Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 1.500 tỷ đồng trong tuần ETFs tái cơ cấu 14-18/3, tâm điểm bán MSN, VIC

Trong tuần 14-18/3, nhà đầu tư ngoại duy trì bán ròng trên cả kênh khớp lệnh thỏa thuận. Theo đó, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh, giá trị bán ròng của khối ngoại trong tuần đạt 1.399 tỷ đồng, thêm vào đó họ bán ròng 73 tỷ đồng mua ròng trên kênh thỏa thuận qua đó nới rộng thêm đà bán ròng của tuần.
NHIÊN AN
20, Tháng 03, 2022 | 09:17

Trong tuần 14-18/3, nhà đầu tư ngoại duy trì bán ròng trên cả kênh khớp lệnh thỏa thuận. Theo đó, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh, giá trị bán ròng của khối ngoại trong tuần đạt 1.399 tỷ đồng, thêm vào đó họ bán ròng 73 tỷ đồng mua ròng trên kênh thỏa thuận qua đó nới rộng thêm đà bán ròng của tuần.

shutterstock_1278808516_vfvt

Khối ngoại bán ròng 1.473 tỷ đồng trên toàn thị trường. Ảnh: Shutter Stock.

Thị trường chứng khoán tiếp tục có một tuần giao dịch đi ngang 14-18/3 khi chỉ số VN-Index sau phiên giảm sâu đầu tuần đã phục hồi trong 4 phiên sau đó, để xuất sắc giữ được sắc xanh khi ghi nhận mức tăng nhẹ gần 3 điểm.

Bối cảnh leo thang căng thẳng quốc tế, cộng thêm thông tin phong toả thành phố Thâm Quyến đã tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư. Trong khi đó, diễn biến giá dầu có chiều hướng hạ nhiệt đã đẩy giá cổ phiếu nhóm dầu khí đảo chiều giảm điểm trong tuần. Các cổ phiếu nhóm hàng hoá cơ bản khác như phân bón, thép, than,... cũng không thể giữ được mạch tăng, nhiều nhóm quay đầu điều chỉnh.

Ngược lại, kỳ vọng từ đầu tư công trong năm 2022 đã giúp nhiều cổ phiếu nhóm xây dựng bứt tốc trong tuần qua, chỉ số chung của nhóm tăng gần 1,7%, tiêu biểu như TCD, CTD, SCG... Tương tự, việc mở cửa lại nền kinh tế và đón khách du lịch quốc tế giúp hàng loạt cổ phiếu nhóm khách sạn "bốc đầu" tăng trần nhiều phiên.

Một trong những điểm nhấn tuần qua còn đến từ nhóm cổ phiếu thuộc "hệ sinh thái DNP-Tasco" liên quan ông Vũ Đình Độ gồm DNP, JVC, NVT, VC9, HUT. Những cổ phiếu này đã tăng mạnh trong những phiên trước đó, tiếp tục tăng trần trong tuần vừa qua để đạt mức "tăng bằng lần" chỉ sau vỏn vẹn vài tuần giao dịch.

Xét theo mức độ đóng góp, BID , VJC , BCM là những cổ phiếu đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho VN-Index; trong khi HPG, MSN, GAS lại kéo lùi chỉ số khi đóng góp 5 điểm giảm cho thị trường chung.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 2,56 điểm (0,17%) lên mức 1.469,1 điểm, còn HNX-Index tăng 2% lên 451,21 điểm và UPCoM-Index tăng 0,08% lên mức 116,04 điểm.

Về giao dịch khối ngoại, giá trị giao dịch bình quân trong tuần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 4,275 tỷ đồng, chiếm 7,8% tỷ trọng toàn thị trường, cải thiện hơn so với tuần trước. Điểm trừ là họ có tiếp tục có một tuần bán ròng trên toàn thị trường với giá trị bán ròng cả tuần đạt 1.473 tỷ đồng. Tuần vừa qua cũng là tuần tái cơ cấu danh mục quý 1/2022 của hai quỹ ETFs là VNM ETF và FTSE Vietnam ETF.

Cụ thể trong tuần 14-18/3, nhà đầu tư ngoại duy trì bán ròng trên cả kênh khớp lệnh thỏa thuận. Theo đó, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh, giá trị bán ròng của khối ngoại trong tuần đạt 1.399 tỷ đồng, thêm vào đó họ bán ròng 73 tỷ đồng mua ròng trên kênh thỏa thuận qua đó nới rộng thêm đà bán ròng của tuần.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, lực bán của khối ngoại tập trung thể hiện rõ nhất trên cổ phiếu ngành bán lẻ MSN với giá trị xấp xỉ 500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, họ cũng bán ròng VIC, NVL và HP3 với giá trị đều vượt trên 400 tỷ đồng chỉ trong 1 tuần giao dịch, bên cạnh đó là áp lực bán ròng Tiếp tục trên một số cổ phiếu khác như SSI, LPB, DXG, VCI, PDR...

Trong khi đó, dòng tiền ngoại trong tuần tiếp tục rót đến cổ phiếu ngân hàng là STB với giá trị trên 500 tỷ; ngoài ra dòng tiền ngoại còn chảy vào các cổ phiếu DPM, VJC, VRE, DCM, DIG, PNJ... với giá trị mua ròng tại mỗi mã từ 100 tỷ đồng, trở lên.

Trên sàn HoSE, khối ngoại vẫn bán ròng song tổng giá trị bán ròng đã giảm từ mức trên 5.000 tỷ tuần trước về còn 1.532 tỷ đồng. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại bán ròng 1.458 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, bên cạnh đó tiếp tục bán ròng 74 tỷ đồng thông qua giao dịch thỏa thuận, qua đó nới rộng vùng bán ròng chung.

Bluechips ngành bán lẻ MSN là tâm điểm bán ròng tuần qua với giá trị ghi nhận 496 tỷ đồng. Trong tuần, diễn biến cổ phiếu MSN cũng không mấy khả quan khi giảm gần 4,1% so với tuần trước để chốt phiên 18/3 tại mức 136.700 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, khối ngoại cũng tiếp tục bán ròng mạnh VIC với giá trị 444 tỷ đồng. Các bluechips tại sàn HoSE bị bán ròng mạnh trong tuần qua còn có thể kể đến là NVL (355 tỷ đồng), HPG (344 tỷ đồng ), VHM (248 tỷ đồng), SSI (178 tỷ đồng)...

Tại chiều mua, tâm điểm dòng vốn ngoại trong tuần tìm đến là các cổ phiếu ngân hàng STB và phân bón DPM với giá trị mua ròng lần lượt đạt 536 tỷ đồng và 221 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng các cổ phiếu là VJC, VRE, DCM, DIG, PNJ với giá trị tại mỗi mã khoảng vài trăm tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại ghi xu hướng mua ròng trở lại, giá trị mua ròng ghi nhận 28 tỷ đồng, toàn bộ đều trên kênh khớp lệnh.

Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng mạnh nhất tại PVS với 63 tỷ đồng. Theo sau là THD với giá trị bán ròng 21 tỷ đồng và IDC bị bán ròng 15 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có VCS (11 tỷ đồng), PLC (9 tỷ đồng), SCI (8 tỷ đồng)...

Ngược lại, khối ngoại tuần này mua ròng trên sàn HNX mạnh nhất tại mã CEO và HUT với lần lượt 73 tỷ đồng và 54 tỷ đồng, SHS cũng được mua ròng 34 tỷ. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có PVI, GIC, TVD, TA9, PGN...

Tương tự trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 32 tỷ đồng, trong đó giao dịch chủ yếu tại kênh khớp lệnh khi họ mua vào 103 tỷ đồng và bán ra khoảng 72 tỷ đồng; đồng thời mua ròng thoả thuận thêm 1 tỷ đồng.

Cổ phiếu VTP tuần này được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với gần 17 tỷ đồng, toàn bộ đều qua mua khớp lệnh. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến VEA với giá trị mua ròng ghi nhận 6 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có MCM, GHC, QTP, BSR, CLX...

Tại phía bán ra, cổ phiếu ACV và QNS tuần này dẫn đầu danh sách bán ròng khi bị khối ngoại bán ròng tại mỗi cổ phiếu khoảng 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VNA cũng bị bán ròng khoảng 2 tỷ đồng, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có KLB, LTG, VTK, BOT, MFS...

(Theo Doanh nghiệp Tiếp thị)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ