”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ