[Cafe Cuối tuần] 'Luồng xanh' và BRT
Hiện nay, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, một số địa phương có sáng kiến tổ chức phân luồng, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giải quyết thủ tục cho những công việc, dự án quan trọng.

Theo đó, các địa phương này đặt thêm một luồng ưu tiên trên hệ thống xử lý văn bản, gọi là "cơ chế luồng xanh", tương tự thuật ngữ "luồng xanh" (green lane) trong hải quan để chỉ nhóm hàng hóa được ưu tiên thông quan nhanh chóng mà không cần dừng để kiểm tra.
Vừa qua, báo chí dẫn lời lãnh đạo một tỉnh miền Bắc về triển khai xử lý các công việc quan trọng, cấp bách theo cơ chế luồng xanh. Theo đó, địa phương này triển khai "luồng xanh" đồng bộ tại cả các cơ quan Đảng (gồm Thường trực tỉnh ủy, Ban thường vụ tỉnh ủy) và chính quyền. Mỗi tháng, UBND tỉnh đề xuất khoảng 20 dự án(gồm cả dự án đầu tư công và dự án đầu tư kinh doanh) cần phải xử lý theo cơ chế đặc biệt trong 24 giờ và chỉ cần báo cáo, xin chủ trương của Thường trực, Thường vụ tỉnh ủy một lần.
Thường trực, Thường vụ tỉnh ủy sẽ cho ý kiến để UBND tỉnh thực hiện các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và các công việc tiếp theo, sau khi thực hiện xong mới báo cáo cơ quan Đảng. Với dự án áp dụng cơ chế "luồng xanh" thì khi một cơ quan trình hồ sơ, các sở, ngành, địa phương phải có ý kiến ở trong vòng 24 giờ.
Phương án này được nhiều địa phương kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cho các dự án quan trọng. Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu có nên đặt ra một cơ chế đặc thù có tên là "luồng xanh" để chỉ một số dự án đặc biệt được đi vào "luồng" ưu tiên, thay vì áp dụng đại trà?
Việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng một dự án sẽ được giảm thiểu thủ tục, chỉ xin ý kiến về chủ trương có một lần, sau đó được thực hiện tất cả các thủ tục tiếp sau là một hướng đi đúng đắn, giúp phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Vấn đề là tại sao tư duy này không nhân rộng cho tất cả các dự án mà lại chỉ một số dự án trong danh mục được áp dụng "luồng xanh"?
Cần làm rõ rằng những dự án áp dụng "cơ chế luồng xanh" phải là dự án có quy mô lớn, có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những dự án này được rút gọn thủ tục, chỉ xem xét chủ trương có một lần. Vậy tại sao những dự án "không luồng xanh", tức là những dự án "thường", có quy mô nhỏ, mức độ quan trọng thấp hơn, lại cần được "quan tâm" nhiều lần theo tập quán làm việc thông thường (dự án kém quan trọng nhưng phải trải qua nhiều vòng xem xét hơn so với những dự án lớn, quan trọng)!? Như vậy, các cán bộ, lãnh đạo địa phương sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để cho ý kiến đối với những dự án thông thường so với những dự án trọng điểm?
Hơn nữa, việc một số dự án được hưởng cơ chế riêng sẽ tạo ra đặc quyền, đặc lợi và tiềm ẩn nguy cơ tạo ra cơ chế "xin" để dự án được đưa vào "luồng xanh".
Có thể thấy rằng "cơ chế luồng xanh" có một số điểm tương đồng với hệ thống xe buýt nhanh (BRT) tại Hà Nội. Sau khi Hà Nội đầu tư tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa, người dân lưu thông trên trục Lê Văn Lương - Tố Hữu phải chen chúc trên nửa con đường, nhường nửa còn lại cho loại phương tiện phải hơn 10 phút mới có một chuyến. Nó tạo ra bức tranh tương phản gây bức xúc trong xã hội: những chiếc xe bus màu xanh đắt tiền thong thả chạy trên làn đường độc quyền, còn bên cạnh là những dòng ô tô, xe máy chen chúc nhích từng chút một.

Một chi tiết gây bức xúc nữa là sau khi BRT đi vào hoạt, các phương tiện công cộng khác như taxi và xe hợp đồng đều bị cấm lưu thông trên tuyến đường này trong giờ cao điểm. Như vậy, cả xã hội đều phải hi sinh quyền lợi của mình để xe buýt nhanh BRT được chạy. Sau gần 10 năm triển khai, xe buýt nhanh BRT với những cơ chế đặc thù riêng biệt đã không đáp ứng được kỳ vọng đặt ra từ đầu, nếu không nói là thất bại.
Nhìn từ "luồng xanh" trong hải quan thì cơ chế này được áp dụng cho hàng hóa của các doanh nghiệp có lịch sử chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, không có lịch sử vi phạm. Như vậy hàng hóa được coi là có mức độ rủi ro thấp mới được ưu tiên giảm thiểu thủ tục kiểm tra, từ đó sẽ được thông quan nhanh chóng, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Một cách tổng quát, "luồng xanh" trong hải quan gắn với lý lịch, mức độ uy tín của doanh nghiệp. Điều đó tạo động lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm ăn chân chính, chuyên nghiệp, tuân thủ đúng quy định và hạn chế các vi phạm để được cấp "luồng xanh".
Ngoài ra, như đã nêu ở phần đầu bài viết, việc áp dụng "luồng xanh" khi thiếu bộ tiêu chí nhất quán hoàn toàn có thể tạo ra cơ chế "xin - cho", làm phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực
Ngược lại, phương án cấp "luồng xanh" cho các dự án tại một số địa phương hiện nay không sử dụng tiêu chí uy tín của doanh nghiệp mà đơn thuần dựa vào quy mô, mức độ quan trọng của dự án. Điều đó hoàn toàn có thể dẫn đến nhận định chủ quan của cán bộ, công chức có thẩm quyền khi xác định dự án nào cần nới lỏng thủ tục pháp lý và gây tác dụng ngược khi triển khai thực hiện.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần rất nhiều giải pháp, thậm chí phải có những giải pháp đặc thù vượt trội. Tuy nhiên giải pháp nào cũng cần phải dựa trên nền tảng minh bạch, công khai và vì lợi ích chung.
- Cùng chuyên mục
Miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị
HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đối với ông Phạm Ngọc Nghị.
Sự kiện - 25/04/2025 12:10
EU muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về hàng không – vũ trụ, viễn thông
Đại sứ Julien Guerrier cho rằng EU và Việt Nam có chung lợi ích trong việc bảo đảm hệ thống thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.
Sự kiện - 25/04/2025 06:45
Nhà báo Phạm Văn Anh làm Phó tổng biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam vừa bổ nhiệm nhà báo Phạm Văn Anh, Tổng thư ký tòa soạn Tạp chí Điện tử và Ứng dụng giữ chức Phó tổng biên tập tạp chí.
Sự kiện - 24/04/2025 20:55
Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng
Ông Trần Quốc Khánh được đánh giá là người có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực thương mại và có nhiều đóng góp cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Sự kiện - 24/04/2025 19:23
Chân dung tân Chủ tịch VAFIE Nguyễn Anh Tuấn
Ngày 24/4, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhiệm kỳ 2025-2030.
Sự kiện - 24/04/2025 17:49
TS. Nguyễn Anh Tuấn được bầu giữ chức Chủ tịch VAFIE
Tại phiên họp lần thứ Nhất của Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khoá VI nhiệm kỳ 2025-2030, TS. Nguyễn Anh Tuấn đã được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội.
Sự kiện - 24/04/2025 17:48
'VAFIE là cầu nối tốt giữa các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp'
Các ý kiến tham luận tại Đại hội của VAFIE nhấn mạnh vai trò cầu nối của VAFIE giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Sự kiện - 24/04/2025 14:47
Danh sách Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra VAFIE nhiệm kỳ VI
Với 155 đại biểu tán thành, Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã bầu 31 thành viên Ban Chấp hành và 3 thành viên Ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2025-2030.
Sự kiện - 24/04/2025 11:56
VAFIE đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2025-2030
Sáng 24/4, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức Đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2025-2030.
Sự kiện - 24/04/2025 10:00
Việt Nam - Mỹ khởi động đàm phán thương mại
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam sẵn sàng đàm phán xử lý những vấn đề Mỹ quan tâm, cùng với Mỹ tìm ra các giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi.
Sự kiện - 24/04/2025 06:45
Tập đoàn Mỹ vẫn muốn làm dự án công viên giải trí tầm cỡ thế giới ở Việt Nam?
Tập đoàn Rosen Partners từng có kế hoạch đầu tư công viên vui chơi giải trí theo mô hình Công viên Disneyland tại Hà Nội.
Sự kiện - 24/04/2025 06:45
[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Nguyễn Anh Tuấn: Làm tốt hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp, chăm sóc và phát triển hội viên
Cùng với việc nâng cao chất lượng góp ý xây dựng pháp luật, xúc tiến đầu tư, trong nhiệm kỳ tới, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ nỗ lực làm tốt hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp, chăm sóc và phát triển hội viên - TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực VAFIE chia sẻ như vậy khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn trước thềm Đại hội VI của VAFIE diễn ra vào ngày mai (24/4).
Sự kiện - 23/04/2025 10:53
JICA muốn 'sự tuần hoàn' trong hợp tác với Việt Nam
Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, ông Kobayashi Yosuke bày tỏ mong muốn về "sự tuần hoàn" trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Sự kiện - 23/04/2025 06:38
Đón đọc Tạp chí Nhà Đầu tư số tháng 4/2025
Tạp chí Nhà Đầu tư số tháng 4 dành nhiều dung lượng để phản ánh kết quả tích cực mà nền kinh tế đã đạt được trong quý I/2025 trên các lĩnh vực thu hút vốn FDI, phát triển tín dụng, thị trường bất động sản, chứng khoán; đồng thời nêu rõ các khó khăn, thách thức cũng như cơ hội khi chính quyền Tổng thống Trump áp thuế đối ứng với chuyên đề “Chiến tranh thương mại: Trong nguy có cơ”.
Sự kiện - 22/04/2025 16:18
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán theo các đề nghị của Mỹ
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Đoàn đàm phán chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với phía Mỹ.
Sự kiện - 22/04/2025 15:47
Ra mắt hồi ký của GS.TSKH Nguyễn Mại 'Hồi ức và cảm nghĩ - Đạo làm Người'
GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết, hồi ký là cách ông kể lại cho các con, các cháu câu chuyên về một người cha, người ông đã nỗ lực thế nào để theo Đạo làm Người.
Sự kiện - 22/04/2025 15:42
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago