Kẹt tiền khắp ngả…
-
Chia sẻ
-
Bình luận
0
Trong khi đó, một dòng chảy do doanh nghiệp tự thân khơi thông lại không ngừng gia tăng và mở rộng.

Giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm mới đạt 34,96% kế hoạch (Ảnh minh họa)
Vừa qua, nhóm 6 công ty là các đơn vị thi công Dự án cải tạo, nâng cấp QL4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai (giai đoạn 1) lại có đơn kêu cứu gửi đến các đầu mối chức năng xin được bố trí nguồn để thanh toán nợ đọng giá trị xây dựng cơ bản, số tiền 130 tỷ đồng.
Đây là lần thứ ba nhóm các công ty thi công nói trên gửi đơn kêu cứu. Lần này, họ nêu rõ: "Nếu Bộ GTVT không xem xét, giải quyết thấu đáo, chúng tôi sẽ buộc phải khởi kiện Bộ GTVT và các cơ quan liên quan để tòa án giải cứu cho chúng tôi".
Theo đơn kêu cứu, không chỉ tại dự án trên, nhóm doanh nghiệp này còn có nợ đọng xây dựng cơ bản ở những dự án khác, dẫn đến tình trạng phải bán tài sản lấy tiền bù đắp vào lãi vay, trả nợ tiền vật tư, tiền lương lao động…
Cho đến nay, nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn chưa có con số tổng thể chốt những năm hoặc kỳ báo cáo gần đây được công bố. Kiểm toán Nhà nước cũng từng "bó tay" về báo cáo cập nhật tổng hợp tình hình ở mảng này, như kiểm toán quyết toán NSNN năm 2017.
Nhưng, như ví dụ đơn kêu cứu nói trên, lượng tiền kẹt ở đây chưa chi trả càng chất thêm khó khăn cho các chủ thể liên quan trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 .
Cũng trong bối cảnh Covid-19, ở một dòng chảy khác, dù Chính phủ đã tạo nguồn và cơ chế, nhưng cập nhật đến trung tuần tháng 6 vừa qua, tiền vẫn kẹt cứng ở gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0%, khi chưa có một doanh nghiệp nào vay được.
Có tiền mà khó tiêu, khó vay được. Thực tế này cũng thể hiện ở giải ngân đầu tư công, khi qua nửa năm mới chỉ thực hiện được 34,96%% trong quy mô khoảng 700.000 tỷ đồng - con số và nguồn lực mà Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh đến.
Nhìn sang kênh tín dụng, dù có chuyển biến từ tháng 5, nhưng cập nhật đến 29/6 mới chỉ tăng được 3,26%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ những năm trước. Báo cáo tài chính nửa đầu 2020 nhiều ngân hàng vừa công bố cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng chỉ bằng phân nửa cùng kỳ 2019, thậm chí tăng trưởng âm.
Về tín dụng, có một nguyên nhân được giải thích từ nhu cầu vay thấp hoặc hạn chế, do sản xuất kinh doanh co hẹp bởi Covid-19. Nhưng cũng không loại trừ một nguyên nhân khác nữa, ngân hàng có phản ứng phòng thủ, thận trọng trong đẩy mạnh cho vay khi môi trường bộc lộ nhiều rủi ro.
Bởi lẽ, nhìn sang một dòng chảy khác - dòng chảy do tự thân doanh nghiệp khơi thông lại cho thấy nhu cầu không hề thấp, thậm chí liên tục tăng cao. Bất chấp Covid-19, lượng vốn mà doanh nghiệp tự tìm qua kênh trái phiếu trong 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tới gần 50% so với cùng kỳ 2019. Ở đây cho thấy nhu cầu vay vẫn rất lớn; phát hành trái phiếu cũng là đi vay, nhưng lãi suất phải trả có thể cao hơn so với tìm đến ngân hàng và chỉ một bộ phận doanh nghiệp làm được.

Báo cáo kiểm toán năm 2019 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy hàng loạt dự án bố trí thiếu vốn, tỷ lệ giải ngân rất thấp.
Ở các kênh lớn và chính yếu trên, dòng tiền vẫn kẹt. Thời gian còn lại của năm chỉ còn 6 tháng. Năm nay chốt lại kế hoạch với những mục tiêu giai đoạn 2016-2020. GDP nửa đầu năm và dự báo cả năm ở mức thấp, tham chiếu cho nhiều chỉ tiêu bị hạn chế.
Ví như, nếu thúc đẩy được GDP tăng trưởng khả quan hơn, không gian nợ công, bội chi ngân sách sẽ đỡ ngột ngạt, hay ngay cả tỷ lệ đòn bẩy tín dụng trên GDP cũng bớt nóng…
Theo đó, kích thích các nguồn lực đang là vấn đề trọng điểm. Khơi thông tình trạng dòng tiền bị ách tắc nói trên đang là điểm nóng, đặc biệt ở giải ngân đầu tư công. Chính phủ đã đốc thúc và thị sát cụ thể nhiều địa phương. Và đã có dấu hiệu cập nhật tiến độ liên tục, điển hình như Hà Nội hiện đã có con số giải ngân tính đến 15/7.
Ở kênh tín dụng, qua nửa đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cũng đã xem xét và nới chỉ tiêu tăng trưởng cho một loạt ngân hàng thương mại. Cùng đó, thị trường vẫn chờ đợi khả năng có giải pháp mạnh qua tái cấp vốn cho các dự án trọng điểm, hướng mà Thống đốc Lê Minh Hưng đề cập tại hội nghị vừa qua.
Còn ở kênh tự thân nói trên, dự báo trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hơn nữa trong ngắn hạn, như một phản ứng tranh thủ khoảng thời gian còn lại chưa áp dụng Nghị định 81 mà Chính phủ vừa ban hành. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 9/2020, trong đó có quy định về tần suất phát hành các đợt phải giãn ra 6 tháng/lần.
(Theo Bizlive)
Sàn VN-Index 1.166,78 +2,57 / +0,22% Lúc 23/01/2021 10:59:21 Cao nhất 18/01/2021 1190,33 Thấp nhất 31/03/2020 649,10 | Giao dịch hôm nay SLGD: 379 KLGD: 758.315.840 GTGD: 16,02 triệu |
Sàn HNX-Index 240,11 -0,16 / -0,07% Lúc 23/01/2021 10:59:21 Cao nhất 22/01/2021 233,82 Thấp nhất 01/04/2020 89,70 | Giao dịch hôm nay SLGD: 185 KLGD: 152.024.664 GTGD: 2,11 triệu |
Sàn UPCOM-Index 77,60 +0,14 / +0,18% Lúc 23/01/2021 10:59:21 Cao nhất 18/01/2021 78,35 Thấp nhất 23/03/2020 47,41 | Giao dịch hôm nay SLGD: 313 KLGD: 105.308.429 GTGD: 1,01 triệu |
Nguồn: VPBS
Giá vàng | ||
---|---|---|
(ĐVT : 1,000) | Mua vào | Bán ra |
SJC Hồ Chí Minh | ||
SJC HCM 1-10L | 55,850-50 | 56,400-50 |
Nhẫn 9999 1c->5c | 54,700-50 | 55,250-50 |
Vàng nữ trang 9999 | 54,350-50 | 55,050-50 |
Vàng nữ trang 24K | 53,505-49 | 54,505-49 |
Vàng nữ trang 18K | 39,442-37 | 41,442-37 |
Vàng nữ trang 14K | 30,247-30 | 32,247-30 |
Vàng nữ trang 10K | 21,108-21 | 23,108-21 |
SJC Các Tỉnh Thành Phố | ||
SJC Hà Nội | 55,850-50 | 56,420-50 |
SJC Đà Nẵng | 55,850-50 | 56,420-50 |
SJC Nha Trang | 55,850-50 | 56,420-50 |
SJC Cà Mau | 55,850-50 | 56,420-50 |
SJC Bình Phước | 55,830-50 | 56,420-50 |
SJC Huế | 55,820-50 | 56,430-50 |
SJC Biên Hòa | 55,850-50 | 56,400-50 |
SJC Miền Tây | 55,850-50 | 56,400-50 |
SJC Quãng Ngãi | 55,850-50 | 56,400-50 |
SJC Đà Lạt | 47,7700 | 48,2000 |
SJC Long Xuyên | 55,870-50 | 56,450-50 |
Giá Vàng SJC Tổ Chức Lớn | ||
DOJI HCM | 55,9000 | 56,4000 |
DOJI HN | 55,800-100 | 56,300-50 |
PNJ HCM | 55,850-50 | 56,4000 |
PNJ Hà Nội | 55,850-50 | 56,4000 |
Phú Qúy SJC | 55,900-50 | 56,300-20 |
Mi Hồng | 56,100250 | 56,3000 |
Bảo Tín Minh Châu | 56,3500 | 56,8000 |
Giá Vàng SJC Ngân Hàng | ||
EXIMBANK | 55,9500 | 56,3000 |
ACB | 55,800-100 | 56,3000 |
Sacombank | 54,3800 | 54,5800 |
SCB | 55,90050 | 56,400150 |
MARITIME BANK | 55,7000 | 56,9000 |
TPBANK GOLD | 55,800-100 | 56,300-50 |
Đặt giá vàng vào website |
Nguồn: GiaVangVN.org
-
'Bổn cũ soạn lại' - hiện tượng nghẽn lệnh tiếp tục diễn ra trên HOSE
20, Tháng 01, 2021 | 13:19 -
BSC: VN-Index có thể giảm về 886 điểm năm nay
16, Tháng 01, 2021 | 14:41 -
'Cuộc chơi' mới của một cựu thành viên HĐQT NCB
17, Tháng 01, 2021 | 07:00 -
Trước thềm IPO, EVNGENCO 2 có gì hấp dẫn?
19, Tháng 01, 2021 | 15:51 -
Sếp Sunshine, BB Group ứng cử, lộ diện tay chơi mới trong 'ván cờ' Kienlongbank?
20, Tháng 01, 2021 | 18:03

-
Tránh rủi ro tài chính cho học sinh, sinh viên22, Tháng 01, 2021 | 03:43
-
Mới giải ngân hơn 31 tỷ đồng trong gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0%22, Tháng 01, 2021 | 03:25
-
TP.HCM kiến nghị khẩn với Ngân hàng Nhà nước22, Tháng 01, 2021 | 03:21
-
Bitcoin và cổ phiếu Tesla sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Biden?22, Tháng 01, 2021 | 07:29
-
Nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị gia tăng tỷ trọng cổ phiếu22, Tháng 01, 2021 | 06:59
-
Đằng sau 2 doanh nghiệp lập quy hoạch siêu dự án ở Đô Lương21, Tháng 01, 2021 | 05:19
