Hình ảnh hiếm về 2 năm xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng theo 4 phương châm: Dân tộc, hiện đại, trang nghiêm, giản dị. Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều địa phương khắp cả nước.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 29/11/1969, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết về việc xây dựng Lăng Bác và những yêu cầu cơ bản đối với công tác thiết kế và xây dựng công trình này.

Đầu năm 1970, Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng) cùng với Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức nhóm thiết kế phác thảo Lăng Bác trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt. Chỉ trong thời gian ngắn, đã có 77 phương án của các cá nhân và tập thể đề xuất. Trong số này, 5 phương án có thể hiện mô hình được chọn để báo cáo Bộ Chính trị. Sau đó, một phương án được chọn để làm việc với phía Liên Xô, nhờ giúp đỡ trong quá trình thiết kế và xây dựng Lăng.

Theo dự kiến ban đầu, giai đoạn lập bản vẽ thi công và thiết kế tổ chức thi công dự định kéo dài 12 tháng và sẽ khởi công xây dựng Lăng vào mùa khô năm 1972-1973. Tuy nhiên, năm 1972, đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc nên việc xây dựng bị hoãn lại. Đến ngày 2/9/1973, công trình mới chính thức được khởi công đào móng.

Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều địa phương, vùng miền trên cả nước. Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng...

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng theo 4 phương châm: Dân tộc, hiện đại, trang nghiêm, giản dị. Cấu trúc Lăng được chia làm 3 phần: Phần nền xây kiểu bệ tam cấp theo phong cách cổ truyền của kiến trúc Việt Nam; phần thân Lăng cả 4 mặt đều có cột để tạo ra các khoảng trống tựa như các gian của những ngôi nhà 5 gian ở các miền quê Việt Nam; phần mái Lăng hình vát giật tam giác gợi lên nét kiến trúc cổ kính đình chùa. Trong ảnh: Đoàn đại biểu anh hùng, dũng sĩ quân giải phóng miền Nam tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía đông, hai phía nam và bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước Lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 240 ô vuông cỏ.

Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cùng với việc xây dựng Lăng, khu vực quảng trường cũng được thiết kế, cải tạo và xây dựng lại với tổng diện tích 14 ha. Trong ảnh: Công nhân đội thi công cơ giới Bộ Giao thông Vận tải san lấp mặt bằng xây dựng quảng trường trước Lăng.

Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 Richter. Ngoài ra, khi xây dựng Lăng thì vẫn chưa có thủy điện Sông Đà nên vào mùa mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, có nguy cơ vỡ đê, nước tràn vào Hà Nội. Những yếu tố đó đòi hỏi Lăng phải có tầm cao tương xứng. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.

Ngày 29/8/1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức được khánh thành sau gần 2 năm thi công. Thi hài của Bác được di chuyển từ Đá Chông (Sơn Tây) về Hà Nội.

Dự lễ khánh thành có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và đại biểu ưu tú các giới, các đoàn thể, các tầng lớp xã hội, tôn giáo và khách quốc tế. Trong ảnh: Đoàn đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày khánh thành (29/8/1975).

Lăng mở cửa 5 buổi sáng mỗi tuần (trừ thứ hai và thứ sáu). Trung bình, mỗi tuần có hơn 15.000 lượt người đến thăm viếng, rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng của đất nước.

Hàng năm, Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào tháng 10 và tháng 11. Ngày 19/5, 2/9 và mùng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào thứ hai hoặc thứ sáu thì lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn được tổ chức.
(Theo Việt Linh và Ảnh: TTXVN)
- Cùng chuyên mục
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Sự kiện - 04/06/2025 10:43
[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'
"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.
Sự kiện - 04/06/2025 08:56
Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sự kiện - 03/06/2025 17:54
Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.
Sự kiện - 03/06/2025 07:04
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Sự kiện - 02/06/2025 12:00
Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 01/06/2025 08:38
Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia
Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.
Sự kiện - 31/05/2025 10:05
[Cafe Cuối tuần] Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Phép thử lớn cho doanh nghiệp tư nhân Việt
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được xem là một trong những công trình hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển quốc gia. Với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khắt khe, đây không chỉ là một dự án giao thông đơn thuần, mà còn là phép thử về năng lực quản trị, phối hợp đa ngành, đa cấp, khả năng huy động nguồn lực và đặc biệt là niềm tin vào sức bật của kinh tế tư nhân Việt Nam.
Sự kiện - 31/05/2025 08:30
Bộ VHTTDL công bố, trao quyết định bổ nhiệm cán bộ
Chiều 30/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã chủ trì buổi Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Sự kiện - 31/05/2025 08:01
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago