Kết quả triển khai xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM

Nhàđầutư
Báo cáo về tình hình phát triển đô thị của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, thành phố đang xây dựng chương trình phát triển đô thị TP.HCM và TP. Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Đồng thời, ghi nhận kết quả triển khai xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn.
NGUYÊN VŨ
11, Tháng 03, 2021 | 06:36

Nhàđầutư
Báo cáo về tình hình phát triển đô thị của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, thành phố đang xây dựng chương trình phát triển đô thị TP.HCM và TP. Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Đồng thời, ghi nhận kết quả triển khai xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn.

Kết quả triển khai xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM

Về kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở: Thành phố đã triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố, đồng thời thực hiện tích hợp các cơ sở dữ liệu hiện có của các sở, ngành về kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Đây là tiền đề quan trọng để kho dữ liệu dùng chung của thành phố - giai đoạn 1 đi vào hoạt động từ tháng 1/2019 tại công viên phần mềm Quang Trung.

Nhằm tổ chức khai thác kho dữ liệu dùng chung, thành phố đã triển khai thử nghiệm cổng dữ liệu tại địa chỉ https://data.hochiminhcitv.gov.vn/ là nơi khai thác tập trung kho dữ liệu, phục vụ cho nhu cầu kết nối, chia sẻ nhằm cung cấp thông tin tổng hợp, chính xác, kịp thời, hỗ trợ tốt cho công tác quản lý điều hành của cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, thành phố cùng đã triển khai thử nghiệm cổng thông tin dữ liệu mới tại địa chỉ https://opendata.hochiminhcitv.gov.vn/, bước đầu chia sẻ tài nguyên dữ liệu với người dân, doanh nghiệp, khuyến khích người dân tích cực tham gia giám sát, quản lý các mặt hoạt động của chính quyền, xã hội. Đồng thời, khuyến khích sự hợp tác người dân, doanh nghiệp và chính quyền cùng tham gia sử dụng dữ liệu mở để tạo ra sản phẩm giá trị mới đóng góp cho hệ sinh thái ứng dụng của thành phố, thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức, xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

do-thi-thong-minh

Trung tâm điều hành giao thông thông minh tại thành phố. Ảnh: thanhuytphcm

Đặc biệt, nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, vận hành, khai thác kho dữ liệu dùng chung, thành phố đã ban hành quy chế tích hợp, quản lý vận hành, khai thác kho dữ liệu dùng chung của thành phố và các danh mục dữ liệu dùng chung như: Điện tử, doanh nghiệp, người dân, không gian địa lý.

Về trung tâm điều hành đô thị thông minh: Trung tâm điều hành đô thị thông minh là một trong 4 trụ cột trọng tâm của đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Trung tâm được xây dựng với vai trò là bộ não của đô thị thông minh, là nơi tổng hợp, khai thác tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu trong thời gian thực với các công cụ hỗ trợ ra quyết định tối ưu, qua đó giúp lãnh đạo thành phố điều hành, xử lý các tình huống, quy hoạch và định hướng phát triển của thành phố. Tháng 4/2019, trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố - giai đoạn 1 đi vào vận hành tại văn phòng UBND thành phố.

Từ tháng 4/2020, trung tâm tổ chức phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố trong các đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời phối hợp với các đơn vị thực hiện phương án tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hệ thống trung tâm điều hành lĩnh vực y tế, giáo dục về trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố.

Bên cạnh đó, đến nay trung tâm tiếp tục tích hợp một số camera từ trung tâm điều hành y tế thông minh Sở Y tế, trung tâm điều hành giáo dục thông minh và quận huyện, nâng tổng số camera lên 1.500; đồng thời tích hợp lên hệ thống GIS 1.556 camera xã hội hóa của một số quận huyện.

Thành phố triển khai hạng mục nâng cấp hệ thống tổng đài liên thông 113, 114, 115 đưa vào vận hành chính thức từ ngày 1/7/2020 với các tính năng mới như đưa vào sử dụng ứng dụng app gọi cứu nạn, cứu hộ HCMC EOC…

Cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức (1022) đang tiếp nhận, chuyển xử lý 8 lĩnh vực (giao thông, cấp, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, viễn thông, điện lực, trật tự đô thị)… Đến nay, cổng thông tin 1022 đã có tổng cộng 625 đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn.

Nhằm tạo hành lang pháp lý và các hướng dẫn kỹ thuật để triển khai, tích hợp, thành phố đang hoàn chỉnh quy định kỹ thuật về quản lý, kết nối và sử dụng đối với hệ thống thiết bị ghi hình (camera quan sát) trên địa bàn; Đề án phát triển hạ tầng viễn thông, kế hoạch phát triển hạ tầng số giai đoạn 2020 – 2030.

Ngoài ra, thành phố đã ký kết thỏa thuận tài trợ với cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) cho dự án “Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh TP.HCM” vào ngày 28/8/2020. Tổng giá trị của dự án hỗ trợ kỹ thuật là 1,46 triệu USD. Trong đó, dự án đánh giá hiện trạng ứng dụng chỉ huy điều hành và hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông phục vụ đô thị thông minh, đưa ra các khuyến nghị, đề xuất về mô hình giải pháp kỹ thuật triển khai trung tâm theo định hướng chung của thành phố.

Về trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội: Thành phố đã thành lập trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Viện Nghiên cứu phát triển. Đến nay, thành phố đã hoàn thành tài liệu tổng hợp các phương pháp dự báo khoa học, từ đó ứng dụng các mô hình để dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cho các năm 2019, 2020....

Về trung tâm an toàn thông tin: Việc thành lập trung tâm an toàn thông tin thành phố nhằm phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, đánh giá rủi ro, giám sát, phát hiện tấn công, cảnh báo sớm, ngăn chặn kịp thời và ứng cứu các sự cố liên quan đến an toàn thông tin cũng như an toàn cho các hệ thống thông tin và các hệ thống tự động hóa, hệ thống giám sát, điều khiển trong các cơ sở hạ tầng, dữ liệu trọng yếu của thành phố.

Về xây dựng chính quyền điện tử trong thời kỳ chuyển đổi số, chuyển đổi dần chính quyền điện tử sang chính quyền số để phù hợp với vai trò của chính quyền quản lý đô thị thông minh; Hỗ trợ tốt cho các chương trình đột phá của thành phố, góp phần giải quyết các thách thức hiện nay và định hướng cho sự phát triển; phù hợp với định hướng thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số của thành phố và phù hợp với định hướng và lộ trình triển khai đề án đô thị thông minh.

Đến nay, thành phố đã đạt một số kết quả cụ thể trong triển khai chính quyền điện tử như sau: Dịch vụ công trực tuyến là 668 dịch vụ; thực hiện gửi và nhận văn bản điện tử trên phạm vi toàn thành phố, đã triển khai liên thông kết nối 870 đơn vị trên địa bàn thành phố với hơn 6,7 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tác nghiệp tại các sở, ban, ngành, quận, huyện như: quản lý hồ sơ cấp phép lao động nước ngoài; cấp phép lưu thông đường cấm, giờ cấm, lưu hành đặc biệt; cấp phép xây dựng công trình thiết yếu; cấp phép xây dựng, quản lý khiếu nại - tố cáo; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể, đăng ký sử dụng lao động, quản lý hồ sơ chứng thực...

Mặt khác, thành phố đã triển khai đô thị thông minh trong một số lĩnh vực, giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, an toàn thực phẩm, chống ngập, an ninh trật tự, chỉnh trang đô thị…

Chương trình phát triển đô thị TP.HCM và TP. Thủ Đức

Ngày 18/8/2020, UBND thành phố đã chỉ đạo giao Sở Xây dựng khẩn trương nghiên cứu tổ chức lập chương trình phát triển đô thị thành phố phía Đông song hành với  chương trình phát triển đô thị TP.HCM đến năm 2025. Việc thực hiện các nội dung nêu trên phải đồng bộ với việc lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM và lập đề án đánh giá đô thị được được công nhận thành phố phía Đông là đô thị loại I. Kinh phí thực hiện được sử dụng từ nguồn kinh phí xã hội hóa.

Ngày 14/10/2020, UBND thành phố chỉ đạo, thống nhất thành lập tổ công tác liên ngành và tổ giúp việc để triển khai thực hiện lập chương trình phát triển đô thị TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị TP. Thủ Đức trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2050; Đề án đề nghị công nhận khu vực phát triển đô thị tại quận 2, 9 và quận Thủ Đức thuộc TP.HCM đạt tiêu chí loại I. Đồng thời, thống nhất giao Sở Xây dựng lựa chọn đơn vị tài trợ kinh phí, Viện nhà ở và công trình công cộng thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia - Bộ Xây dựng là đơn vị tư vấn để triển khai thực hiện.

UBND thành phố đã có chỉ đạo giao Sở Xây dựng ký 2 hợp đồng với đơn vị tư vấn (Viện nhà ở và công trình công cộng thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia - Bộ Xây dựng) và đơn vị tài trợ (Tập đoàn Masterise).

tpthuduc

Phát triển TP. Thủ Đức phải phù hợp với quy hoạch chung của TP.HCM. Ảnh: Minh Quân/LĐO

Hiện nay, thành phố đang phối hợp với Viện nhà ở và công trình công cộng cập nhật thông tin, số liệu liên quan thực trạng phát triển hệ thống đô thị TP.HCM. Nhưng vẫn còn thiếu các thông tin, tài liệu liên quan đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM và TP. Thủ Đức. Dự kiến, việc lập, trình thẩm định và phê duyệt chương trình phát triển đô thị TP.HCM và TP. Thủ Đức được thực qua các 8 bước và đến tháng 1/2022 sẽ trình UBND thành phố phê duyệt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ