Hoàn thiện chính sách tín dụng với bất động sản
Kiểm soát chặt tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là cần thiết nhưng không nên đánh đồng các dự án.
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS Việt Nam".
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nguồn vốn vay từ ngân hàng và kênh huy động trái phiếu của doanh nghiệp (DN) BĐS đang bị thắt chặt. Đặc biệt là các thông tin tiêu cực liên quan đến các DN lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường, nhà đầu tư hoang mang và công tác phát hành trái phiếu của các nhà phát triển BĐS chân chính.

Thị trường bất động sản vẫn cần có sự hỗ trợ có chọn lọc từ nguồn quỹ tín dụng để phát triển. Ảnh minh họa: QUANG HUY
Đừng vì một nhà F0 mà đóng cửa cả làng
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng cần khơi thông nguồn vốn cho dự án nhà ở bình dân, giá rẻ để đáp ứng nhu cầu nhà ở của đông đảo người có thu nhập thấp và trung bình.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng những vụ việc tiêu cực liên quan đến các DN BĐS lớn xảy ra thời gian qua chỉ là cá biệt, không phải là bức tranh chung của toàn thị trường. Theo ông, chỗ nào thị trường có lỗi thì cần phải sửa nhưng bằng biện pháp mềm, tạo điều kiện chứ không bóp nghẹt thị trường.
"Bài học COVID-19 vẫn còn nóng hổi, đừng vì một nhà F0 mà đóng cửa cả làng" - ông Lộc nói và cho rằng để khơi thông dòng vốn chất lượng cho thị trường cần có sự đồng hành của ba chủ thể là Nhà nước, quản trị DN và liên kết của các DN.
Trong đó, vai trò của Nhà nước là tạo hành lang thể chế phù hợp cho thị trường phát triển minh bạch, lành mạnh. Các hiệp hội trở thành định chế quan trọng cùng với quản lý nhà nước, nâng cao trình độ DN; nâng cao tính minh bạch, đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực chuyên môn, xếp hạng tín nhiệm DN, xây dựng nền tảng tư vấn và công khai giao dịch trên nền tảng của hiệp hội.
Đồng tình với các biện pháp kiểm soát tín dụng vào BĐS nhưng PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho rằng cần có mức độ hợp lý để tránh tác dụng ngược.
"Nếu siết mạnh quá, hàng loạt DN rơi vào cảnh đói vốn, ít dự án triển khai, nguồn cung nhà ở sẽ càng khan hiếm, giá nhà sẽ bị đẩy lên cao hơn. Chưa kể các dự án đã và đang bán sẽ bị ứ đọng vốn khi siết vào đối tượng vay để mua nhà" - ông Thịnh nói.
Theo chuyên gia này, cần xem xét mức độ tín dụng BĐS một cách linh hoạt, phù hợp với từng ngân hàng thương mại và từng dự án, không nên quy định một tỉ lệ 8% chung cho tất cả ngân hàng thương mại. Cùng với đó là đẩy mạnh việc cho vay tín dụng với các dự án căn hộ chung cư bình dân, nhà ở giá rẻ; cung cấp vốn vay mua nhà cho người có nhu cầu thực tế, người mua nhà lần đầu; đẩy mạnh cho vay đối với các DN có năng lực, có dự án sắp đưa ra thị trường để đảm bảo nguồn cung.
Ở góc độ phát triển thị trường trái phiếu DN, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), đề nghị việc siết trái phiếu DN nên thực hiện có lộ trình. Ông đề nghị vẫn cần khuyến khích các DN tốt tiếp tục phát hành trái phiếu và coi đây là kênh huy động vốn giá rẻ trung, dài hạn quan trọng, làm giảm áp lực lên hệ thống ngân hàng.
Nhà nước cần hoàn thiện chính sách tín dụng đối với BĐS, phân biệt rõ BĐS phục vụ nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu để ưu tiên nguồn vốn.
Kiểm soát cẩn trọng dòng vốn vào BĐS
Tại hội thảo, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, nhận định thị trường đang rơi vào tình trạng cung - cầu mất cân đối, cung thì giảm mà cầu thì lớn. Nhu cầu nhà ở thực tế là rất lớn, cộng thêm nhiều người đổ xô đầu tư vào BĐS để kiếm lợi nhuận.
Ông dẫn chứng ba câu chuyện khủng hoảng kinh tế trên thế giới bắt nguồn từ BĐS mà lịch sử đã chứng kiến. Đó là năm 1980, Nhật Bản rơi vào sốt giá, cơn sốt trên thị trường đã khiến thị trường chứng khoán Nhật Bản hình thành bong bóng. Năm 1997, tại Thái Lan, thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng đã gây nên khủng hoảng tài chính toàn ASEAN. Năm 2008, khủng hoảng ở Mỹ do áp dụng cơ chế thế chấp gây khủng hoảng toàn cầu, ngân hàng Mỹ đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để cứu thị trường. Ở Việt Nam cũng từng chứng kiến sự tàn phá của lạm phát năm 2009-2010, khiến thị trường đóng băng kéo dài.
Ông Võ cảnh báo cần ứng xử cẩn trọng với các cơn sốt giá đất từng lặp đi lặp lại tại Việt Nam theo chu kỳ 10 năm (năm 1990-1992 giá đất tăng gấp 10 lần, năm 2000-2002 giá đất tăng gấp 10 lần. Năm 2020-2022, giá đất đang tăng mạnh từng ngày…). Đồng thời đề nghị kiểm soát việc huy động vốn vào BĐS một cách cẩn trọng.
Chia sẻ thêm tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho hay việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng BĐS là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường minh bạch, tránh xảy ra bong bóng.
"Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng nóng thời gian qua khi đa số các nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính" - ông Hùng nói.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng kiến nghị Nhà nước cần hoàn thiện chính sách tín dụng đối với BĐS. Trong đó tập trung phân biệt rõ BĐS phục vụ nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu để ưu tiên tập trung nguồn vốn. Bên cạnh đó, phát triển thị trường tài chính theo hướng hài hòa giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, đẩy mạnh phát triển thị trường vốn tạo điều kiện cho DN huy động nguồn vốn dài hạn. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý như sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS. Phát triển nhà ở xã hội, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà ở xã hội…
(Theo Pháp luật TP.HCM)
- Cùng chuyên mục
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
Sắp có loạt shophouse tại dự án Chợ Đô Lương giai đoạn 2
Sau nhiều năm thiếu vắng dòng sản phẩm bất động sản thương mại, Đô Lương (Nghệ An) chuẩn bị tiếp nhận quỹ căn shophouse giới hạn ngay vị trí “vàng” cạnh Quốc lộ 7, thuộc giai đoạn 2 của dự án Chợ Đô Lương.
Bất động sản - 04/06/2025 10:46
Cotana Capital bàn giao 200 căn nhà ở xã hội
Ngày 27/5, CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Cotana Capital đã làm lễ bàn giao 200 căn nhà ở xã hội tại khu đô thị Ecogarden, TP. Huế.
Bất động sản - 27/05/2025 11:41
VIASG động thổ dự án nhà ở xã hội tại Nghệ An
Ngày 21/5, CTCP Tập đoàn VIASG với cương vị là Chủ đầu tư vừa chính thức làm lễ động thổ dự án Nhà ở xã hội thuộc địa bàn TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Bất động sản - 22/05/2025 09:35
Thanh Hoá tìm chủ cho dự án hơn 500 tỷ
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mặt bằng xen cư dọc tuyến đường giao thông từ kênh Phúc Ngư đến thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.
Bất động sản - 19/04/2025 10:10
Tỉnh Nghệ An đề xuất thành lập ban chỉ đạo phát triển nhà ở
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đề xuất Sở Xây dựng thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh, xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở năm 2025, rà soát thủ tục và tiến độ dự án, đề xuất thu hồi dự án chậm triển khai.
Bất động sản - 18/04/2025 11:28
Giữa bức tranh tươi sáng, khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng vẫn 'ngủ im'
Trong bối cảnh nhiều dự án bất động sản ở Đà Nẵng được tháo gỡ và triển khai thi công trở lại, thì dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (Golden Hills City) vẫn "ngủ im" do gặp vướng mắc.
Bất động sản - 03/04/2025 11:25
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
3 động lực giúp thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Tiếp nối đà phục hồi từ năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2025 được dự báo dần thiết lập một chu kỳ tăng trưởng mới nhờ trợ lực từ 3 động lực chính: Kinh tế phục hồi; Môi trường pháp lý được cải thiện; Đầu tư công tăng mạnh...
Bất động sản - 24/03/2025 06:45
Danh tính chủ tòa tháp 29 tầng vừa khởi công ở Hà Nội
Chủ đầu tư tòa tháp văn phòng và căn hộ khách sạn cao 29 tầng ở Hà Nội là CTCP Bất động sản Hoa Anh Đào, công ty con của TIG.
Bất động sản - 28/02/2025 08:31
Thị trường bất động sản Việt Nam dẫn đầu về phát triển công nghiệp và đầu tư
Bên cạnh Ấn Độ và Indonesia Việt Nam vươn lên thành một trong 3 thị trường bất động sản mới nổi dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2025 về tốc độ phát triển công nghiệp và đầu tư.
Bất động sản - 17/02/2025 07:04
Danh tính chủ đầu tư khu công nghiệp gần 1.800 tỷ đồng ở Bắc Giang
CTCP Thép Việt Úc vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án khu công nghiệp Mỹ Thái hơn 1.798 tỷ đồng ở Bắc Giang.
Bất động sản - 16/02/2025 09:46
Hà Nội tìm chủ cho nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa 12.756 tỷ đồng
Hà Nội tìm nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án xây dựng nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề ở quận Tây Hồ có tổng mức đầu tư 12.756 tỷ đồng.
Bất động sản - 13/02/2025 12:59
Nhà phố Hà Nội ế khách thuê dịp cuối năm giá vẫn tăng cao
Nhiều mặt bằng cho thuê kinh doanh trên các tuyến phố lớn ở Hà Nội ế khách đã lâu nhưng các chủ nhà vẫn kỳ vọng mức giá thuê khá cao.
Bất động sản - 15/01/2025 10:57
Đầu tư 'lướt sóng' nhà đất tăng trở lại, làm sao để tránh bẫy FOMO
Theo các chuyên gia BĐS, xu hướng mua nhà đất "lướt sóng" để kiếm lời đang tăng trở lại và tâm lý FOMO khiến không ít người lao vào đầu cơ BĐS kiếm lời nhanh.
Bất động sản - 13/01/2025 13:22
Sau khi đạt đỉnh 8 năm, giá chung cư Hà Nội không còn 'sốt nóng'
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, đà tăng giá chung cư Hà Nội chững lại, ổn định hơn, không còn tình trạng sốt nóng như thời gian qua.
Bất động sản - 09/01/2025 14:48
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago